Điều trị vẹo cổ bẩm sinh do cơ ức đòn chũm bị co rút.
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều trị vẹo cổ bẩm sinh do cơ ức đòn chũm bị co rút.Điều trị vẹo cổ bẩm sinhdo cơ ức đòn chũm bị co rútVẹo cổ bẩm sinh do cơ ức đòn chũm bị co rút là bệnh thường gặp ở trẻ sơsinh. Trên lâm sàng ta có thể quan sát thấy trẻ nghiêng đầu về một bên và cóthể thấy cơ ức đòn chũm có một khối u cơ rắn chắc (khác với phản ứng hạchtrong các chứng viêm nhiễm). Nguyên nhân chủ yếu của chứng này có thểdo tư thế xấu của thai nhi trong tử cung; người mẹ khi mang thai thiếu vậnđộng dẫn đến nuôi dưỡng cơ ức đòn chũm bị hạn chế; hoặc trong khi sinh nởcơ ức đòn chũm bị chấn thương, mạch máu trong cơ bị xuất huyết , từ cụcmáu đông bị xơ hoá kích thích nhóm cơ này co rút.Chẩn đoán: Trẻ sau khi sinh, cơ ức đòn chũm bị co rút nổi lên như một sợi dây cứngkéo lệch đầu về một bên và mặt nghiêng về phía đối diện, lâu dài có thể bịvẹo, hạn chế vận động cột sống, biến dạng xương sọ mặt nếu không đượcđiều trị hoặc điều trị không đúng cách. Hình 1. Giải phẫu cơ ức đòn chũmĐiều trị: Nếu được phát hiện và điều trị sớm bệnh có thể khỏi hoàn toàn, càng đểmuộn sẽ dễ dàng gây nhiều biến chứng và khó khăn cho việc điều trị, thậmtrí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và sức khỏe.YHCT- Điều trị bảo tồn (phi phẫu thuật): Thích hợp với trẻ dưới một tuổi, sau sinhđược 2 tuần tuổi nên tiến hành trị liệu, có thể chườm nóng cục bộ, xoa bóp,nắn chỉnh và cố định đầu (Khi trẻ ngủ có thể dùng bao cát để cố định đầu)mục đích làm dãn, mềm cơ bị co cứng, phục hồi chức năng của cột sống cổ.- Điều trị bằng phẫu thuật: Thường áp dụng đối vớ i trẻ trên một tuổi, sau khiđã được điều trị bảo tồn tích cực, đúng phương pháp trên 6 tháng mà khôngcó kết quả. Thường phẫu thuật cắt cả 2 đầu dưới của cơ ức đòn chũm, sau đócố định thạch cao 3-4 tuần và lại tiếp tục phục hồi chức năng bằng vật lý trịliệu. Hình 2. Cố định sau phẫu thuật cơ ức đòn chũmYHHĐ kết hợp với YHCTMục đích: Thư cân, hoạt huyết, thông lạc. Nhuyễn kiên, tán kết, tiêu thũng.Cải thiện và hồi phục chức năng hoạt động của cột sống cổ.Thao tác: đặt bệnh nhi nằm hoặc ngồi1. Thầy thuốc dùng bề mặt vân tay ngón cái hoặc dùng bề mặt vân tay ngóntrỏ, ngón giữa, ngón đeo nhẫn day cơ ức đòn chũm 5-6 phút.2. Bóp day cơ ức đòn chũm 3-5 phút (dùng lực nhẹ nhàng, mềm mại).(Nếu nhẹ quá thì không có tác dụng điệu trị, nếu mạnh quá thì phản tác dụngcơ càng co rút) Hình 3. Bóp day cơ ức đòn chũm3. Thầy thuốc một tay cố định vai, lòng bàn tay kia ôm lấy đỉnh đầu bệnh nhiđẩy đầu bệnh nhi từ từ ngả vào vai bên lành, làm như vậy vài lần. Hình 4. Nắn chỉnh cột sống cổ4. Một tay thầy thuốc đỡ lấy quai hàm bên lành, tay kia đỡ lấy đầu bên bệnhnhẹ nhàng, chậm rãi xoay chuyển mặt trẻ về bên bệnh (vận động trong phạmvi sinh lý), làm như vậy 5 lần.5. Tiếp tục day cơ ức đòn chũm 3-5 phút.6. Bóp huyệt kiên tỉnh kết thúc điều trị. Hình 5. Bóp huyệt kiên tỉnhChú ý:Trong sinh hoạt thường ngày, khi bế ãm, khi cho bú cố gắng để đầu, cổ củatrẻ ngược với tư thế bị vẹo. Khi cho trẻ chơi, lợi dụng ánh sáng, tiếng độngcủa đồ chơi để kích thích trẻ chủ động xoay cổ giống như được thầy thuốcnắn chỉnh.(Vận động chủ động, kéo dãn chủ động tốt hơn ỉ lại vào vận độngthụ động của thày thuốc)Người chăm sóc trẻ phải phối hợp với thày thuốc và thường xuyên làm cácđộng tác trên. (mỗi ngày nhiều lần, kiên trì trong nhiều tháng).
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vẹo cổ bẩm sinh mẹo vặt chữa bệnh bệnh thường gặp kiến thức y học chăm sóc sứ khỏeGợi ý tài liệu liên quan:
-
Một số Bệnh Lý Thần Kinh Thường Gặp
7 trang 177 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 167 0 0 -
Hoa cảnh chữa viêm gan, quai bị
5 trang 138 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 125 0 0 -
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 109 0 0 -
4 trang 107 0 0
-
SINH MẠCH TÁN (Nội ngoại thương biện hoặc luận)
2 trang 79 1 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 76 0 0 -
4 trang 68 0 0
-
2 trang 62 0 0
-
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 53 0 0 -
Đau như 'kiến bò' hay 'điện giật' khi cột sống cổ bất hợp tác
5 trang 50 0 0 -
Những bí quyết chữa bệnh từ đậu phụ
5 trang 48 0 0 -
Kiến thức y học - Sức khỏe quý hơn vàng: Phần 1
177 trang 47 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 45 0 0 -
Loại nấm bí ẩn – thuốc điều trị trầm cảm mới?
3 trang 43 0 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 42 0 0 -
Bài giảng Y học thể dục thể thao (Phần 1)
41 trang 41 0 0 -
Câu hỏi trắc nghiệm: Chuyển hóa muối nước
11 trang 41 0 0 -
Một số lưu ý khi đưa trẻ đi khám bệnh
3 trang 40 0 0