Nước Ý nằm trên bán đảo Apennin, giáp với Phá, Thụy Sĩ, Áo, Slovenina và Croatia. Lãnh thổ được bao bọc bởi các biển Liguri, tyrrhen, Địa Trung Hải, Ionia và adriatic. Thuộc về Ý còn có vài đảo ở Địa Trung Hải và biển Tyrrhen, lớn nhất trong số đó là Sicilia và Sardinnia.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN NƯỚC Ý
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
NƯỚC Ý
Nước Ý nằm trên bán đảo Apennin, giáp với Phá, Thụy Sĩ, Áo, Slovenina và Croatia.
Lãnh thổ được bao bọc bởi các biển Liguri, tyrrhen, Địa Trung Hải, Ionia và adriatic.
Thuộc về Ý còn có vài đảo ở Địa Trung Hải và biển Tyrrhen, lớn nhất trong số đó là
Sicilia và Sardinnia.
Núi chiếm phần lớn đất nước, dãy Alpes ở tận cùng phía bắc, Apennin chạy ngang
qua toàn bộ bán đảo cùng tên và ở phía nam là khối núi lửa. Bình nguyên phì nhiêu
bazan Lombardi nằm ở phía nam dãy Alpes, chạy dọc theo đó là dòng sông Po lớn
nhất nước. Đa phần là các thành phố lớn đều được phân bố ở đây. Ý, đặc biệt là
miền nam của đất nước, là vùng hoạt động địa chấn. Một vài núi lửa đang hoạt
động ( Etna, vesuvius)
Phần lớn lãnh thổ đất nước có khí hậu á nhiệt đới Địa Trung Hải, mùa hè khô và
nóng, mùa đông mưu dịu. Mặc dù diện tích đất canh tác không lớn, nhưng điều
kiện khí hậu thuận lợi, định sẵn sự phát triển mạnh của sản xuất nông nghiệp
( cam , nho, ôliu, dầu ôliu) – trước Thế chiến thứ hai đây là cơ sở kinh tế của đất
nước. Sau chiến tranh, tiềm năng công nghiệp ở phía bắc phát triển vùn vụt, tạo
điều kiện cho đấr nước gia nhập vào 10 nước đứng đầu kinh tế của thế giới. Sự
phát triển du lịch quốc tế cũng có ảnh hưởng không nhỏ. Mỗi năm hàng trăm triệu
du khách đến thăm đất nước Ý – đó chính là lịch sử.
Theo truyền thuyết, Enei – người anh hùng xứ Troa đã vượt biển đến đất Ý và
đánh bại quân đội của người Italia, thiết lập thành phố Lavinia. Dòng dõi của ông là
Rem và Romul đã xây dựng Rim. Người Hy Lạp và Etrusc ( dân tộc sống ở các vùng
bắc Ý ngày nay) có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển nền văn minh La Mã cổ
đại. Vài hoàng đế La Mã đã từng là người Etrusc ( nổi tiếng trong số đó là Seriv Tuli)
trong thời của ông, một bức tường thành đã được xây quanh 7 ngọn đồi La Mã).
Năm 510 TCN ở La Mã đã diễn ra cuộc đảo chính, kết quả là triều đình bị lật đổ,
thay vào đó là nước cộng hòa quý tộc, vực thẳm giữa giới quý tộc và bình dân thực
tế càng sâu hơn. Đến cuối thế kỷ thứ 5 TCN, La Mã đã chiếm những lãnh thổ rộng
lớn miền bắc nước Ý, khống chế toàn bộ các thành phố của Ý.
Giai đoạn tiếp theo của lịch sử La Mã là vượt ra ngoài phạm vi bán đảo Apennin và
phát triển nhanh chóng các lãnh địa. Trong quá trình của cuộc chiến tranh Punis
( thế kỷ thứ 2 TCN) La Mã chiếm Sicilia, nam Tây Ban Nha và các vùng đất ở Bắc
Phi. Vào đầu thế kỷ thứ 2 TCN, La Mã chiếm Macedonia và Hy Lạp, xâm nhập Tiểu
Á. Mặc dù chịu chi phí chiến tranh khổng lồ, nhưng quốc gia giàu lên một cách
huyền thoại, trong nước xuất hiện rất nhiều nô lệ. Bắt đầu thịnh vượng, đủ loại
nghệ thuật mang đậm nét truyền thống Hy Lạp. Lúc đó nhân dân các nước bị chinh
phục không phải lúc nào cũng hòa nhã với chính quyền La Mã, ngay cả nô lệ ở tại Ý
vẫn thường nổi dậy. Cuộc nổi dậy lớn nhất của nô lệ là khởi nghĩa của Spartacus
( năm 73 – 71 TCN).
Giữa thế kỷ thứ 1 TCN, Gaius Julius cae – star chiếm Gaule, sau đó đánh bại kẻ cạnh
tranh của mình là Pompei và trở thành hoàng đế La Mã, nhưng ông bị những kẻ
mưu phản giết vào năm 44 TCN. Kế vị ông là người cháu Octavian ( về sau có tước
danh là Augustus), tức là « được các thánh làm cho vẻ vang ». Như vậy quá trình
tập trung quyền lực vào tay một người đã kết thúc một cách logic. Trong thời đại
của Augustus, đế quốc La Mã thịnh vượng, nghệ thuật phát triển mạnh. Sau khi ông
mất ( năm 14 TCN) La Mã và các tỉnh tiếp tục phát triển. Thủ đô ngập trong xa xỉ,
khắp nơi kể cả ở các tỉnh, xây dựng những cầu, đường tuyệt đẹp, công dân La Mã
được công nhận là những hoàn toàn tự do của đế quốc.
Tuy nhiên, vào lúc đó đã xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của căn bệnh nguy
hiểm đế quốc, cuối cùng dẫn đến sự diệt vong. Thay Augustus là Tiberius, một thủ
lĩnh không được lòng mọi người lắm. Về sau càng tệ hơn. Lên nắm chính quyền là
Caligula dở khùng ( biệt danh triều đình và quần thần đặt theo tính cách của từng
vị vua), làm cho tất cả mọi người tức giận chống lại ông. Sau đó Clausius nhu
nhược cầm quyền, nhưng trong thời của ông đã chinh phục được miền nam nước
Anh. Sau đó Nero trở thành hoàng đế, kẻ đã giết mẹ của mình, đốt cháy thành La
Mã và đổ tội cho những tín đồ Cơ đốc. Nero bị lật đổ, thay vào đó Viện nguyên lão
đưa Vespasian lên ngôi hoàng đế, trong thời gian đó tình hình trong nước ổn định.
Con của Vespasian là Domisian đã hoàn thành việc chinh phục Anh quốc, nhưng bị
giết do sự tàn ác quá bệnh hoạn. Sau ông, tất cả như đi vào nề nếp. Vào thời của
hoàng đế Trajan ( năm 98 – 117) đế quốc đạt đến cực đại tầm cỡ của mình. Adrian
cải tổ bộ máy quốc gia và củng cố các biên giới của đế quốc. Quan hệ kinh tế giữa
các vùng đế quốc trở nên vững chắc hơn, các trung tâm văn hóa kinh tế của các
tỉnh phát triển vùn vụn.
Đồng thời tại Ý, các thành phố nhỏ trở nên khánh kiệt, đất đai bị bỏ hoang, mâu
thuẫn giữa dân nô lệ và tự do lớn lên, ở các vùng xa của đế quốc thường nổ ra các
cuộc khởi nghĩa càng ngày càng khó đà ...