Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Mưa đỏ của Chu Lai nhìn từ nhân vật lịch sử
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 829.15 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong địa hạt văn chương, tiểu thuyết lịch sử bao giờ cũng đóng một vai trò thiết yếu, được định danh như một góc nhìn đa chiều của quá khứ. Với Chu Lai, những cuốn tiểu thuyết lịch sử ra đời là kết quả của một quá trình hoài thai đầy gian nan và cẩn trọng. Trên tinh thần đó, “Mưa đỏ” được đánh giá là sự phối kết hài hòa của những thành tố ở cả khía cạnh văn chương lẫn lịch sử mà nổi bật hơn hết vẫn nằm ở góc nhìn nhân vật lịch sử.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Mưa đỏ của Chu Lai nhìn từ nhân vật lịch sử KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 DIỄN NGÔN LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT MƯA ĐỎ CỦA CHU LAI NHÌN TỪ NHÂN VẬT LỊCH SỬ PHẠM LÊ HUỲNH ANH*, LƯU BẢO NGỌC Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế * Email: phamlehuynhanh149@gmail.com Tóm tắt: Trong địa hạt văn chương, tiểu thuyết lịch sử bao giờ cũng đóng một vai trò thiết yếu, được định danh như một góc nhìn đa chiều của quá khứ. Với Chu Lai, những cuốn tiểu thuyết lịch sử ra đời là kết quả của một quá trình hoài thai đầy gian nan và cẩn trọng. Trên tinh thần đó, “Mưa đỏ” được đánh giá là sự phối kết hài hòa của những thành tố ở cả khía cạnh văn chương lẫn lịch sử mà nổi bật hơn hết vẫn nằm ở góc nhìn nhân vật lịch sử. Dưới đôi mắt của một người từng trải qua những trận mạc cam go, Chu Lai đã phân tách và giải mã hệ thống nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết “Mưa đỏ” dựa trên những biểu hiện tâm lí, tính cách, bản năng vốn có của con người. Thông qua các nhân vật này, Chu Lại đã kiến tạo diễn ngôn lịch sử trong văn học với cảm quan mới, ý niệm mới. Từ khóa: Diễn ngôn lịch sử, nhân vật lịch sử, Mưa đỏ, Chu Lai. 1. MỞ ĐẦU Diễn ngôn, diễn ngôn trong văn học là vấn đề phức tạp đã nhận được sự quan tâm từ sớm của các nhà nghiên cứu. Nhờ đó, khái niệm diễn ngôn nói chung, diễn ngôn về con người, văn hóa, chính trị, lịch sử, thân thể, tính dục... nói riêng đã được chú trọng tìm tòi, đào sâu, khai phá trong bối cảnh văn học hiện đại, là cơ hội để người cầm bút có điều kiện mở rộng tầm nhìn, khả năng tư duy, tiếp thu tinh hoa văn hóa/ văn học và lí luận nước ngoài để làm giàu trí tuệ và khai phóng sức sáng tạo của mình. Giữa muôn vàn lực hấp dẫn của các hệ hình diễn ngôn, vấn đề diễn ngôn lịch sử trong các tiểu thuyết lịch sử luôn hứa hẹn sẽ mở ra nhiều chiều kích lí giải và khám phá từ nhiều góc độ, đem đến cho độc giả những trải nghiệm lí thú. Đó cũng là phương thức tiếp cận văn học từ cách tiếp cận liên ngành, đi sâu vào việc khám phá những định tính của lịch sử, những định chế của thời đại được phản ánh qua tiếng nói văn chương. Mỗi cuốn tiểu thuyết lịch sử ra đời là mỗi sự nghiêm túc trong cách nhìn nhận về lịch sử, trong nhận thức muốn tìm ra các giá trị và chân lý của quá khứ một cách sâu sắc, toàn diện; để đem đến thế giới hiện tại những câu chuyện chân thực nhất, chính xác nhất; đồng thời mở hướng khai sáng cho tương lai. Nghiên cứu về diễn ngôn lịch sử trong thể loại tiểu thuyết không chỉ xuất phát từ yếu tố không - thời gian lịch sử, dưới góc độ biểu tượng hay điểm nhìn trần thuật, mà hệ thống nhân vật lịch sử với những bản năng nội tại, những tính cách tái sinh, những tâm lý biến đổi, những góc khuất số phận luôn là vấn đề bức thiết cho những ai quan tâm đến mảng đề tài này. Có thể thấy rằng, khái niệm diễn ngôn lịch sử ngày càng ưu ái nhận được những sự quan tâm, nghiên cứu của các học giả. Khác với mục đích tìm về bản nguyên vốn có của lịch sử, diễn ngôn lịch sử trong văn học là sự nhìn nhận và đánh giá lịch sử dựa trên yếu tố cảm quan con người. Trong bài viết “Những hình thái diễn ngôn mới trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau đổi mới”, Nguyễn Văn Hùng đã chỉ ra bản chất của nghiên cứu diễn ngôn lịch sử nhằm nhận thức được rằng: “Không có một thứ chân lí lịch sử duy nhất, không có một diễn ngôn thống trị, trung tâm, mà chỉ có lịch sử trong cảm nhận, hình dung chủ quan của cá nhân nhà văn, và sự tồn tại đa dạng, bình đẳng của các diễn ngôn về lịch sử. [...] Văn học đã đi đúng vào bản chất, khám phá lịch sử, văn hóa và con người ở tầng vỉa sâu của những bí ẩn, khuất lấp, ý thức và vô thức, khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường” [1]. 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 Quá trình nhìn nhận và đánh giá lịch sử dựa trên yếu tố cảm quan con người luôn đem lại những trải nghiệm mới lạ, những góc độ khác nhau, những chiều kích đa dạng cho độc giả tiếp nhận. Có lẽ vậy mà thể loại tiểu thuyết lịch sử ở địa hạt văn chương luôn chiếm lĩnh một vị trí độc tôn trong lòng khán giả. Giữa những sự sinh sôi nảy nở của thể loại tiểu thuyết này, Chu Lai hiện lên với dáng hình của người lính cầm bút. Bằng tất cả những chiêm nghiệm, suy ngẫm trong tâm thức của một người từng trải, Chu Lai đã “sinh” ra cho cuộc đời những “đứa con tiểu thuyết” thấm đẫm giá trị nhân sinh. Từ việc khám phá vấn đề diễn ngôn lịch sử trong “Mưa đỏ”, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu quá trình kiến tạo diễn ngôn lịch sử của Chu Lai đặt dướ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Mưa đỏ của Chu Lai nhìn từ nhân vật lịch sử KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 DIỄN NGÔN LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT MƯA ĐỎ CỦA CHU LAI NHÌN TỪ NHÂN VẬT LỊCH SỬ PHẠM LÊ HUỲNH ANH*, LƯU BẢO NGỌC Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế * Email: phamlehuynhanh149@gmail.com Tóm tắt: Trong địa hạt văn chương, tiểu thuyết lịch sử bao giờ cũng đóng một vai trò thiết yếu, được định danh như một góc nhìn đa chiều của quá khứ. Với Chu Lai, những cuốn tiểu thuyết lịch sử ra đời là kết quả của một quá trình hoài thai đầy gian nan và cẩn trọng. Trên tinh thần đó, “Mưa đỏ” được đánh giá là sự phối kết hài hòa của những thành tố ở cả khía cạnh văn chương lẫn lịch sử mà nổi bật hơn hết vẫn nằm ở góc nhìn nhân vật lịch sử. Dưới đôi mắt của một người từng trải qua những trận mạc cam go, Chu Lai đã phân tách và giải mã hệ thống nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết “Mưa đỏ” dựa trên những biểu hiện tâm lí, tính cách, bản năng vốn có của con người. Thông qua các nhân vật này, Chu Lại đã kiến tạo diễn ngôn lịch sử trong văn học với cảm quan mới, ý niệm mới. Từ khóa: Diễn ngôn lịch sử, nhân vật lịch sử, Mưa đỏ, Chu Lai. 1. MỞ ĐẦU Diễn ngôn, diễn ngôn trong văn học là vấn đề phức tạp đã nhận được sự quan tâm từ sớm của các nhà nghiên cứu. Nhờ đó, khái niệm diễn ngôn nói chung, diễn ngôn về con người, văn hóa, chính trị, lịch sử, thân thể, tính dục... nói riêng đã được chú trọng tìm tòi, đào sâu, khai phá trong bối cảnh văn học hiện đại, là cơ hội để người cầm bút có điều kiện mở rộng tầm nhìn, khả năng tư duy, tiếp thu tinh hoa văn hóa/ văn học và lí luận nước ngoài để làm giàu trí tuệ và khai phóng sức sáng tạo của mình. Giữa muôn vàn lực hấp dẫn của các hệ hình diễn ngôn, vấn đề diễn ngôn lịch sử trong các tiểu thuyết lịch sử luôn hứa hẹn sẽ mở ra nhiều chiều kích lí giải và khám phá từ nhiều góc độ, đem đến cho độc giả những trải nghiệm lí thú. Đó cũng là phương thức tiếp cận văn học từ cách tiếp cận liên ngành, đi sâu vào việc khám phá những định tính của lịch sử, những định chế của thời đại được phản ánh qua tiếng nói văn chương. Mỗi cuốn tiểu thuyết lịch sử ra đời là mỗi sự nghiêm túc trong cách nhìn nhận về lịch sử, trong nhận thức muốn tìm ra các giá trị và chân lý của quá khứ một cách sâu sắc, toàn diện; để đem đến thế giới hiện tại những câu chuyện chân thực nhất, chính xác nhất; đồng thời mở hướng khai sáng cho tương lai. Nghiên cứu về diễn ngôn lịch sử trong thể loại tiểu thuyết không chỉ xuất phát từ yếu tố không - thời gian lịch sử, dưới góc độ biểu tượng hay điểm nhìn trần thuật, mà hệ thống nhân vật lịch sử với những bản năng nội tại, những tính cách tái sinh, những tâm lý biến đổi, những góc khuất số phận luôn là vấn đề bức thiết cho những ai quan tâm đến mảng đề tài này. Có thể thấy rằng, khái niệm diễn ngôn lịch sử ngày càng ưu ái nhận được những sự quan tâm, nghiên cứu của các học giả. Khác với mục đích tìm về bản nguyên vốn có của lịch sử, diễn ngôn lịch sử trong văn học là sự nhìn nhận và đánh giá lịch sử dựa trên yếu tố cảm quan con người. Trong bài viết “Những hình thái diễn ngôn mới trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau đổi mới”, Nguyễn Văn Hùng đã chỉ ra bản chất của nghiên cứu diễn ngôn lịch sử nhằm nhận thức được rằng: “Không có một thứ chân lí lịch sử duy nhất, không có một diễn ngôn thống trị, trung tâm, mà chỉ có lịch sử trong cảm nhận, hình dung chủ quan của cá nhân nhà văn, và sự tồn tại đa dạng, bình đẳng của các diễn ngôn về lịch sử. [...] Văn học đã đi đúng vào bản chất, khám phá lịch sử, văn hóa và con người ở tầng vỉa sâu của những bí ẩn, khuất lấp, ý thức và vô thức, khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường” [1]. 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 Quá trình nhìn nhận và đánh giá lịch sử dựa trên yếu tố cảm quan con người luôn đem lại những trải nghiệm mới lạ, những góc độ khác nhau, những chiều kích đa dạng cho độc giả tiếp nhận. Có lẽ vậy mà thể loại tiểu thuyết lịch sử ở địa hạt văn chương luôn chiếm lĩnh một vị trí độc tôn trong lòng khán giả. Giữa những sự sinh sôi nảy nở của thể loại tiểu thuyết này, Chu Lai hiện lên với dáng hình của người lính cầm bút. Bằng tất cả những chiêm nghiệm, suy ngẫm trong tâm thức của một người từng trải, Chu Lai đã “sinh” ra cho cuộc đời những “đứa con tiểu thuyết” thấm đẫm giá trị nhân sinh. Từ việc khám phá vấn đề diễn ngôn lịch sử trong “Mưa đỏ”, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu quá trình kiến tạo diễn ngôn lịch sử của Chu Lai đặt dướ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Diễn ngôn lịch sử Tiểu thuyết Mưa đỏ Diễn ngôn trong văn học Lý luận văn học Tiểu thuyết lịch sử Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại
176 trang 66 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn kí hiệu học văn học
102 trang 66 0 0 -
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Ngữ văn: Thân thể trong thơ trữ tình Việt Nam sau 1986
25 trang 56 0 0 -
172 trang 39 0 0
-
Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư
7 trang 31 0 0 -
Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại
8 trang 30 0 0 -
Một số đặc trưng của thể loại hồi ký
6 trang 28 0 0 -
Tính nhất quán - đa dạng trong nghiên cứu, phê bình văn học của Lê Đình Kỵ
10 trang 26 0 0 -
Tiểu thuyết Bắn rụng mặt trời (Tập 4)
416 trang 26 0 0 -
Một số phương pháp dạy học văn: Phần 2
207 trang 25 0 0