Dịch tả
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dịch tả Dịch tảDịch tả là một bệnh nguy hiểm, mức độ lan nhanh và có thể gây tử vong. Nguy cơtử vong ở trẻ nhỏ lớn hơn ở người lớn. Ở nước ta, bệnh thường xảy ra vào mùanóng khô. Đây là bệnh cần báo dịch khi phát hiện. Trong những năm gần đây, ởmiền Bắc Việt Nam, nhất là ở Hải Phòng đã xảy ra các vụ dịch tả rải rác (2008 -2009). Trong năm 2010, tại thành phố Hồ Chí Minh phát hiện một số trường hợpdịch tả, trong đó có một gia đình toàn bộ bị dịch tả, bé trai 5 tuổi trong gia đìnhnày đã tử vong. Mùa nóng sắp đến, nguy cơ bùng phát dịch tả lại xuất hiện. Vìvậy, cần hết sức cẩn thận đề phòng, nhất là ở trẻ em.Tóm tắt Dịch tả là bệnh tiêu chảy cấp do vi khuẩn Vibrio Cholera gây ra. Bệnh có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Trên thế giới mỗi năm ước tính có 3 đến 5 triệu trường hợp mắc bệnh tả với 100.000 – 120.000 trường hợp tử vong. 80% trường hợp tả được điều trị thành công chỉ bằng bù nước thích hợp. Phòng ngừa tả tốt nhất bằng cách ăn chín, uống sạch và giữ vệ sinh. Khẩu hiệu: “ Nấu chín, uống chín, lột bỏ vỏ hoặc không ăn”. I/ Định nghĩa – Đường lây truyền:Bệnh tả là bệnh tiêu chảy cấp do nhiễm vi khuẩn Vibrio cholerae. Đây là một phẩykhuẩn Gram âm thuộc họ Enterobacteriacea, di chuyển nhanh chóng nhờ lông ởmột cực. Thời gian ủ bệnh ngắn từ 2 giờ đến 5 ngày tùy số lượng vi khuẩn xâmnhập cơ thể.Vi khuẩn tả được thải ra theo phân và lây nhiễm vào nguồn nước và môi trườngchung quanh, từ đó tiếp tục lây nhiễm cho cộng đồng. Vì vậy, bệnh tả hay gâythành dịch ở những nơi dân cư đông đúc, thiếu cung cấp nước và vệ sinh môitrường kém như các trại tập trung, trại di tản... Tuy nhiên, gần đây ghi nhận thấycác trường hợp tả ở đô thị trên các đối tượng chưa từng tiếp xúc với vi khuẩn tả,không có miễn dịch với vi khuẩn tả nên dễ nhiễm bệnh.II/ Dịch tễ:Trong thế kỷ 19, một trận dịch tả lớn đã lan rộng trên thế giới bắt nguồn từ thunglũng Ganges ở Ấn Độ. Sáu trận dịch tiếp theo bắt nguồn từ trận dịch n ày đã giếtchết hàng triệu người trên khắp các lục địa. Các trận dịch lớn gần nhất được ghinhận ở Nam Á năm 1961, ở Châu Phi năm 1971 và ở Châu Mỹ năm 1991. Hiện tạivẫn ghi nhận nhiều trường hợp tả lẻ tẻ ở các nước trên thế giới.Những trường hợp tả được Tổ Chức Y Tế Thế Giới ghi nhận có chiều hướng tănglên. Số trường hợp tả trong giai đoạn 2004 – 2008 cao hơn 24% so với số trườnghợp tả trong giai đoạn 2000 – 2004. Trong năm 2008, có 190.130 trường hợp đượcghi nhận từ 56 quốc gia với 5143 bệnh nhân tử vong. Đây chỉ l à mặt nổi của tảngbăng. Số ca tả chưa được báo cáo ước tính cao hơn nhiều do hệ thống giám sátchưa chặt chẽ. Ước tính số trường hợp bệnh tả thật sự vào khoảng 3–5 triệu ca mỗinăm với khoảng 100.000 - 120.000 trường hợp tử vong.Tại Việt Nam, gần đây, trong năm 2008 -2009 ghi nhận có một số trường hợp dịchtả ở Hải Phòng. Trong những tháng đầu năm 2010, ghi nhận có một số trường hợpdịch tả ở Bến Tre.III/ Vi khuẩn họcHai nhóm huyết thanh V. cholerae gây các vụ dịch tả thường gặp là nhóm O1 vànhóm O139. Trước đây, nhóm O1 là nguyên nhân chính gây dịch tả. Gần đây,trong các trận dịch tả tại Nam Á, nguyên nhân gây bệnh ghi nhận là V. choleraenhóm huyết thanh O139, được phân lập lần đầu tiên ở Bangladesh năm 1992. Cácnhóm huyết thanh khác chỉ gây tiêu chảy nhẹ và không gây thành dịch lớn.Hiện tại, một số biến thể khác của vi khuẩn tả đã được phát hiện ở nhiều vùng ởChâu Á và Châu Phi. Người ta lo ngại rằng các biến thể này có thể gây dịch tảnặng với tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy, người ta luôn theo dõi sát các chủng vi khuẩntả đang lưu hành để phát hiện kịp thời các biến thể mới.Người là nguồn chứa V. cholerae chính trong tự nhiên. Các nguồn nước như nướclợ và nước ở cửa sông cũng có chứa vi khuẩn tả, liên quan đến các loại tảo ở cácnguồn nước này. Các nghiên cứu gần đây cho thấy sự nóng lên của khí hậu làmtảo phát triển nhiều tạo môi trường thích hợp cho vi khuẩn tả phát triển. Vi khuẩntả không lây truyền qua xác người chết.IV/ Triệu chứngCác triệu chứng xuất hiện sau nhiễm Vibrio cholerae từ 6 giờ đến 5 ngày, thường2 – 3 ngày. Vibrio cholerae có độc lực cao, có thể gây tử vong cho cả trẻ em vàngười lớn nếu không được điều trị thích hợp. Nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ lớn hơn ởngười lớn.Tuy nhiên, 75% số người nhiễm V. cholerae không biểu hiện triệu chứng lâmsàng, được gọi là người lành mang bệnh. Những người này vẫn thải vi khuẩn tảqua phân trong 7 – 14 ngày, từ đó lây nhiễm cho những người khác.Trong số những người nhiễm tả có biểu hiện triệu chứng, 80% biệu hiện bệnh lýnhẹ hoặc trung bình. 20% còn lại có biểu hiện tiêu chảy nặng và mất nước trầmtrọng, có thể dẫn đến tử vong. Trong một số tr ường hợp nặng, tiêu chảy với tốc độthải phân rất cao, phân n ước xối xả đục như nước vo gạo, lợn cợn vẩy trắng, mùitanh đặc trưng. Nhóm có nguy cơ bệnh nặng là những người có tình trạng miễndịch giảm như suy dinh dưỡng, nhiễm HIV hoặc những tình trạng suy giảm miễndịch khác.V/ Phòng ngừa và kiểm soátKiểm soát tả tốt nhất là phòng ngừa không cho dịch xảy ra.Có nhiều biện pháp phòng ngừa: Quan trọng nhất là có hệ thống theo dõi sát sao,kiểm soát kỹ, phát hiện dịch, thông báo dịch nhanh chóng đồng thời kiểm soátdịch kịp thời ở tất cả các vùng, các nước trên toàn thế giới. Bệnh tả là một trongcác bệnh bắt buộc phải được thông báo ngay cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới khi pháthiện.Cách phòng ngừa bệnh tả cho từng cá nhân rất đơn giản: ăn chín, uống sạch, giữvệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh.Khi có dịch tả, cần cách ly người bệnh, điều trị người bệnh và người lành mangtrùng nhanh chóng. Xử lý nguồn nước và môi trường nghi ngờ chứa vi trùng tả vớihoá chất thích hợp, cung cấp đủ nước sạch. Điều trị dự phòng cho những đốitượng có nguy cơ diễn tiến bệnh nặng nếu nhiễm tả.VI ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
sản khoa tài liệu sản khoa bài giảng sản khoa chuyên khoa sản lý thuyết khoa sảnTài liệu cùng danh mục:
-
600 câu trắc nghiệm môn Pháp chế dược có đáp án
45 trang 489 1 0 -
Kết quả chăm sóc người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Thống Nhất năm 2023
10 trang 411 0 0 -
Tổng quan các công cụ đo lường được khuyến nghị trong vật lý trị liệu cho người bệnh thần kinh cơ
8 trang 359 0 0 -
Tổng quan hệ thống về lao thanh quản
6 trang 295 0 0 -
Phát triển hiểu biết, suy luận, tư duy thống kê của sinh viên y dược trong ước lượng khoảng tin cậy
12 trang 289 0 0 -
Tổng quan hệ thống hiệu quả kiểm soát sâu răng của Silver Diamine Fluoride
6 trang 233 0 0 -
Atlas Giải Phẫu Người phần 2 - NXB Y học
270 trang 228 0 0 -
Độ tin cậy và giá trị của thang đo chỉ số môi trường thực hành chăm sóc điều dưỡng
8 trang 218 0 0 -
Vai trò tiên lượng của C-reactive protein trong nhồi máu não
7 trang 212 0 0 -
Bài giảng Xét nghiệm di truyền trong chẩn đoán các bệnh tim mạch - PGS.TS. Hồ Huỳnh Thùy Dương
13 trang 202 0 0
Tài liệu mới:
-
8 trang 0 0 0
-
10 trang 0 0 0
-
Bài giảng Khai phá dữ liệu - Chương 3: Khai phá luật kết hợp
70 trang 0 0 0 -
Bài giảng Khai phá dữ liệu - Chương 5: Phân lớp dữ liệu
34 trang 0 0 0 -
Bài giảng Khai phá dữ liệu - Chương 4: Phân cụm dữ liệu
47 trang 0 0 0 -
Bài giảng Khai phá dữ liệu - Chương 1: Khái quát về khai phá dữ liệu
41 trang 0 0 0 -
Bài giảng Khai phá dữ liệu: Chương 3 - Phan Mạnh Thường
39 trang 0 0 0 -
Bài giảng Mạng máy tính: Chương 8 - CĐ CNTT Hữu nghị Việt Hàn
56 trang 0 0 0 -
39 trang 0 0 0
-
15 trang 2 0 0