Danh mục

Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm part 7

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 549.63 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

• • Nên dùng thức ăn giàu chất xơ. Thức ăn giàu chất xơ có tác dụng khống chế việc tăng glucose, cholesterol, triglyceride sau bữa ăn ở bệnh nhân đái đường béo thuộc type II. Chất xơ trong khẩu phần nên khoảng 40g. • • Phân chia khẩu phần thành nhiều bữa để không gây tăng đường huyết quá mức sau ăn. Với bệnh nhân dùng Insulin các bữa ăn nên phù hợp với thời gian tác dụng tối đa của insulin để đề phòng hạ đường huyết. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm part 7•• Nên dùng thức ăn giàu chất xơ. Thức ăn giàu chất xơ có tác dụng khống chế việc tăng glucose,cholesterol, triglyceride sau bữa ăn ở bệnh nhân đái đường béo thuộc type II. Chất xơ trong khẩu phầnnên khoảng 40g.•• Phân chia khẩu phần thành nhiều bữa để không gây tăng đường huyết quá mức sau ăn. Vớibệnh nhân dùng Insulin các bữa ăn nên phù hợp với thời gian tác dụng tối đa của insulin để đề phòng hạđường huyết.2.3. Những thức ăn nên dùng và không nên dùng cho bệnh nhân đái đường Các thực phẩm trong thực đơn phải được tính chính xác từng bữa. Rau tươi rất cần cho bệnh nhân đái đường vì nó chống lại toan, cung cấp nhiều vitamin, muốikhoáng, bệnh nhân có thể ăn nhiều và đỡ đói. Chọn các loại rau có hàm lượng glucid thấp như raumuống, rau diếp, cà chua, su bắp, su lơ, cà, bầu, bí. Quả cũng rất tốt vì mang lại nhiều vitamin, nhất là vitamin C và muối khoáng. Quả là thức ănkiềm nên có thể hạn chế tình trạng nhiễm toan. Chú ý hạn chế các loại quả có hàm lượng glucid cao nhưchuối, mít, mãng cầu… Nên dùng đậu đỗ vì một mặt cung cấp protein cho bệnh nhân, mặt khác glucid của đậu đỗ cũngdễ tiêu hoá và sử dụng tốt. Sữa là thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, dễ tiêu, nhiều protein và các acid amin nên dùng rấttốt cho bệnh nhân đái đường. Tuy nhiên cần phải tính toán cẩn thận vì giá trị sinh năng lượng của sữathấp (67Kcal/100ml) và sữa chứa nhiều lactose (5%). Sữa chua tốt hơn sữa thường vì một phần lactoseđã biến thành acid lactic. Trứng không có nhiều glucid nên trứng là thức ăn tốt cho bệnh nhân, trứng có nhiều protein vàlipid có giá trị cao, trứng ít gây toan hơn thịt. Dùng các món ăn gây tăng cảm giác ngon: nhiều rau các loại trộn dầu, nộm rau các loại với đậuphụng, mè, thêm rau thơm và gia vị. Cần hạn chế gạo, nếp, mì, miến, ngô, khoai lang. Khoai tây là thức ăn tốt cho bệnh nhân đáiđường. Riêng gạo là lương thực quen sử dụng hàng ngày thì cần khống chế số lượng từng bữa ( khôngquá 70g/ bữa chính) Không ăn đường, mật ong, nước ngọt, bánh ngọt các loại Thịt, Cá: thịt chứa nhiều protein vì vậy không nên dùng quá mức. Cá và gia cầm cũng vậy. Nêndùng thịt mỡ, cá và gia cầm béo vì khi có nhiều lipid thì lượng protein sẽ giảm đi. Nước luộc thịt dùngtốt vì có ít glucid và lại có chất chiết mùi thơm, muối khoáng và vitamin.3. Mẫu thực đơn cho bệnh đái tháo đường Giờ ăn Món ăn 7 giờ Sữa chua đậu nành 250 ml (đậu nành 25g, đường 5g) Khoai tây luộc 200g 11 giờ Cơm 100g (gạo 50g) Rau chiên ( rau muống 300g, dầu 10g) Đậu khuôn rán (đậu khuôn 100g, dầu 10g) 14 giờ Sữa đậu nành 250 ml (đường 5g) Đu đủ chín 200g 17 giờ Cơm 100g Măng xào http://www.ebook.edu.vn (măng 300g, dầu 15g) Gan heo áp chảo (gan heo 30g, dầu 5g) 20 giờ Sữa đậu nành 250 mlHiệu quả dinh dưỡng của thực đơn: Protein 55 - 60 gam Năng lượng 1500 - 1600 Kcal Lipid 35 - 40 gam Calo protid 14,6% Glucid 230 - 250 gam Calo lipid 21,0% Calo glucid 64,4% http://www.ebook.edu.vn CÁC CHẤT PHỤ GIA THỰC PHẨMMục tiêu học tập1. Trình bày được mục đích của việc sử dụng các chất phụ gia thực phẩm2. Phân loại được các chất phụ gia thực phẩm3. Nêu lên được tác hại của các chất phụ gia thực phẩm đối với sức khoẻ con ngườiI. ĐẠI CƯƠNG Theo Uỷ ban Tiêu chuẩn hoá Thực phẩm Quốc tế (Codex Alimentarius Commission- CAC) phụgia thực phẩm (PGTP) (food additives) là “một chất, có hay không có giá trị dinh dưỡng, mà bảnthân nó không được tiêu thụ thông thường như một thực phẩm và cũng không được sử dụng nhưmột thành phần của thực phẩm, việc chủ ý bổ sung chúng vào thực phẩm để giải quyết mục đíchcông nghệ trong sản xuất, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển thực phẩm, nhằm cải thiện kếtcấu hoặc đặc tính kỹ thuật của thực phẩm đó. Phụ gia thực phẩm không bao gồm các chất ô nhiễmhoặc các chất được bổ sung vào thực phẩm nhằm duy trì hay cải thiện thà ...

Tài liệu được xem nhiều: