Danh mục

Đề tài TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG PHÁP CHẾ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TỪ THỰC TIỄN CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG Á

Số trang: 32      Loại file: pdf      Dung lượng: 473.75 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sự hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần. Trước năm 1990, về cơ bản hệ thống ngân hàng Việt Nam tồn tại theo mô hình một cấp, gắn với những đặc trưng của nền kinh tế kế hoạch hóa. Theo mô hình này, Ngân hàng nhà nước Việt Nam là pháp nhân duy nhất hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, vừa với tư cách là cơ quan quản lí nhà nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài "TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG PHÁP CHẾ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TỪ THỰC TIỄN CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG Á" Đề tài TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG PHÁP CHẾTRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN TỪ THỰC TIỄN CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG Á TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG PHÁP CHẾ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN TỪ THỰC TIỄN CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG ÁNGUYỄN TIẾN MẠNH – PHÒNG PHÁP CHẾ NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHƯƠNG I : HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VÀ SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP PHÒNG PHÁP CHẾ.1.1 Sự hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần.Trước năm 1990, về cơ bản hệ thống ngân hàng Việt Nam tồn tại theo mô hình một cấp,gắn với những đặc trưng của nền kinh tế kế hoạch hóa. Theo mô hình này, Ngân hàngnhà nước Việt Nam là pháp nhân duy nhất hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, vừa vớitư cách là cơ quan quản lí nhà nước về ngân hàng, vừa tiến hành các hoạt động của ngânhàng trung ương trên lãnh thổ Việt Nam đồng thời cũng kiêm luôn chức năng của mộtngân hàng thương mại, tức là huy động vốn và cho vay đối với khu vực kinh tế quốcdoanh và khu vực kinh tế tập thể. Mô hình này không có sự tách bạch rõ ràng giữa chứcnăng quản lí nhà nước về ngân hàng của ngân hàng nhà nước với chức năng kinh doanhngân hàng của ngân hàng thương mại. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong giaiđoạn này không hoạt động theo đúng nghĩa của một ngân hàng trung ương, cũng khôngthực sự là một ngân hàng thương mại với chức năng kinh doanh ngân hàng chuyênnghiệp.Kể từ khi nền kinh tế Việt Nam chính thức được chuyển đổi theo hướng thị trường có sựđiều tiết của Nhà nước, việc tìm hiểu, học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm lập pháp của nướcngoài trong nhiều lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng đã dẫn tới hệquả là sự ra đời của hai pháp lệnh về ngân hàng (bao gồm Pháp lệnh ngân hàng nhà nướcvà Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính). Với cơ sở pháp lí đầutiên là hai pháp lệnh về ngân hàng và gần đây nhất là hai đạo luật ngân hàng, hệ thốngngân hàng ở Việt Nam đã có những thay đổi rất cơ bản về tổ chức và hoạt động, so vớigiai đoạn trước đó. Dựa trên nền tảng pháp lí trực tiếp là các văn bản quy phạm pháp luậtnày, hệ thống ngân hàng hai cấp ở Việt Nam đã chính thức được hình thành, bao gồm haibộ phận là ngân hàng trung ương và ngân hàng trung gian, với sự phân tách rạch ròi giữachức năng “ngân hàng trung ương” của ngân hàng Nhà nước Việt Nam với chức năng“kinh doanh ngân hàng” của các ngân hàng trung gian.Các tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay bao gồm: ngân hàng thương mại quốc doanh,ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính… Tháng 12.1997 trước yêu cầu cao của thực tiễn,hai Pháp lệnh ngân hàng đã được Quốc hội nâng lên thành hai luật về ngân hàng (có hiệulực từ ngày 1.10.1998) và sau đó Luật ngân hàng nhà nước và Luật các tổ chức tín dụngđược sửa đổi và bổ sung vào năm 2003, 2004.Tương tự như luật ngân hàng của các nước, những hoạt động chuyên nghiệp này cũngđược ghi nhận khá đầy đủ trong Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam. Những quy địnhnày được xây dựng từ ý tưởng du nhập hoặc vay mượn các quy định tiên tiến của nướcngoài, nhất là các nước phát triển như Đức, Pháp, Hoa Kì, Nhật Bản hoặc các nước cóđiều kiện, hoàn cảnh tương tự Việt Nam như Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia…Tóm lại, trong gần hai thập kỉ xây dựng và hoàn thiện pháp luật ngân hàng Việt Nam,nhiều quy định pháp luật tiên tiến của nước ngoài đã được du nhập vào Việt Nam. Ngoàiviệc tiếp thu có chọn lọc các quy định hợp lí của pháp luật nước ngoài, pháp luật ngânhàng Việt Nam cũng thừa nhận sự tồn tại có tính cách tạm thời của một số quy định đặcthù trong giai đoạn nền kinh tế chuyển đổi, chẳng hạn như việc duy trì vai trò chủ đạo củacác ngân hàng thương mại nhà nước trong một giai đoạn nhất định; quy định chức năngquản lí nhà nước của Ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với hệ thống ngân hàng…Sau gần hai mươi năm xây dựng các thiết chế và khung khổ pháp lí cho một nền kinh tếthị trường từ nền tảng của một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ, pháp luật ngânhàng Việt Nam dù chưa được hoàn thiện nhưng sự thừa nhận các nguyên tắc của thịtrường trong việc thiết kế các quy định về mô hình tổ chức và hoạt động nghiệp vụ củangân hàng trung ương cũng như các định chế tài chính trung gian ở Việt Nam, có thể xemnhư là một bước tiến lớn trong tư duy pháp lí của các nhà soạn luật.1.2 Sự cần thiết thành lập phòng pháp chế trong ngân hàng thương mại cổ phần.Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, việc đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp đúng pháp luật, phòng tránh rủi ro pháp lý trong kinh doanh là vô cùng quantrọng. Vì vậy, vai trò của các cố vấn pháp lý trong doanh nghiệp ngày càng được củng cốvà xem trọng. Cố vấn pháp lý của doanh nghiệp có thể là các luật sư tư vấn, c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: