Kiểm tra và đánh giá là một trong những phạm trù cơ bản của quá trình dạy học đại học. Do đó, nó không thể thiếu và cần phải đổi mới để phù hợp theo mỗi phương thức đào tạo. Vì thế, thực hiện đào tạo theo chương trình 150 tín chỉ và theo phương pháp tiếp cận CDIO cũng đòi hỏi có những phương pháp kiểm tra và đánh giá đặc thù.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá theo tiếp cận CDIO ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 8, pp. 54-61 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO TIẾP CẬN CDIO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Võ Thị Ngọc Lan Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt. Kiểm tra và đánh giá là một trong những phạm trù cơ bản của quá trình dạy học đại học. Do đó, nó không thể thiếu và cần phải đổi mới để phù hợp theo mỗi phương thức đào tạo. Vì thế, thực hiện đào tạo theo chương trình 150 tín chỉ và theo phương pháp tiếp cận CDIO cũng đòi hỏi có những phương pháp kiểm tra và đánh giá đặc thù. Dù bài kiểm tra được tiến hành theo phương pháp nào, cũng phải thỏa mãn 3 tiêu chí: có giá trị, độ tin cậy và khả năng sử dụng. Đồng thời, kiểm tra và đánh giá phải tuân theo quy chế 43 và theo phương pháp tiếp cận CDIO. Từ khóa: Kiểm tra, đánh giá; Tiếp cận CDIO.1. Mở đầu Quá trình dạy học nói chung và quá trình dạy học đại học nói riêng “là một hệ thống toànvẹn, cân bằng động gồm ba thành tố cơ bản: khái niệm khoa học (tri thức), dạy và học. Nhữngthành tố này tương tác với nhau để thực hiện các nhiệm vụ dạy – học nhằm đạt được chất lượngvà hiệu quả dạy học” [4, 76]. Và bản chất của quá trình dạy học đại học “là quá trình nhận thứcđộc đáo có tính chất nghiên cứu của sinh viên được tiến hành dưới vai trò tổ chức, điều khiển củagiáo viên nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học ở đại học” [3, 37]. Đồng thời quá trình dạyhọc diễn ra theo một trình tự nhất định, tôn trọng các quy luật tâm lí nhận thức của người học, mặtkhác xuất phát từ trình độ tri thức và trình độ phát triển của người học. Trình tự này được gọi làcác khâu của quá trình dạy học. Quá trình dạy học nói chung thường diễn ra theo các khâu cơ bảnlà [6, 98-100]: - Đề xuất, gây ý thức về nhiệm vụ nhận thức; - Cảm giác, tri giác để hình thành biểu tượng, tư duy trừu tượng để hình thành khái niệm; - Củng cố tri thức, kĩ năng, kĩ xảo; - Vận dụng tri thức đã học vào thực tế, vận dụng những kĩ năng, kĩ xảo đã được rèn luyệnđể giải quyết những nhiệm vụ thực tập sản xuất; - Kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, tự đánh giá việc nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảonghề nghiệp của học sinh.Ngày nhận bài: 19/2/2014. Ngày nhận đăng: 20/08/2014.Liên hệ: Võ Thị Ngọc Lan, e-mail: vothingoclan@yahoo.com54 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá theo tiếp cận CDIO... Như vậy, kiểm tra và đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học, xong nếu thiếu nóthì quá trình dạy học không hoàn tất. Đây là theo quan điểm truyền thống, kiểm tra - đánh giá làmột quá trình không thể tách rời quá trình dạy học và được thực hiện sau khi kết thúc quá trìnhdạy học. Theo quan điểm hiện đại cho rằng kiểm tra - đánh giá là một phần không thể tách rời quátrình dạy học và được thực hiện liên tục, đan xen trong quá trình dạy học. Kiểm tra - đánh giá cũnglà một hình thức tổ chức dạy học và các phương pháp kiểm tra - đánh giá cũng là phương phápdạy học. Có thể nói, kiểm tra - đánh giá đã thay đổi trọng tâm từ kết quả học tập sang quá trìnhdạy – học. Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện tự học đảm bảo chất lượng và hiệu quả, tác giả Lưu XuânMới đã đề xuất quy trình thiết kế quá trình dạy học đại học gồm 7 công đoạn. Bắt đầu của việcthiết kế quá trình dạy học đại học là: Xác định mục tiêu dạy học (đầu ra), ở công đoạn này, đòi hỏiphải xác định được những kiến thức, kĩ năng và thái độ mà sinh viên phải đạt được sau một quátrình học tập. Tiếp đến là xác định trình độ ban đầu của sinh viên (đầu vào) về các mặt như sinhlí, tâm lí và giáo dục. . . Công đoạn cuối cùng là xác định cách kiểm tra và đánh giá. Vì vậy, kiểmtra và đánh giá là một trong 7 công đoạn không thể thiếu trong quy trình thiết kế quá trình dạy họcđại học. Các công đoạn này có mối quan hệ và chi phối lẫn nhau [4;86]. Do đó, để nâng cao chất lượng đào tạo đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ đổi mới mục tiêu,nội dung, điều kiện, quy trình, phương pháp và kiểm tra – đánh giá. Nhằm hòa nhập với khu vựcvà quốc tế trong lãnh vực đào tạo, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh từ khóatuyển sinh 2012 đã áp dụng chương trình đào tạo 150TC theo phương pháp tiếp cận CDIO. Điềunày, chứng tỏ Trường đã có sự đổi mới về chương trình và phương pháp đào tạo nhằm nâng caochất lượng đào tạo. Bởi vậy, công việc tiếp theo là đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức trongkiểm tra và đánh giá đáp ứng việc nâng cao chất lượng kiểm tra và đánh giá chương trình 150TCtheo phương pháp tiếp cận CDIO.2. Nội dun ...