Danh mục

Điều trị rò mật bằng đặt stent qua nội soi tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 570.19 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung của bài viết trình bày về kỹ thuật điều trị mới ít xâm lấn nội soi đặt stent trong điều trị rò mật, đánh giá hiệu quả và độ an toàn của nội soi đặt stent trong điều trị rò mật tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả nghiên cứu cho thấy nội soi đặt stent điều trị rò mật là kỹ thuật an toàn và hiệu quả và nên được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều trị rò mật bằng đặt stent qua nội soi tại Bệnh viện Chợ Rẫy Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 ĐIỀU TRỊ RÒ MẬT BẰNG ĐẶT STENT QUA NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Phạm Hữu Tùng*, Hồ Đăng Quý Dũng*, Trần Đình Trí*, Ngô Phương Minh Thuận*, Trần Việt Tú**, Bùi Hữu Hoàng*** TÓM TẮT Mục tiêu: Nội soi đặt stent trong điều trị rò mật là môt kỹ thuật điều trị mới ít xâm lấn. Chúng tôi hồi cứu để đánh giá hiệu quả và độ an toàn của nội soi đặt stent trong điều trị rò mật tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Đối tượng và phương pháp: Tất cả bệnh nhân (BN) lâm sàng chẩn đoán rò mật hoặc nghi ngờ rò mật được chọn để thực hiện nội soi mật tụy ngược dòng và đặt stent trên những bệnh nhân có rò mật được chẩn đoán qua nội soi mật tụy ngược dòng tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2013- 10/2014. Các BN được theo dõi đến khi lâm sàng cải thiện sau đó rút stent. Kết quả: Chúng tôi thực hiện nội soi mật tụy ngược dòng trên 65 BN gồm 48 nam và 17 nữ, tuổi trung bình: 41,3 (16-88) tuổi. Thủ thuật thông vào đường mật và chụp hình đường mật thành công là 62/65 BN (95,38%). Có 3 trường hợp thông vào đường mật thất bại, 5 trường hợp không đặt stent, 5 trường hợp phải đặt stent lần 2, 3 trường hợp đặt stent lần 3, 6 trường hợp không được theo dõi sau đặt stent, 1 trường hợp biến chứng phải phẫu thuật (1,6%). Stent di lệch vào trong đường mật 1 trường hợp phải lặp lại nội soi mật tụy ngược dòng lấy stent, stent di lệch ra ngoài ống tiêu hóa và thoát ra ngoài 9 trường hợp. Tỷ lệ điều trị thành công sau đặt stent là 50/51 trường hợp (98,04%). Kết luận: Nội soi đặt stent điều trị rò mật là kỹ thuật an toàn và hiệu quả. Chúng tôi hy vọng trong tương lai kỹ thuật này sẽ được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam. Từ khóa: Rò mật, nội soi mật tụy ngược dòng ABSTRACT ENDOSCOPIC STENTING IN THE TREATMENT OF BILE LEAKAGE IN CHO RAY HOSPITAL Pham Huu Tung, Ho Dang Quy Dung, Tran Dinh Tri, Ngo Phuong Minh Thuan, Tran Viet Tu, Bui Huu Hoang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 28 - 32 Background and study aims: Endoscopic stenting in the treatment of bile leakage is a new less invasive treatment. We retrospectively reviewed the efficacy and the safety of endoscopic stenting in the treatment of bile leakage in Cho Ray Hospital Patients and Methods: All selective patients with clinical suspected bile laekage who underwent endoscopic retrograde cholangiopancreatography and insert stent in patients have bile leakage from February, 2012 to November, 2014 in Cho Ray Hospital were included in the study. Patients were followed until clinical resolution for removing the stents. Results: Of 65 patients included 48 male and 17 female, mean age: 41.27 (16-88) years old. The successful bile duct cannulation in 62/65 (95.38%). There are three patients in biliary cannulation failure, the absence insert * Khoa Nội soi - Bệnh viện Chợ Rẫy ** Bộ môn Nội Tiêu Hóa- Học viện Quân Y 103 *** Bộ môn Nội- Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS.BS Phạm Hữu Tùng, ĐT: 0983121105, Email: huutungbvcr@gmail.com 28 Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học stent five patients, one patient complication need surgical intervention, five patients of stenting the second times, three patients of stenting the 3rd, missed follow up after stenting in six patients. During follow-up, stent internal migration in one patient, stent spontaneously disapeared in nine patients. Overall, the rate of treatment success 50/51 patients (98.04%). Conclusions: Endoscopic Stenting is an effective and safe measure in the treatment of bile leakage. We hope that this technique should be widely used in Vietnam in future. Key word: Bile leak, ERCP ĐẶT VẤN ĐỀ Rò mật là một biến chứng phức tạp, không khó về mặt chẩn đoán xác định nhưng khó về mặt chẩn đoán vị trí tổn thương, nếu xảy ra sau phẫu thuật lại càng phức tạp. Nguyên nhân rò mật thường xảy ra sau phẫu thuật can thiệp về gan và đường mật như cắt túi mật qua nội soi, cắt túi mật qua mổ mở, cắt gan và sau ghép gan, chấn thương gan…chiếm tỷ lệ 0,8%-12% tùy thuộc vào từng loại phẫu thuật(18). Các nguyên nhân ít gặp hơn như vết thương do đạn bắn(17), dao đâm, sau sinh thiết gan(15), sau áp-xe gan,… Theo kinh điển, phẫu thuật là tiêu chuẩn vàng trong điều trị rò mật. Có nhiều phương pháp chon lựa trong điều trị rò mật như nội soi, dẫn lưu qua da, mổ nội soi(18). Tuy nhiên, những năm gần đây cùng với sự phát triển của ngành nội soi, nội soi mật tụy ngược dòng không ngừng phát triển và đã trở thành phương pháp chọn lựa đầu tiên trong chẩn đoán và điều trị rò mật, phẫu thuật chỉ thực hiện khi điều trị nội soi thất bại hoặc những trường hợp tổn thương đường mật nặng thật sự cần thiết đến phẫu thuật(15,3). Nội soi điều trị rò mật bao gồm các phương pháp như dẫn lưu mũi-mật, cắt cơ vòng Oddi, đặt Stent với cắt hoặc không cắt cơ vòng Oddi. Cơ chế chung là làm giảm kháng lực đường mật, giúp mật chảy theo đường bình ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: