Danh mục

Đi vào 'màn sương nghịch lý

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 224.54 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 18,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thấy những cái mắt thường không thể thấy Kính hiển vi bắt đầu tại chỗ kính viễn vọng kết thúc. Thứ nào cho ta cái nhìn to lớn hơn? Victor Hugo, Les Misérables (1862) Không có gì hiển nhiên bằng việc trái đất đứng yên không chuyển động và chúng ta là trung tâm của vũ trụ. Khoa học phương Tây bắt đầu bằng việc phủ nhận tiền đề của nhận thức thông thường này. Việc phủ nhận này phát sinh và là khuôn mẫu đầu tiên của các nghịch lý cao nhất của khoa học và mời gọi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đi vào “màn sương nghịch lý" Những phát hiện về vạn vật và con người Đi vào “màn sương nghịch lý” Thấy những cái mắt thường không thể thấy Kính hiển vi bắt đầu tại chỗ kính viễn vọng kết thúc. Thứ nào cho ta cái nhìn to lớn hơn? Victor Hugo, Les Misérables (1862) Không có gì hiển nhiên bằng việc trái đất đứng yên không chuyểnđộng và chúng ta là trung tâm của vũ trụ. Khoa học phương Tây bắt đầubằng việc phủ nhận tiền đề của nhận thức thông thường này. Việc phủ nhậnnày phát sinh và là khuôn mẫu đầu tiên của các nghịch lý cao nhất của khoahọc và mời gọi chúng ta đi vào một thế giới không thể nhìn thấy. Việc khámphá ra nghịch lý đơn sơ này - rằng trái đất không phải bất động và cũngkhông phải trung tâm của vũ trụ - sẽ đến đưa con người khám phá ra sự thậtphũ phàng của các giác quan. Nhận thức thông thường vốn là nền tảng củađời sống hàng ngày, nay không còn phục vụ được cho việc thống trị thế giới.Khi nhận thức “khoa học” là sản phẩm tinh vi của những dụng cụ phức tạpvà nh ững phép tính chi li cung cấp cho ta những chân lý không thể chối cãi,thì sự vật không còn giống như chúng ta đã thấ y nữa. Người Hi Lạp đã triển khai khái niệm trái đất hình cầu với con ngườisống trên đó, trong khi trời ở bên trên là một cái vòm hình cầu quay tròn giữcác ngôi sao và làm chúng chuyển động. Như chúng ta đã thấy, tính chấthình cầu của trái đất đã được kinh nghiệm của nhậ n thức thông thườngchứng minh vì các tàu thuyền biến mất dưới đường chân trời. Ở bên ngoàivòm trời chẳng có gì hết, chẳng có không gian, cũng chẳng có khoảng trống.Bên trong vòm trời, mặt trời quay quanh trái đất theo chu kỳ ngày và nămcủa nó. Plato đã mô tả việc tạo dựng vũ trụ hai hình cầu này với vẻ mãnnguyện đầ y tính thần thoạ i của ông. “Từ đó Ngài đã làm ra thế giới với hìnhmột quả cầu, tròn quay, với mọi điểm cuố i cùng ở mọi hướng cách đều tâm,một hình hoàn hảo nhất của giống chính bản thân nó hơn hết mọi hình, vìngài cho rằng cái giống nhau thì vô vàn lần đẹp hơn cái không giống nhau”. Trong tác phẩm Luận về Bầu Trời, Aristote đã khai triển nhận thứcthông thường này thành mộ t giáo điều hấp dẫn. “Ê-te”, trong suốt và khôngtrọng lượng, là chất thể tinh truyền của trời và của các hình cầu đồng tâmtrên trời, chứa các ngôi sao và các hành tinh. Tuy một số đệ tử của ôngkhông nhất trí, nhưng Aristote vẫn nói rằng những quả cầu ê-te này có consố chính xác là 55. Khoảng cách khác nhau giữa mỗi hành tinh với trái đấtđược giải thích bởi chuyển động của mỗ i hành tinh từ mép trong cùng ramép ngoài cùng của hình cầu đặc thù của mỗi hành tinh. Suốt nhiều thế kỷ,sự suy tư của những nhà thiên văn, chiêm tinh và vũ trụ học phương Tây chỉlà những sự b iến báo từ hình ảnh này mà thôi. Để hiểu những khởi điểm nghịch lý này của khoa học hiện đại, chúngta phải nhớ rằng cái khung đối xứng xinh đẹp này, tuy bị chế giễu trong cáclớp h ọc thờ i hiện đại, nhưng thực sự đã giúp ích rất nhiều cả cho các nhàthiên văn lẫn người thường. Khung đối x ứng này mô tả trời đúng như mắt cóthể trông thấy và hợp với những sự quan sát và tính toán của mắt thường.Tính đơn sơ, đối xứng và nhận thức thông thường có vẻ như khẳng định vôsố những tiền đề của triết học, thầ n học và tôn giáo. Và thực ra nó cũng giảithích được một số d ữ kiện khoa học. Bởi vì nó phù hợp vớ i những s ự kiện đãbiết, là một dụng cụ tiên đoán khá thỏa đáng và hòa hợp với quan niệm đượcchấp nhận về những phần còn lạ i của thiên nhiên. Hơn n ữa, tuy cái quanniệm trái đất trung tâm của Ptolêmê làm cho ngườ i thường ngộ nhận về hìnhảnh rõ ràng của vũ trụ, nhưng nó đã giúp nhà thiên văn đi tới những cái chưabiết đến. Ngay cả đối với những ngườ i hàng hả i mạo hiể m, nó cũng có íchrất lớn, như trường hợp của Colômbô đã chứng minh. Sẽ khó có thể tiếnsang bước tiến mới của thờ i cận đại với hệ thống mặt trời là trung tâm củaCopernic nếu đã không có sẵn hệ thống trái đất là trung tâm để xét lại.Copernic không thay đổ i hình thù của hệ thống, ông chỉ thay đ ổi vị trí củacác vật thể trong hệ thống. Đương nhiên hệ thống trái đất trung tâm của truyền thống Aristote vàPlato cũng như nhiều người khác qua nhiều thế kỷ cũng có nhược điểm củanó. Ví dụ, hệ thống này không cắt ngh ĩa được những chuyển động khôngđều được quan sát thấy nơi các hành tinh. Nhưng người thường khó nhận ratính chất không đều của chuyển động đó và dù sao nó cũng đ ược cắt nghĩathỏa đáng nhờ giả thiết về chuyển đ ộng của mỗi hành tinh bên trong bầu khíê-te đặc biệt của chính nó. Nếu quan niệ m trung tâm không đúng, hẳn nhiềunhà thông thái đã không phải nhọc công để có những sửa sai nho nhỏ. Thế thì tại sao Nicolaus Copernic (1473-1543) đã phải nhọc công nhưthế để thay đổ i một hệ thố ng đã từng được ủng hộ bởi kinh nghiệm hàngngày, bở i truyền thống và cả uy quyền nữa? Chúng ta càng hiể u biết nhiềuvề Thời đại Copern ...

Tài liệu được xem nhiều: