Danh mục

Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm part 4

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 530.67 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cách phân loại của Gomez đơn giản nhưng không phân biệt được thiếu dinh dưỡng cấp hay mãn vì cách phân loại này không để ý tới chiều cao. Phân loại theo Waterlow.J.C. (1977): Để khắc phục nhược điểm đó, Waterlow.J.C. đã sử dụng cả chiều cao / tuổi và cân nặng / tuổi so với trung vị của quần thể tham khảo Harvard. Cách phân loại như sau: Thiếu dinh dưỡng thể gầy còm (tức là hiện đang thiếu dinh dưỡng) biểu hiện bằng cân nặng theo chiều cao thấp hơn so với chuẩn. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm part 4 60- < 75% chuẩn Thiếu dinh dưỡng độ II dưới 60% chuẩn Thiếu dinh dưỡng độ III Cách phân loại của Gomez đơn giản nhưng không phân biệt được thiếu dinh dưỡng cấp hay mãn vì cách phân loại này không để ý tới chiều cao. Phân loại theo Waterlow.J.C. (1977): Để khắc phục nhược điểm đó, Waterlow.J.C. đã sử dụng cả chiều cao / tuổi và cân nặng / tuổi so với trung vị của quần thể tham khảo Harvard. Cách phân loại như sau: Thiếu dinh dưỡng thể gầy còm (tức là hiện đang thiếu dinh dưỡng) biểu hiện bằng cân nặng theo chiều cao thấp hơn so với chuẩn. Thiếu dinh dưỡng thể thấp còi (tức là thiếu dinh dưỡng trường diễn) dựa vào chiều cao theo tuổi thấp so với chuẩn. Bảng 2: Phân loại theo WATERLOW Chỉ số Cân nặng / chiều cao (80% hay - 2SD) Trên Dưới Chiều cao / tuổi Trên Bình thường Thiếu dinh dưỡng (thể gầy còm = wasting) (90% hay - 2SD) Dưới Thiếu dinh dưỡng (thể lùn Thiếu dinh dưỡng nặng = thấp còi = stunting) kéo dài Sự phân biệt này rất quan trọng, Waterlow và Rutishanser (1974) cho rằng nếu có chương trình can thiệp dinh dưỡng thì nên ưu tiên trước hết cho trẻ bị còm hoặc thể phối hợp còm-còi bởi vì thể còm còn liên quan tới sự kém phát triển trí tuệ không hồi phục. Hơn nữa, những đứa trẻ bị còm thường hồi phục nhanh nếu được điều trị và có chế độ ăn tốt. Ngược lại, để hồi phục chiều cao ở thể còi sẽ mất nhiều thời gian hơn. Cách phân loại dựa vào độ lệch chuẩn (hoặc Z score) Hiện nay Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề nghị lấy điểm ngưỡng ở dưới 2 độ lệch chuẩn (- 2SD) so với quần thể tham khảo NCHS (National Center for Health Statistics) để phân loại trẻ bình thường và trẻ bị thiếu dinh dưỡng. Người ta chia ra các mức độ sau: Từ dưới - 2SD đến - 3SD: thiếu dinh dưỡng nhẹ ( độ I) Từ dưới - 3SD đến - 4SD: thiếu dinh dưỡng vừa ( độ II) Dưới - 4SD : thiếu dinh dưỡng nặng ( độ III) Ở Việt nam hiện nay, các tác giả thường sử dụng Quần thể tham khảo NCHS để đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi. Quần thể tham khảo NCHS được Tổ chức Y tế thế giới xem là một tham khảo về nhân trắc của Quốc tế. III. CÁC THỂ THIẾU DINH DƯỠNG PROTEIN-NĂNG LƯỢNG Người ta chia thiếu dinh dưỡng trẻ em ra 3 thể: 1. Thể nhẹ cân hay cân nặng theo tuổi thấp (underweight): http://www.ebook.edu.vn Phản ánh cả sự chậm của quá trình tăng trưởng trong tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài cũng như tình trạng thiếu dinh dưỡng tại thời điểm đó. Chỉ tiêu này có ích cho việc xác đinh mức đô chung về qui mô của thiếu dinh dưỡng và các thay đổi theo thời gian. Các số liệu cân năng theo tuổi thường dễ có hơn vì chúng thường dùng để theo dõi sự tăng trưởng trẻ em. 2. Thể thấp còi (Stunting): Sư thấp còi được phản ảnh bằng chỉ tiêu chiều cao theo tuổi thấp do sự chậm tăng trưởng của trẻ dẫn đến không đạt được chiều cao nên có của môt đứa trẻ cùng tuổi ở quần thể tham khảo. Thể còi cọc là môt biểu hiện của sự chậm phát triển kéo dài hoăc một dấu hiệu của sự chậm lớn trong quá khứ. 3. Thể gầy còm (Wasting): Hiện tương gầy còm chỉ xảy ra khi chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao của trẻ trụt xuống thấp có ý nghĩa so với trị số nên có ở quần thể tham khảo. Thể gầy còm phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng cấp tính do không lên cân hoặc đang trụt cân. IV. TÌNH TRẠNG THIẾU DINH DƯỠNG PROTEIN-NĂNG LƯỢNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM HIỆN NAY Thiếu dinh dưỡng protein-năng lượng là gánh nặng y tế ở nhiều nước đang phát triển. Tỷ lệ trẻ em trước tuổi di học bị PEM chiếm từ 20 đến 50%. Khu vực Nam Á có tỷ lệ mắc khá cao 40-50%. Tỷ lệ này tăng lên vào thời gian có nạn đói hoặc các tình trạng khẩn cấp khác như chiến tranh, thiên tai bão lụt, hạn hán. Ở nước ta, vào thập kỷ 80, tỷ lệ PEM trên 50%, năm 1995 là 44,9%, năm 2002 còn 30,1%. Từ 1995 trở về trước, mức giảm suy dinh dưỡng trung bình 0,6%/ năm, từ 1995 trở lại đây, mức giảm 1,5- 2%/năm, là mức giảm nhanh so với một số nước trong khu vực. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn rất cao so với phân loại của Tổ chức Y tế thế giới. Tình hình thiếu dinh dưỡng protein-năng lượng của trẻ em < 5 tuổi ở Việt nam khác nhau tuỳ theo vùng sinh thái. Ở khu vực miền núi, Tây nguyên, miền Trung tỷ lệ cao hơn hẳn so với các vùng khác 40-45%, trong khi đó tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ suy dinh dưỡng dao động 15-18%, có phường nội thành, tỷ lệ suy dinh dưỡng đã xuống dưới 10%. V. NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRẺ EM (theo UNICEF) VI. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG THIẾU DINH DƯỠNG PROTEIN-NĂNG LƯỢNG Cuối thế kỷ XX, Tổ chức ...

Tài liệu được xem nhiều: