Danh mục

Đề xuất một số giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng thích ứng với biến đổi khí hậu

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 361.54 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Đề xuất một số giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng thích ứng với biến đổi khí hậu" nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng thích ứng với biến đổi khí hậu là cần thiết. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề xuất một số giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng thích ứng với biến đổi khí hậu ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nguyễn Thị Hằng Phân hiệu Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa Tóm tắt Trong thời gian qua, tài nguyên đất nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng đã có sự biếnđộng mạnh về diện tích và chất lượng do tác động của con người và tự nhiên. Tính đến năm 2021toàn vùng có 1.432,43 nghìn ha đất nông nghiệp, chiếm 67,32 % diện tích tự nhiên của vùng và5,12 % diện tích đất nông nghiệp của cả nước. Diện tích đất nông nghiệp trên đầu người liên tụcgiảm do chuyển đổi sang phát triển công nghiệp, đô thị,... và chất lượng đất bị tác động mạnh bởicác quá trình thoái hóa như rửa trôi, bạc màu, xâm nhập mặn,... Tác động của biến đổi khí hậuđến tài nguyên đất nông nghiệp trong vùng ngày càng phức tạp nên đã có ảnh hưởng lớn đến năngsuất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp trong vùng. Vì vậy, để sử dụng có hiệu quả, bền vữngtài nguyên đất nông nghiệp của vùng thì việc nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụngbền vững tài nguyên đất nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng thích ứng với biến đổi khí hậulà cần thiết. Từ khóa: Đất nông nghiệp; Đồng bằng Sông Hồng; Sử dụng bền vững; Biến đổi khí hậu. Abstract Propose some solutions for sustainable use of agricultural land resources in the Red River delta to adapting climate change In the past, agricultural land resources in the Red River delta have experienced huge changesabout area and quality due to human and natural impacts. Until 2021, the whole region has1.432,43 thousand hectares of agricultural land, accounting for 67,32 % of the region’s naturalarea and 5,12 % of the country’s agricultural land area. The area of agricultural land per capitais continuously decreasing due to the transition to industrial and urban development,... and thequality of land is strongly affected by the degradation processes such as leaching, degradation,saline intrusion,... The impact of climate change on agricultural land resources in the region isincreasingly complex, so it has a great influence on the productivity and quality of agriculturalproducts in the region. Therefore, in order to use effectively and sustainably agricultural landresources of the region, the study proposed various solutions to sustainably use agricultural landresources in the Red River delta to adapt to climate change that is necessary. Keywords: Agricultural land; Red River delta; Sustainable use; Climate change. 1. Đặt vấn đề Trong sản xuất nông nghiệp, vấn đề sử dụng đất hợp lý phải được đặt lên hàng đầu. Mỗi loạihình sử dụng đất trong nông nghiệp đều có những yêu cầu nhất định mà đất đai cần phải đáp ứng.Việc so sánh, lựa chọn các loại hình sử dụng đất khác nhau phù hợp với điều kiện của đất đai làvấn đề quan tâm của người sử dụng đất, các nhà quy hoạch, để từ đó có thể giải đáp những câuhỏi quan trọng trong thực tiễn sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vữngtrong nông nghiệp. Xã hội càng phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lươngthực thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con người đã tìm mọi cách để402 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023khai thác đất đai nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng đó. Trong những năm qua, đấtnông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng có sự biến động mạnh về diện tích và chất lượng. Bìnhquân đất nông nghiệp trên đầu người liên tục giảm (giảm từ 755 m2/người năm 2010 xuống còn612 m2/người năm 2021). Tài nguyên đất nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng vốn được coilà màu mỡ nhưng đang bị tác động mạnh bởi các quá trình thoái hóa như rửa trôi, bạc màu, xâmnhập mặn,... và thường xuyên chịu ngập úng vào mùa mưa bão, tình trạng hạn hán trong mùa khôdiễn ra với quy mô ngày càng tăng. Tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến việc sử dụng đấtnông nghiệp ngày càng lớn. Do vậy, việc đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp là hết sứccần thiết, từ đó đưa ra các giải pháp để sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp thích ứng vớiBĐKH đang trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là quỹ đất nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng. Trong đó, nghiêncứu thực hiện với 3 đơn vị hành chính cấp tỉnh chủ đạo cho vùng đồng bằng Sông Hồng là thànhphố Hà Nội, tỉnh Thái Bình và tỉnh Hải Dương làm địa bàn nghiên cứu từ đó rút ra ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: