Danh mục

Đề xuất tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 108.75 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày cơ sở khoa học của việc xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm cũng như thực hiện xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề xuất tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 89-99 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0032 ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM Vũ Thị Hồng Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Tóm tắt. Năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm là một trong những năng lực quan trọng có tác động trực tiếp lên chất lượng giáo viên sau này. Chính vì vậy, việc xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm là rất cần thiết để đảm bảo chất lượng đầu ra nói riêng cũng như chất lượng đào tạo ngành sư phạm nói chung. Bài viết trình bày cơ sở khoa học của việc xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm cũng như thực hiện xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm. Từ khóa: Năng lực, phát triển nghề nghiệp, sinh viên sư phạm, tiêu chí, đánh giá. 1. Mở đầu Thách thức lớn nhất trong việc cải tiến chất lượng của hệ thống giáo dục là phải đảm bảo tất cả giáo viên đều được chuẩn bị tốt (Sylvia Chong, 2014) [11]. Các nghiên cứu có liên quan đều chỉ ra rằng giáo viên là nhân tố then chốt dẫn tới sự thành công của học sinh (Bransford, 2005; Harford, 2010; Sacilotto-Vasylenko, 2013) [8]. Haycock và Huang (2001) nhận định những người giáo viên giỏi nhất và hiệu quả nhất trong một nhà trường có tác động nhiều gấp 6 lần so với 1/3 số giáo viên còn lại [6]. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng năng lực phát triển nghề nghiệp chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ thành công của giáo viên trong tương lai (Kontovourki và Campis, 2010; Rose 2011; Kathry Saynes, 2013) [7]. Do vậy, việc nghiên cứu năng lực phát triển nghề nghiệp cùng với các tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp giáo viên là một phần không thể thiếu để đánh giá khả năng phát triển kiến thức, kĩ năng, giá trị, thái độ nghề nghiệp và các đặc điểm cá nhân khác cũng như khả năng thích ứng nghề nghiệp của giáo sinh [10] và đảm bảo chất lượng trong đào tạo giáo viên. Điều này được minh chứng bằng việc trong hầu hết hệ thống chuẩn đầu ra của sinh viên sư phạm tốt nghiệp ở các nước trên thế giới năng lực phát triển nghề nghiệp được coi là một trong những tiêu chuẩn quan trọng và xuyên suốt các Bang ở Mỹ [9], là tiêu chuẩn thứ 4 trong 5 tiêu chuẩn mà giáo sinh phải đạt được ở Đức [3], thuộc lĩnh vực Cam kết/ràng buộc chuyên môn ở Úc [4]. Ở Việt Nam, năng lực phát triển nghề nghiệp được coi là một trong 5 năng lực thuộc năng lực nghiệp vụ sư phạm (Kim Dung, 2013) và thuộc nhóm thứ Ngày nhận bài: 5/2/2018. Ngày sửa bài: 12/3/2018. Ngày nhận đăng: 19/3/2018. Liên hệ: Vũ Thị Hồng, e-mail: hongvu@hnue.edu.vn 89 Vũ Thị Hồng 5 trong số 5 nhóm năng lực dành cho sinh viên sư phạm nằm trong Cấu trúc chương trình thuộc chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm dành cho sinh viên của trường Đại học Sư phạm [4] và là tiêu chuẩn thứ 6 trong Chuẩn nghề nghiệp Giáo viên trung học ở Việt Nam [2]. Điều này cho thấy, năng lực phát triển nghề nghiệp có vai trò quan trọng trong đào tạo giáo viên. Tuy nhiên hiện nay ở nước ta mới chỉ ban hành chính thức Chuẩn nghề nghiệp dành cho giáo viên mà chưa có Chuẩn nghề nghiệp dành cho sinh viên tốt nghiệp sư phạm. Do vậy, việc nghiên cứu đề xuất xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp dành cho sinh viên sư phạm là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Cơ sở khoa học của việc xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm 2.1.1. Khái niệm năng lực phát triển nghề nghiệp Năng lực là một thuật ngữ đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu, với mỗi cách tiếp cận khác nhau lại có những quan niệm và định nghĩa khác nhau về năng lực. Trong từ điển tiếng Anh có 3 từ chỉ năng lực: (1) Ability: là năng lực theo nghĩa có khả năng cho phép cá nhân thực hiện hoạt động về thể chất và tinh thần; (2) Capacity: là năng lực theo nghĩa có khả năng tạo ra cái gì, làm được, hiểu được, học được trong điều kiện khó khăn; (3) Competence: là năng lực theo nghĩa có khả năng thực hiện công việc thực sự hay còn được gọi là năng lực thực hiện. Mỗi một tác giả khác nhau ở mỗi một quốc gia khác nhau và tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu khác nhau mà quan niệm về năng lực cũng khác nhau. Chương trình Giáo dục Phổ thông tổng thể (tháng 7/2017) giải thích “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,. . . thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong điều kiện cụ thể” [1]. Nguyễn Thị Kim Dung và nhóm tác giả (2013) quan niệm: “Năng lực là tổ hợp các kiến thức, kĩ năng, thái độ và kinh nghiệm cá nhân cho phé ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: