Dịch truyền và truyền dịch: Thận trọng khi sử dụng
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 99.73 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Truyền dịch là một kỹ thuật y tế không phải ai cũng làm được và đôi khi có những tai biến nguy hiểm. Hiện nay, một số thầy thuốc hoạt động hành nghề y dược tư nhân tại các địa phương thường thực hiện kỹ thuật truyền dịch cho những người có yêu cầu tại nhà. Một số người cho rằng truyền dịch để bổ sung nước, bổ sung chất dinh dưỡng, giúp cho da tươi mát và mịn màng. Vì vậy, đôi khi không do yêu cầu về cân bằng điện giải hoặc nhu cầu thực tế để...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dịch truyền và truyền dịch: Thận trọng khi sử dụng Dịch truyền và truyền dịch: Thận trọng khi sử dụng Truyền dịch là một kỹ thuật y tế không phải ai cũng làm được và đôi khi có những tai biến nguy hiểm. Hiện nay, một số thầy thuốc hoạt động hành nghề y dược tư nhân tại các địa phương thường thực hiện kỹ thuật truyền dịch cho những người có yêu cầu tại nhà. Một số người cho rằng truyền dịch để bổ sung nước, bổ sung chất dinh dưỡng, giúp cho da tươi mát và mịn màng. Vì vậy, đôi khi không do yêu cầu về cân bằng điện giải hoặc nhu cầu thực tế để điều trị bệnh, họ vẫn rất thích tiêm truyền và thường yêu cầu các thầy thuốc tư thực hiện việc tiêm truyền tại nhà mà không cần đến các cơ sở y tế. Nhiều người còn bỏ tiền ra mua một số dung dịch tiêm truyền đắt tiền có vitamin, acid amin để truyền cho khỏe người. Vai trò của dịch truyền trong điều trị bệnh Trước hết chúng ta cần phải biết đôi chút về vai trò của nước và một số chất điện giải trong cơ thể. Nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể và được phân bố 50% trong các tế bào, 5% trong huyết tương, 15% ở khoảng gian bào. Nước là môi trường cho các hợp chất hóa học có trong cơ thể tồn tại và thực hiện vai trò của chúng, tham gia đào thải các chất cặn bã của các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Khi cơ thể bị tiêu chảy, mất máu sẽ làm mất nhiều nước gây ra những rối loạn sinh lý nhiều khi nguy hiểm đến tính mạng. Dịch truyền là những dung dịch thuốc vô khuẩn dùng để tiêm truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch với khối lượng lớn. Dịch truyền có nhiều loại với các thành phần hoạt chất ở những nồng độ khác nhau. Dịch truyền có thể ở dạng ưu trương hoặc đẳng trương với các chất tương ứng có trong máu. Một số dạng dịch truyền có khá đầy đủ các chất và được dùng thay thế huyết tương hoặc bổ sung vitamin, acid amin trong một số trường hợp cần thiết. Dịch truyền có tác dụng nâng huyết áp cơ thể, cân bằng các chất điện giải có trong máu khi người bệnh bị mất máu, mất nước do chấn thương, tai nạn, do phẫu thuật, do tiêu chảy, nôn mửa kéo dài, do bị bỏng, do các trường hợp bị mất nhiều mồ hôi trong điều kiện quá nóng bức. Một số dịch truyền có acid amin, vitamin, glucose có tác dụng bù đắp các chất này cho cơ thể. Truyền dịch khi cần thiết còn có tác dụng giải các chất độc trong cơ thể khi bị ngộ độc do thuốc, ngộ độc thức ăn, nhiễm khuẩn cấp tính, giúp tăng bài tiết nước tiểu. Một số dạng dung dịch tiêm truyền còn dùng làm dung môi hòa tan một số thuốc tiêm. Các loại dịch truyền thường dùng Trong thực tế dịch truyền được chia thành 4 loại như sau: - Dịch truyền bù nước và cân bằng điện giải bao gồm một số loại như dung dịch natri clorid đẳng trương 0,9%, dung dịch ringer lactat; dung dịch kali clorid 2%. - Dung dịch cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể như dung dịch glucose đẳng trương 5%, glucose ưu trương 20% hoặc 30%; hỗn hợp các acid amin (như alvesin, moriamin), vitamin và muối khoáng ( như vitaplex)... - Dung dịch thay thế huyết tương, duy trì huyết áp, chống trụy tim mạch như huyết tương khô (plasma sec), dextran, subtosan... - Dung dịch chống toan, kiềm huyết như natri hydrocarbonat 1,4%. Tùy theo tình trạng cơ thể bệnh nhân mà thầy thuốc sẽ cho truyền loại dịch nào. Khi sử dụng dịch truyền để truyền cho bệnh nhân trong bất cứ trường hợp nào cũng cần phải lưu ý nguy cơ bệnh nhân có thể bị sốc. Sốc có thể xảy ra tức thì hoặc trong, hoặc ngay sau khi tiêm. Biểu hiện là bệnh nhân bắt đầu thấy rét run đột ngột, sốt, nhiệt độ cơ thể có thể lên 39-40oC hoặc cao hơn, mạch nhanh, vã mồ hôi, chân tay lạnh, huyết áp tụt, khó thở, nhịp thở nhanh và nông, bệnh nhân lo lắng bồn chồn, vật vã... Nếu không xử trí kịp thời bệnh nhân có thể sẽ bị tử vong. Nguyên nhân gây sốc có thể do chất lượng thuốc hoặc do dụng cụ tiêm truyền không bảo đảm vô trùng, tốc độ truyền quá nhanh, đôi khi do cơ địa bệnh nhân mẫn cảm hoặc di ứng thuốc. Dù nguyên nhân nào c ũng phải ngừng tiêm truyền ngay và dùng thuốc chống sốc theo quy định của ngành y tế. Chính vì tai biến nguy hiểm này mà cần cảnh báo đến tất cả mọi người không nên truyền dịch tại nhà vì không có người theo dõi, không có đầy đủ thuốc men và phương tiện cấp cứu chống sốc sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Truyền dịch rất cần thiết và là biện pháp cấp cứu trong nhiều trường hợp. Kỹ thuật tiêm truyền phải do nhân viên y tế đã qua đào tạo thực hiện và chỉ được tiến hành tại các cơ sở y tế khi có đầy đủ phương tiện cấp cứu đề phòng sốc phản vệ. Không nên lạm dụng tiêm truyền với các mục đích không do nhu cầu chữa bệnh. Những trường hợp tự mua dịch truyền có đạm hoặc các vitamin phối hợp để truyền với mục đích làm đẹp da, nâng cao sức khỏe cần phải cân nhắc thận trọng để tránh tai biến nguy hiểm. Trên thị trường có một số dạng dịch truyền phối hợp một số vitamin và muối khoáng thường được gọi là “nước hoa quả” mà có nhiều p ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dịch truyền và truyền dịch: Thận trọng khi sử dụng Dịch truyền và truyền dịch: Thận trọng khi sử dụng Truyền dịch là một kỹ thuật y tế không phải ai cũng làm được và đôi khi có những tai biến nguy hiểm. Hiện nay, một số thầy thuốc hoạt động hành nghề y dược tư nhân tại các địa phương thường thực hiện kỹ thuật truyền dịch cho những người có yêu cầu tại nhà. Một số người cho rằng truyền dịch để bổ sung nước, bổ sung chất dinh dưỡng, giúp cho da tươi mát và mịn màng. Vì vậy, đôi khi không do yêu cầu về cân bằng điện giải hoặc nhu cầu thực tế để điều trị bệnh, họ vẫn rất thích tiêm truyền và thường yêu cầu các thầy thuốc tư thực hiện việc tiêm truyền tại nhà mà không cần đến các cơ sở y tế. Nhiều người còn bỏ tiền ra mua một số dung dịch tiêm truyền đắt tiền có vitamin, acid amin để truyền cho khỏe người. Vai trò của dịch truyền trong điều trị bệnh Trước hết chúng ta cần phải biết đôi chút về vai trò của nước và một số chất điện giải trong cơ thể. Nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể và được phân bố 50% trong các tế bào, 5% trong huyết tương, 15% ở khoảng gian bào. Nước là môi trường cho các hợp chất hóa học có trong cơ thể tồn tại và thực hiện vai trò của chúng, tham gia đào thải các chất cặn bã của các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Khi cơ thể bị tiêu chảy, mất máu sẽ làm mất nhiều nước gây ra những rối loạn sinh lý nhiều khi nguy hiểm đến tính mạng. Dịch truyền là những dung dịch thuốc vô khuẩn dùng để tiêm truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch với khối lượng lớn. Dịch truyền có nhiều loại với các thành phần hoạt chất ở những nồng độ khác nhau. Dịch truyền có thể ở dạng ưu trương hoặc đẳng trương với các chất tương ứng có trong máu. Một số dạng dịch truyền có khá đầy đủ các chất và được dùng thay thế huyết tương hoặc bổ sung vitamin, acid amin trong một số trường hợp cần thiết. Dịch truyền có tác dụng nâng huyết áp cơ thể, cân bằng các chất điện giải có trong máu khi người bệnh bị mất máu, mất nước do chấn thương, tai nạn, do phẫu thuật, do tiêu chảy, nôn mửa kéo dài, do bị bỏng, do các trường hợp bị mất nhiều mồ hôi trong điều kiện quá nóng bức. Một số dịch truyền có acid amin, vitamin, glucose có tác dụng bù đắp các chất này cho cơ thể. Truyền dịch khi cần thiết còn có tác dụng giải các chất độc trong cơ thể khi bị ngộ độc do thuốc, ngộ độc thức ăn, nhiễm khuẩn cấp tính, giúp tăng bài tiết nước tiểu. Một số dạng dung dịch tiêm truyền còn dùng làm dung môi hòa tan một số thuốc tiêm. Các loại dịch truyền thường dùng Trong thực tế dịch truyền được chia thành 4 loại như sau: - Dịch truyền bù nước và cân bằng điện giải bao gồm một số loại như dung dịch natri clorid đẳng trương 0,9%, dung dịch ringer lactat; dung dịch kali clorid 2%. - Dung dịch cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể như dung dịch glucose đẳng trương 5%, glucose ưu trương 20% hoặc 30%; hỗn hợp các acid amin (như alvesin, moriamin), vitamin và muối khoáng ( như vitaplex)... - Dung dịch thay thế huyết tương, duy trì huyết áp, chống trụy tim mạch như huyết tương khô (plasma sec), dextran, subtosan... - Dung dịch chống toan, kiềm huyết như natri hydrocarbonat 1,4%. Tùy theo tình trạng cơ thể bệnh nhân mà thầy thuốc sẽ cho truyền loại dịch nào. Khi sử dụng dịch truyền để truyền cho bệnh nhân trong bất cứ trường hợp nào cũng cần phải lưu ý nguy cơ bệnh nhân có thể bị sốc. Sốc có thể xảy ra tức thì hoặc trong, hoặc ngay sau khi tiêm. Biểu hiện là bệnh nhân bắt đầu thấy rét run đột ngột, sốt, nhiệt độ cơ thể có thể lên 39-40oC hoặc cao hơn, mạch nhanh, vã mồ hôi, chân tay lạnh, huyết áp tụt, khó thở, nhịp thở nhanh và nông, bệnh nhân lo lắng bồn chồn, vật vã... Nếu không xử trí kịp thời bệnh nhân có thể sẽ bị tử vong. Nguyên nhân gây sốc có thể do chất lượng thuốc hoặc do dụng cụ tiêm truyền không bảo đảm vô trùng, tốc độ truyền quá nhanh, đôi khi do cơ địa bệnh nhân mẫn cảm hoặc di ứng thuốc. Dù nguyên nhân nào c ũng phải ngừng tiêm truyền ngay và dùng thuốc chống sốc theo quy định của ngành y tế. Chính vì tai biến nguy hiểm này mà cần cảnh báo đến tất cả mọi người không nên truyền dịch tại nhà vì không có người theo dõi, không có đầy đủ thuốc men và phương tiện cấp cứu chống sốc sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Truyền dịch rất cần thiết và là biện pháp cấp cứu trong nhiều trường hợp. Kỹ thuật tiêm truyền phải do nhân viên y tế đã qua đào tạo thực hiện và chỉ được tiến hành tại các cơ sở y tế khi có đầy đủ phương tiện cấp cứu đề phòng sốc phản vệ. Không nên lạm dụng tiêm truyền với các mục đích không do nhu cầu chữa bệnh. Những trường hợp tự mua dịch truyền có đạm hoặc các vitamin phối hợp để truyền với mục đích làm đẹp da, nâng cao sức khỏe cần phải cân nhắc thận trọng để tránh tai biến nguy hiểm. Trên thị trường có một số dạng dịch truyền phối hợp một số vitamin và muối khoáng thường được gọi là “nước hoa quả” mà có nhiều p ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kiến thức y học cách dùng thuốc y học về thuốc dược phẩm sử dụng dược phẩmGợi ý tài liệu liên quan:
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 145 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 121 0 0 -
4 trang 100 0 0
-
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 97 0 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 75 0 0 -
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 48 0 0 -
Những bí quyết chữa bệnh từ đậu phụ
5 trang 44 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 43 0 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 41 0 0 -
Câu hỏi trắc nghiệm: Chuyển hóa muối nước
11 trang 39 0 0