Danh mục

Điều chỉnh điều khoản hợp đồng không công bằng trong pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của một số nước ASEAN và những liên hệ với Việt Nam

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 392.06 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải tài liệu: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (25 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tìm hiểu khái niệm và quy định pháp luật điều chỉnh điều khoản hợp đồng không công bằng của một số quốc gia tiêu biểu trong ASEAN. Đồng thời, bài viết nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này để có sự liên hệ và so sánh với pháp luật của các quốc gia nói trên. Trên cơ sở đó, bài viết thảo luận một số kinh nghiệm và đề xuất cho Việt Nam nhằm hoàn thiện chế định pháp luật này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều chỉnh điều khoản hợp đồng không công bằng trong pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của một số nước ASEAN và những liên hệ với Việt Nam ĐIỀU CHỈNH ĐIỀU KHOẢN HỢP ĐỒNG KHÔNG CÔNG BẰNG TRONG PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ NHỮNG LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM Trần Thăng Long1 Tóm tắt: Bài viết tìm hiểu khái niệm và quy định pháp luật điều chỉnh điều khoảnhợp đồng không công bằng của một số quốc gia tiêu biểu trong ASEAN. Đồng thời, bàiviết nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này để có sự liên hệ vàso sánh với pháp luật của các quốc gia nói trên. Trên cơ sở đó, bài viết thảo luận mộtsố kinh nghiệm và đề xuất cho Việt Nam nhằm hoàn thiện chế định pháp luật này. Từ khóa: điều khoản hợp đồng không công bằng, người tiêu dùng, ASEAN, luậtbảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, điều khoản tiêu chuẩn Abstract: The article explores the concept and legal provisions governing unfaircontract terms of some typical ASEAN countries. At the same time, the article studiesprovisions of Vietnamese law on this issue in order to refer and compare with the lawsof the above countries. On that basis, the article draws experiences and discussesrecommendations for Vietnam to improve this legal framework. Keywords: unfair contract terms, consumer, ASEAN, consumer protection law,standard clause. 1. Đặt vấn đềKhái niệm “điều khoản không công bằng” xuất hiện trong pháp luật của nhiều quốc giatrên thế giới. Mặc dù các cách thể hiện cũng như quy định cấm đoán/điều chỉnh có khácnhau, các điều khoản này về cơ bản là những điều khoản trong các hợp đồng tiêu dùng(là hợp đồng được giao kết giữa một bên là tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch1 Phó Giáo sư, Tiến sĩ Luật học, P. Trưởng Khoa Ngoại ngữ Pháp lý, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh. Email:ttlong@hcmulaw.edu.vn. 279vụ (thương nhân) và bên còn lại là người tiêu dùng (là những cá nhân, tổ chức mua, sửdụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổchức).2 Đây là những hợp đồng cũng có tính chất kinh doanh, thương mại với việc mụcđích của nó là đem lại lợi nhuận cho bên thương nhân. Các hợp đồng này chủ yếu đượcthiết lập ở dạng hợp đồng tiêu chuẩn do thương nhân đơn phương soạn thảo và bao gồmcác điều khoản và điều kiện chung mà không xuất phát từ sự thương lượng trực tiếpgiữa người tiêu dùng và thương nhân. Điều khoản hợp đồng không công bằng đượcđịnh nghĩa theo pháp luật của các quốc gia về cơ bản là điều khoản có nội dung nhằmmiễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp đồng theo mẫu, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏquyền lợi chính đáng của bên kia… đây là các điều khoản hợp đồng thiếu thiện chí,chứa đựng sự bất cân xứng đáng kể về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng,dẫn đến thiệt hại cho người tiêu dùng là bên yếu thế trong các quan hệ tiêu dùng.Chẳng hạn, theo Luật điều khoản không công bằng của Úc (UCTL) và Luật Người tiêudùng Úc (ACL) thì một điều khoản của hợp đồng tiêu dùng sẽ không công bằng nếunhư “nó gây ra sự mất cân bằng đáng kể về quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinhtheo hợp đồng” và những điều khoản này là “không cần thiết một cách hợp lý để bảovệ lợi ích của bên có được điều kiện thuận lợi hơn” cũng như “điều đó sẽ gây ra thiệthại (cho dù tài chính hay cách khác) cho một bên nếu nó được áp dụng hoặc dựa vào”3.Theo pháp luật của Cộng hòa Pháp, một điều khoản hợp đồng là không công bằng khi:(i) gây ra sự mất cân bằng đáng kể trong các quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinhtheo hợp đồng, gây bất lợi cho người tiêu dùng, và (ii) nó được áp dụng đối với ngườitiêu dùng theo cách trái với yêu cầu thiện chí”4. Còn theo Điều 3(1) Chỉ thị số93/13/EEC của Uỷ ban châu Âu năm 1993 về các điều khoản không công bằng thì “Điềukhoản mẫu là bất công [và vô hiệu] nếu điều khoản đó đi ngược lại với yêu cầu về sựthiện chí, dẫn đến một sự bất cân xứng đáng kể đối với quyền và nghĩa vụ của các bênphát sinh từ hợp đồng, gây bất lợi cho người tiêu dùng”52 Điều 3 khoản 1 Luật Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng Việt Nam năm 2010.3 Jeannie Paterson, Critique and Comment The Australian Unfair Contract Terms Law:https://law.unimelb.edu.au/__data/assets/pdf_file/0020/1705241/33_3_10.pdf (Ngày truy cập 28/3/2021)4 Al-Anzy, Sami M. Al-Hathal (2014) Unfair contract terms under the Kuwaiti civil code: a critical analysis andsuggestions for reform. PhD thesis.5 TS. Đỗ Giang Nam, “Từ công bằng thủ tục đến công bằng nội dung: Thành tựu và thách thức của chế định kiểmsoát điều khoản mẫu trong pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 06 (406), tháng 3/2020. 280Đối với ASEAN, hầu hết các quốc gia đều đã có luật về bảo vệ quyền lợi người tiêudùng,6 ngoại trừ Campuchia.7 Trong hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêudùng, các quy định điều chỉnh hành vi sử dụng điều khoản hợp đồng không công bằngthường được quy định là một nội dung quan trọng trong pháp luật về bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng cũng như điều chỉnh bằng nhiều đạo luật khác nhau có liên quan.8Bài viết tìm hiểu khái niệm và quy định pháp luật điều chỉnh điều khoản hợp đồngkhông công bằng của một số quốc gia tiêu biểu trong ASEAN. Đồng thời, bài viếtnghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này để có sự liên hệ và sosánh với pháp luật của các quốc gia nói trên. Trên cơ sở đó, bài viết thảo luận một sốkinh nghiệm và đề xuất cho Việt Nam nhằm hoàn thiện chế định pháp luật này. 2. Điều chỉnh điều khoản hợp đồng không công bằng trong pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các nước ASEAN 2.1. Khái niệm “điều khoản hợp đồng không công bằng”Nhìn chung, “điều khoản hợp đồng không công bằng” hoặc “hành vi sử dụng điều khoảnhợp đồ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: