Danh mục

Đề thi & đáp án lý thuyết Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2012 (Mã đề LT16)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 232.52 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề thi lý thuyết Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2012 (Mã đề LT16) sau đây có nội dung đề thi gồm 4 câu hỏi với hình thức thi viết và thời gian làm bài trong vòng 180 phút. Ngoài ra, tài liệu này còn kèm theo đáp án giúp bạn có thể dễ dàng kiểm tra so sánh kết quả được chính xác hơn. Mời các bạn cùng tham khảo và thử sức mình với đề thi nghề này nhé.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi & đáp án lý thuyết Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2012 (Mã đề LT16) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 – 2012) NGHỀ: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: QTDNVVN - LT 16 Hình thức thi: Viết Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề thi) ĐỀ BÀI Câu 1: (2 điểm) Phân tích kỹ thuật phân tích ABC trong phân loại hàng dự trữ. Câu 2: (2,5 điểm) Trình bày đặc điểm, điều kiện áp dụng và biện pháp thực hiện của chiến lược hội nhập dọc thuận chiều? Cho ví dụ về các công ty theo đuổi chiến lược này ? Câu 3: (2,5 điểm) Công ty TNHH_ Minh Phúc (MP Telecom) là 1 trong những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng từ xa (Contact Center, Telemarketing) qua điện thoại. Với 3 chi nhánh lớn tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, MP làm việc theo quy trình quản lý chất lượng ISO 9001:2008 và có cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn quốc tế. MP có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp giao tiếp với khách hàng bằng cách thức nhã nhặn, thân thiện và thông minh.Với MP, khách hàng có thể tiếp cận với dịch vụ và sản phẩm của quý vị một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất. Hiện nay công ty đang cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng qua điện thoại cho các đại gia di động lớn như Viettel, Mobiphone, Vinaphone. Yêu cầu: - Đối với các doanh nghiệp nói chung thì trong những trường hợp nào cầu nhân lực lớn hơn cung nhân lực. Giải pháp mà các công ty di động nên sử dụng để cân đối cung cầu nhân lực trong trường hợp trên là gì ? Nêu ưu và nhược điểm của hình thức này? - Để tuyển mộ được đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng qua điện thoại công ty Minh Phúc nên sử dụng các nguồn tuyển mộ và phương pháp tuyển mộ nào? - Nêu các hình thức đào tạo nhân viên tại các doanh nghiệp nói chung ? Áp dụng cụ thể một hình thức cho các nhân viên chăm sóc khách hàng qua điện thoại . Câu 4 ( 3 điểm ) Các trường tự ra câu hỏi theo modul, môn học tự chọn. ……………, ngày…….tháng……năm …… DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TN TIỂU BAN RA ĐỀ THI (Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ). CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2010 – 2012) NGHỀ: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: ĐA QTDNVVN - LT 16 Câu Nội dung Điểm 1 Phân tích kỹ thuật phân tích ABC trong phân loại hàng dự trữ 2 Kỹ thuật phân tích ABC được đề xuất dựa trên cơ sở 0,5 nguyên tắc Pareto (nhà kinh tế học người Italia). Theo đó toàn bộ hàng dự trữ chia thành 3 nhóm: A, B, C tương ứng với giá trị hàng năm của chúng. Giá trị hàng năm bằng tích số giữa giá bán một đơn vị hàng dự trữ với lượng dự trữ hàng năm. Tiêu chuẩn của từng nhóm hàng dự trữ được xác định như sau: Nhóm A: Bao gồm những loại hàng dự trữ có giá trị 0,5 hàng năm cao nhất, khoảng 70-80% tổng giá trị hàng dự trữ, nhưng về mặt số lượng thì thường chỉ chiếm 15% tổng số hàng dự trữ. Nhóm B: Bao gồm những loại hàng dự trữ có giá trị 0.5 hàng năm ở mức trung bình, từ 15-25% tổng giá trị hàng dự trữ. Nhưng về số lượng nhóm này chiếm 30-35% tổng số hàng dự trữ Nhóm C: Bao gồm lọai hàng dự trứ có giá trị thấp, chỉ 0,5 bằng 5% tổng giá trị hàng dự trữ. Tuy nhiên, lượng hàng dự trữ thuộc nhóm C lại chiếm tỷ trọng lớn nhất, có thể lên tới 55% tổng số hàng dự trữ. 2 Trình bày đặc điểm, điều kiện áp dụng và biện pháp thực 2,5 hiện của chiến lược hội nhập dọc thuận chiều? Cho ví dụ về các công ty theo đuổi chiến lược này ? Chiến lược hội nhập dọc thuận chiều: là chiến lược mà doanh 0,5 nghiệp tự giải quyết khâu tiêu thụ sản phẩm của mình Đặc điểm của chiến lược hội nhập dọc thuận chiều: là tìm 0.5 kiếm tăng trưởng bằng cách mua lại, nắm quyền sở hữu một phần hoặc tăng cường kiểm soát đối với các hoạt động đầu ra như phân phối, tiến gần đến khách hàng cuối cùng trên thị trường. - Điều kiện áp dụng: (1) Nhà phân phối làm việc không thành 0,5 thạo, không hiệu quả, thiếu tích cực và không đáng tin cậy mà công ty lại phải chi quá nhiều cho họ (2) Lợi nhuận biên của nhà phân phối quá cao, nêu công ty hội nhập dọc thuận chiều sẽ tăng lợi nhuận cho công ty. Biện pháp thực hiện : (1) Tự đầu tư xây dựng các cơ sở sản 0,5 xuất để mở rộng quy mô công ty và tiến hành các hoạt động hội nhập dọc thuận chiều (2) Công ty có thể mua lại hoặc sát nhập một công ty hay một cơ sở sản xuất nào đó, tuy nhiên hoạt động phải liên quan đến hoạt động cung ứng hiện tại của công ty Ví dụ: Công ty Café Trung Nguyên, bên cạnh việc xuất khẩu 0,5 cafe ra nước ngoài và phân phối cho các siêu thị, đại lý bán buôn; công ty còn mở các quầy cafe phục vụ cho khách hàng vào những dịp lễ lớn như: Festival hoa Đà Lạt, Tết cổ truyền Việt Nam đã có thời gian tập trung đầu tư để tăng quyền kiểm soát đối với các quán café tại Việt Nam hay các đại lý phân phối cung cấp sản phẩm của Trung Nguyên ( chuỗi cửa hiệu G7-Mart) 3 2,5 Cầu nhân lực lớn hơn cung nhân lực trong các trường hợp sau: 1 + Khi công ty làm ăn có hiệu quả, nên công ty mở rộng quy mô + Khi xuất hiện thêm ngành mới, sản phẩm hoặc dịch vụ mới trong doanh nghiệp + Nhu cầu về sản phẩm củ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: