Danh mục

Đỉnh cao của nghệ thuật quân sự trong chiến dịch Điện Biên Phủ và ý nghĩa đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc hiện nay

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 388.18 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Đỉnh cao của nghệ thuật quân sự trong chiến dịch Điện Biên Phủ và ý nghĩa đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc hiện nay" trình bày về những giá trị nghệ thuật quân sự trong Chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu, bổ sung, phát triển nghệ thuật quân sự trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đỉnh cao của nghệ thuật quân sự trong chiến dịch Điện Biên Phủ và ý nghĩa đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc hiện nay ĐỈNH CAO CỦA NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY Thượng tá, ThS. Trịnh Hùng Thanh - Thiếu tá, ThS. Phan Viết Thịnh* Trường Sĩ quan Lục quân 2 (Đại học Nguyễn Huệ) Email*: fanthinh84@gmail.com Tóm tắt: Chiến dịch Điện Biên Phủ thể hiện nét đặc sắc, độc đáo của nghệ thuật quânsự truyền thống dân tộc và là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc khángchiến chống Pháp. Những giá trị nghệ thuật quân sự đó có ý nghĩa quan trọng đối với việcnghiên cứu, bổ sung, phát triển nghệ thuật quân sự trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Namxã hội chủ nghĩa hiện nay. Từ khóa: nghệ thuật quân sự, Chiến dịch Điện Biên Phủ, ý nghĩa, bảo vệ Tổ quốc. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh và kếthừa tinh hoa truyền thống đánh giặc của dân tộc, nghệ thuật quân sự Việt Nam trongcác cuộc kháng chiến chống Pháp, đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ đã được hìnhthành. Những nét nghệ thuật quân sự độc đáo đó đã được vận dụng hiệu quả, góp phầnquan trọng tạo nên thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Hiện nay, trước yêu cầungày càng cao của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hìnhmới, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và phát triển nghệ thuật quânsự. Trong đó, những tư tưởng nghệ thuật quân sự trong Chiến dịch Điện Biên Phủ có ýnghĩa quan trọng. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Chiến dịch Điện Biên Phủ - đỉnh cao của Chiến cuộc Đông Xuân 1953 -1954, đánh dấu sự phát triển cao nhất của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong cuộckháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Những nét nghệ thuật quân sự độcđáo đó được thể hiện trên một số nội dung cụ thể sau đây: 2.1.1. Nghệ thuật tổ chức thế trận toàn dân đánh giặc Với đường lối chiến tranh nhân dân do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh khởixướng, lãnh đạo, là cơ sở để hình thành nên nghệ thuật tổ chức thế trận toàn dân đánhgiặc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Điều này đã thể hiện nét đặc sắc trong nghệ thuậtquân sự Việt Nam. Tư tưởng và đường lối chiến tranh nhân dân đã xác định ngay từ đầucho toàn dân về mục tiêu, yêu cầu của cuộc chiến đấu chính nghĩa chống lại cuộc chiếntranh xâm lược phi nghĩa, do đó, nó trở thành ngọn cờ đoàn kết toàn dân, tập hợp, tổ 252chức mọi lực lượng Nhân dân trong cuộc “kháng chiến, kiến quốc”. Đây cũng là cơ sởđể mở ra nét độc đáo của nghệ thuật quân sự tổ chức thế trận toàn dân đánh giặc. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng ta không chỉ dựa vào quân đội để tiếnhành chiến tranh, mà chúng ta đánh giặc bằng sức mạnh của cả dân tộc. Nếu lực lượngtiến hành chiến tranh của đế quốc xâm lược là quân đội nhà nghề do chúng lập nên, thìđối với ta là lực lượng toàn dân. Điều đó, đặt ra cho chúng ta phải sử dụng lực lượngtoàn dân; nghĩa là, nghệ thuật quân sự của ta là nghệ thuật tổ chức toàn dân đánh giặc.Nó khác hẳn với nghệ thuật quân sự của kẻ xâm lược - nghệ thuật tổ chức lực lượngquân sự nhà nghề với những cỗ máy chiến tranh khổng lồ, chuyên nghiệp. Đối tượng của nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng của ta là toàn dân. Để lựclượng đông đảo đó đủ sức đánh thắng những đội quân nhà nghề, ta đã tổ chức lực lượngtheo cấu trúc hình tháp. Phần chân tháp là hàng triệu dân quân du kích, tự vệ gắn liềnvới lực lượng toàn dân; phần thân tháp là bộ đội địa phương gắn liền với lực lượngkháng chiến của từng huyện, tỉnh, thành phố; phần đỉnh tháp là bộ đội chủ lực. Đó lànghệ thuật tổ chức có tính khoa học, tính thống nhất và chặt chẽ, làm cho toàn dân tatriệu người như một, tạo sức mạnh tổng hợp lớn nhất để đánh địch, thắng địch. Đi đôivới nghệ thuật tổ chức lực lượng, ta xác định hai hình thức đấu tranh chủ yếu: đấu tranhquân sự kết hợp đấu tranh chính trị; hai phương thức tác chiến cơ bản: tác chiến tậptrung và tác chiến du kích. Các hình thức, phương thức đó được vận dụng hết sức linhhoạt, tùy thuộc yêu cầu đấu tranh cách mạng của từng thời điểm, giai đoạn, gắn với từngđịa bàn cụ thể và từng đối tượng cụ thể. Với nghệ thuật tổ chức và vận dụng các hìnhthức, phương thức như thế, ta đã xây dựng được thế trận chiến tranh nhân dân “thiên lađịa võng”, rộng khắp, vững chắc, nhưng mạnh ở trọng điểm. Điều đó lý giải vì sao ta cóthể “Mở mặt trận ở bất cứ nơi nào có bóng địch, đánh ngay ở cả sau lưng địch, tronglòng địch” trong kháng chiến chống Pháp, bảo đảm cho ta luôn đánh địch ở thế chủđộng, càng đánh càng mạnh. Ngược lại, địch luôn ở thế bị động, càng đánh càng bộc lộsơ hở, càng đánh càng bị dồn vào nguy cơ thất bại. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ,nhờ có chiến tranh nhân dân mà ta vừa có thể kháng chiến, vừa có thể kiến quốc; nhờnghệ thuật tổ chức toàn dân đánh giặc mà ta vừa có điều kiện tập trung đánh lớn ở ĐiệnBiên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch; đồng thời, vừa có điều kiện đánh địchrộng khắp, loại khỏi vòng chiến đấu 112.000 tên địch ở các chiến trường khác. Như vậy,có thể nói, chiến tranh nhân dân mà cốt lõi là nghệ thuật tổ chức toàn dân đánh giặc củata đã đánh thắng chiến tranh xâm lược bằng lực lượng quân đội nhà nghề của địch. Đólà nét độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt Nam. 253 2.1.2. Nghệ thuật xây dựng, phát triển lực lượng, thế trận chiến tranh và nghệthuật tác chiến chiến dịch Nhờ đường lối, tư duy chiến lược nhạy bén, chính xác, quân và dân Việt Nam vớilực lượng vũ trang non trẻ, vũ khí trang bị thiếu thốn, thô sơ, đã anh dũng đứng lên chiếnđấu với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định khôngchịu làm nô l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: