Danh mục

Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Thực trạng về phân loại và xử lý ban đầu bệnh nhân suy hô hấp cấp tại Khoa cấp cứu Bệnh viện Thanh Nhàn 01/2011-10/2011

Số trang: 33      Loại file: pdf      Dung lượng: 706.99 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung chuyên đề tập trung mô tả phân loại mức độ và xử trí ban đầu bệnh nhân suy hô hấp cấp tại khoa cấp cứu bệnh viện Thanh Nhàn 01/2011-10/2011, mô tả một số yếu tố liên quan đến mức độ suy hô hấp cấp ở bệnh nhân tại khoa cấp cứu bệnh viện Thanh Nhàn 01/2011-10/2011.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Thực trạng về phân loại và xử lý ban đầu bệnh nhân suy hô hấp cấp tại Khoa cấp cứu Bệnh viện Thanh Nhàn 01/2011-10/2011ĐẶT VẤN ĐỀSuy hô hấp là một tình trạng bệnh lý thường gặp, nguyên nhân có thể do tại cơ quanhô hấp hoặc tại các cơ quan khác gây ra. Một số trường hợp suy hô hấp có thể điều trịdễ dàng và hiệu quả nếu được chẩn đoán và điều trị sớm.Suy hô hấp có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Trong suy hô hấp cấp đặc trưng bởi sựrối loạn khí máu và toan kiềm đe dọa tính mạng người bệnh. Suy hô hấp mạn thườngbiểu hiện không rõ ràng, kín đáo và yên lặng.Mặc dù có nhiều bước tiến quan trọng trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị, song suyhô hấp cấp (SHHC) vẫn là nguyên nhân chủ yếu trực tiếp gây tử vong ở các đơn vịchăm sóc tích cực (ICU). Rất khó đưa ra một con số thống nhất về tỷ lệ SHHC, do còntồn tại nhiều quan niệm, định nghĩa và phân loại khác nhau, nhưng thường chiếm 1015% các trường hợp nhập ICU và là biến chứng của 50-75% bệnh nhân nằm ICU trên7 ngày. Tỷ lệ tử vong do suy hô hấp cấp trong khoảng 6-40%[1]. Khoảng cách daođộng này có liên quan đến tính không đồng nhất trong các tập hợp thống kê nghiên cứucủa các tác giả khác nhau.Theo nghiên cứu của tác giả Phan Hữu Duyệt và cộng sự, tại thành phố Hồ ChíMinh có : 1775 ca phải vào cấp cứu do suy hô hấp trong đó độ I: 18,6%, độ II: 65,4%,độ III 16,5%[1]. Một số nghiên cứu của khoa cấp cứu Viện Phụ Sản TW (1984-1990)thì tỷ lệ tử vong do bệnh hô hấp chiếm 40,5% và trong đó số trẻ em tử vong trong tìnhtrạng suy hô hấp là trên 50%.Khoa Cấp Cứu bệnh viện Thanh Nhàn là nơi tiếp nhận và xử trí gần như tất cả cáctrường hợp bệnh nhân suy hô hấp cấp, vì vậy việc nghiên cứu về phân loại ban đầu tìnhtrạng suy hô hấp cấp là rất cần thiết….Cho tới nay chưa có một nghiên cứu nào về vấnđề này. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :“ Thực trạng về phân loại và xử lý ban đầu bệnh nhân suy hô hấp cấp tại khoaCấp Cứu bệnh viện Thanh Nhàn 01/2011-10/2011” với mục tiêu :11- Mô tả phân loại mức độ và xử trí ban đầu bệnh nhân suy hô hấp cấp tại khoa cấpcứu bệnh viện Thanh Nhàn 01/2011-10/2011.2- Mô tả một số yếu tố liên quan đến mức độ suy hô hấp cấp ở bệnh nhân tại khoacấp cứu bệnh viện Thanh Nhàn 01/2011-10/2011.2Thang Long University LibraryCHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN1.1 Sinh lý hô hấp: Chức năng thông khí phổiKhông khí trong phế nang được thường xuyên đổi mới nhờ quá trình thông khí(ventilation). Máu được đưa lên phổi nhờ tuần hoàn phổi được gọi là quá trình tướimáu (perfusion). Quá trình trao đổi khí ở phổi xảy ra liên tục là nhờ không khí phếnang thường xuyên được đổi mới và máu qua phổi cũng thường xuyên được đổimới[2].Không khí di chuyển từ nơi áp suất cao đến nơi áp suất thấp. Các động tác hôhấp tạo ra sự chênh lệch áp suất khí giữa phế nang và không khí bên ngoài làm chokhông khí ra vào phổi, dẫn đến khí phế nang thường xuyên đổi mới[2].1.1.1 Các động tác hô hấp.- Động tác hít vào.+ Hít vào bình thường được thực hiện do các cơ hít vào thông thường co lại làmtăng kích thước của lồng ngực theo cả ba chiều: Chiều thẳng đứng, chiều trước sau vàchiều ngang. Động tác hít vào là động tác chủ động vì đòi hỏi co cơ. Do kính thướclồng ngực tăng theo cả ba chiều nên dung tích lồng ngực tăng lên làm cho áp suất âmtrong khoang màng phổi càng âm hơn, kéo phổi giãn ra theo lồng ngực, áp suất khôngkhí ở phế nang thấp hơn áp suất ở khí quyển và không khí từ ngoài tràn vào phổi[2].+ Khi hít vào gắng sức, đầu và tay trở thành điểm tỳ và cơ co sẽ nâng xương sườnlên thêm nữa; đường kính của lồng ngực tăng, phổi giãn ra nhiều hơn và khí vào phổinhiều hơn. Động tác hít vào tối đa là động tác chủ động[2].- Động tác thở ra.+ Thở ra thông thường: Cuối thì hít vào, các cơ hít vào giãn ra làm các xươngsườn hạ xuống, cơ hoành lồi lên phía lồng ngực, thể tích của lồng ngực giảm đi ápsuất màng phổi bớt âm, phổi co lại, dung tích phổi giảm, áp suất trong phế nang caohơn áp suất khí quyển, không khí từ phổi ra ngoài. Động tác thở ra thông thường làđộng tác thụ động[2].3+ Thở ra gắng sức: Thở ra gắng sức là động tác chủ động vì cần co thêm một sốcơ chủ yếu là cơ thành bụng. Những cơ này co sẽ kéo các xương sườn xuống thấpnữa đồng thời ép vào các tạng ở bụng, đẩy cơ hoành lồi lên thêm về phía lồng ngựclàm dung tích lồng ngực giảm thêm, dung tích phổi cũng giảm thêm, áp suất phếnang tăng cao hơn nữa nên không khí ra ngoài nhiều hơn[2].1.1.2 Các thể tích và dung tích thở.- Các thể tích thở.+ Thể tích khí lưu thông: Ký hiệu là TV (Tadal Volume) là thể tích khí của mộtlần hít vào hoặc thở ra bình thường. Ở người trưởng thành bình thường, thể tích khílưu thông khoảng 0,5 lít, bằng 12% dung tích sống[2].+ Thể tích khí dự trữ hít vào: Ký hiệu là IRV (Inspiratory Reserve Volume) là thểtích khí hít vào thêm được tối đa sau khi hít vào bình thường. Thể tích này ở ngườibình thường khoảng 1,5 - 2 lít, chiếm khoảng 56% dung tích sống[2].+ Thể tích khí ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: