Thông tin tài liệu:
Đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1 môn Văn lớp 10 của trường THPT Thanh Bình 1 dành cho thầy cô và các bạn học sinh lớp 10 có thêm tư liệu tham khảo phục vụ cho việc ra đề và ôn tập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề KTCL HK1 Văn 10 - THPT Thanh Bình 1 (2012-2013) - Kèm đáp ánSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ 1 ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 10 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi:17/12/2012 ĐỀ ĐỀ XUẤT (Đề gồm có 01 trang) Đơn vị ra đề: THPT Thanh Bình 1I.Phần bắt buộc (4.0 điểm)Câu 1: (2.0 điểm) Ca dao là gì? Viết ít nhất một bài ca dao mở đầu bằng Thân em như hoặcChiều chiều mà em biết ?Câu 2 : (2.0 điểm) Chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca daosau: « Mình về có nhớ ta chăng, Ta về, ta nhớ hàm răng mình cười ».II. Phần tự chọn (6.0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (3.a hoặc 3.b)Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (6.0 điểm) Cảm nghĩ về một bài ca dao mà anh em yêu thích nhất.Câu 3.b. Theo chươ ng trình Nâng cao (6.0 điểm) Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xu ống thu ỷ cung, Tr ọng Thu ỷ đã tìmgặp lại Mị Châu. Hãy tưở ng tượ ng đ ể kể lại câu chuy ện đó.- Hết-SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ 1 ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 10 ĐÁP ÁN ĐỀ XUẤT (Đáp án gồm có 03 trang) Đáp án I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (4.0 điểm)Câu 1 Ca dao là gì? Viết ít nhất một bài ca dao mở đầu bằng Thân em(2.0 đ) như hoặc Chiều chiều mà em biết ? - Viết đúng khái niệm ca dao (theo Sách Ngữ văn 10 – tập 1.0 1): Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người. - Viết được ít nhất một bài ca dao mở đầu bằng Thân em như 1.0 hoặc Chiều chiều: Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. Chiều chiều lại nhớ chiều chiều Nhớ người áo trắng khăn điều vắt vai. Câu 2 Chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt(2.0 đ) biểu hiện trong câu ca dao sau : « Mình về có nhớ ta chăng, Ta về, ta nhớ hàm răng mình cười » Chỉ ra được dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao: - Từ ngữ xưng hô: mình – ta 0.5 - Ngôn ngữ đối thoại: có nhớ ta chăng 0.5 - Lời nói hàng ngày: mình về, ta về 0.5 - Đối tượng nhớ (hình ảnh con người): hàm răng 0.5II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (6.0 điểm)Câu 3.a Theo chương trình Chuẩn(6.0 đ) Cảm nghĩ về một bài ca dao mà a nh em yêu thích nhất. a. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn biểu cảm. Kết cấu bài làm chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dung từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: 2 Trên cơ sở hiểu biết về ca dao, thí sinh trình bày cảm nhận của mình về một bài ca dao mà mình yêu thích nhất bằng nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề cần biểu cảm. 1.0 Giới thiệu chung về ca dao, về bài ca dao mình thích nhất +Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người. + Dẫn chính xác nội dung bài ca dao vào mở bài. - Cảm nhận về bài ca dao Bài viết cần triển khai các ý sau: 1.0 + Chủ thể bài ca là ai. + Phân tích các biện pháp nghệ thuật để từ đó làm bật lên 1.5 nội dung bài ca dao. 1.5 + Dẫn chứng, liên hệ làm rõ nội dung bài ca dao. - Đánh giá khái quát chung về ý nghĩa và giá trị của bài ca dao. 1.0 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Nếu thí sinh có những cảm nhận riêng mà thuyết phục thì vẫn chấp nhận.Câu 3.b Theo Chương trình Nâng cao(6.0 đ) Sau khi tự tử ở gi ếng Loa Thành, xu ống thu ỷ cung, Tr ọng Thu ỷ đã tìm gặp lại Mị Châu. Hãy k ể l ại câu chuy ện đó. a. Yêu cầu về kỹ năng: - Biết cách làm bài văn tự sự. Kết cấu bài làm chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗ ...