Định giá thương hiệu ngân hàng Bưu điện Liên Việt giai đoạn 2015-2020
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.06 MB
Lượt xem: 29
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nội dung bài viết "Định giá thương hiệu ngân hàng Bưu điện Liên Việt giai đoạn 2015-2020" trình bày về việc áp dụng mô hình Interbrand để định giá cho ngân hàng Bưu điện Liên Việt. Việc định giá thương hiệu có xét đến đến giá trị thương hiệu trong lòng khách hàng cũng như có cân nhắc các yếu tố vô hình khác ví dụ như mức độ rủi ro được xem là một điểm mới trong định giá.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định giá thương hiệu ngân hàng Bưu điện Liên Việt giai đoạn 2015-2020 712 ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 TS. Đinh Bá Hùng Anh, TS. Nguyễn Hoàng Tiến Khoa Quản trị kinh doanh, trường ĐH. Văn Hiến Tóm tắt Nội dung bài báo trình bày về việc áp dụng mô hình Interbrand để định giá cho ngân hàng Bưu điện Liên Việt. Việc định giá thương hiệu có xét đến đến giá trị thương hiệu trong lòng khách hàng cũng như có cân nhắc các yếu tố vô hình khác ví dụ như mức độ rủi ro được xem là một điểm mới trong định giá. Kết quả của bài báo trình bày về giá trị thương hiệu của ngân hàng Bưu điện Liên Việt giai đoạn 2015 – 2020 cùng các khuyến cáo để cải thiện trị giá. Từ khóa: Định giá thương hiệu, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, Interbrand, giá trị thương hiệu. 1. Bối cảnh Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank – LPB) là một trong 31 ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam và đang giữ ngôi vị thứ 87 trên tổng số 500 Công ty Cổ phần lớn nhất nước. Tính đến 31/12/2015, tổng tài sản của LPB đạt 106 ngàn tỷ đồng, vốn điều lệ 6.460 tỷ đồng, mạng lưới nổi bật với hơn 10.000 điểm bưu cục và bưu điện trên cả nước. Câu hỏi đặt ra là, với thành tích đó thương hiệu LPB đã đạt bao nhiêu điểm trong lòng người tiêu dùng? Muốn biết được đáp án thì cần phải định giá, xem so với thương hiệu có giá trị lớn nhất ngành ngân hàng Việt hiện nay là VietinBank, thì LPB đạt được bao nhiêu phần trăm. Biết được mình đang ở đâu thì mới có thể vạch ra những bước tiến lâu dài cho tương lai. Đó là lý do vì sao cần phải định giá thương hiệu LPB. 2. Lựa chọn phương pháp định giá Interbrand (Tổ chức định giá thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới) được xem là chiếc xe chạy tiên phong trên con đường định lượng thương hiệu mang tính “cộng hưởng”. Dù mang trên mình nhiều ưu điểm, song mô hình Interbrand (được mô hình hoá ở Hình 1) cũng gặp phải không ít rào cản khi vươn mình ra các khu vực khác. Để có thể Việt hóa mô hình Interbrand là một vấn đề không đơn giản, nó cần sự đầu tư nghiêm túc. Hơn hết là cần những cánh tay tiên phong dám mạnh dạng khai thác. Bài báo này vận dụng mô hình định giá thương hiệu của Interbrand vào việc định giá thương hiệu Ngân hàng Bưu điện Liên Việt. Quy trình định giá gồm 4 bước: Bước 1: Phân khúc thị trường, Bước 2: Phân tích dòng tiền mặt, Bước 3: Mô hình điều khiển thương hiệu và Bước 4: Mô hình rủi ro thương hiệu; Cụ thể như sau. Bước 1 - Phân khúc thị trường: Trước khi thực hiện định giá, cần xác định phân khúc thị trường thông qua việc phân tích kết quả khảo sát. Bước 2 - Phân tích dòng tiền mặt; bước này thực chất là thông qua định giá tài chính để xác định giá trị của doanh nghiệp. Bước 3 - Mô hình điều khiển thương hiệu kết hợp việc phân khúc thị trường và phân tích dòng tiền bên trên để xác định Chỉ số vai trò thương hiệu; đây là sự kết hợp giữa marketing và tài chính. Bước 4 – Mô hình rủi ro thương hiệu liên quan đến việc xác định Sức mạnh thương hiệu và Tỷ lệ chiết khấu thương hiệu. @ Trường Đại học Đà Lạt 713 Trong khi thực hiện các tính toán trong quy trình, các giá trị như Dòng tiền của thương hiệu, Tỷ lệ chiết khấu thương hiệu và Giá trị của doanh nghiệp sẽ đóng góp vào việc điều chỉnh giá trị doanh nghiệp, từ đó góp phần nâng cao Giá trị thương hiệu của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt. Hình 1 Quy trình định giá thương hiệu Ngân hàng Bưu điện Liên Việt Phân khúc thị trường Mô hình điều khiển Phân tích dòng tiền Mô hình rủi ro thương hiệu mặt thương hiệu Dòng tiền của Tỷ lệ chiết khấu Định giá tài chính thương hiệu thương hiệu Giá trị doanh nghiệp Đóng góp điều chỉnh giá trị doanh nghiệp Giá trị thương hiệu 3. Định giá thương hiệu Ngân hàng Bưu điện Liên Việt Phân khúc thị trường: Thực hiện khảo sát trên 100 người ở nhiều độ tuổi khác nhau, không phân biệt giới tính và được khoanh vùng thực hiện tại các địa điểm công cộng. Bảng câu hỏi chi tiết không được trình bày trong bài báo này. Kết quả khảo sát: - Thống kê theo giới tính, tỷ lệ nam nữ tham gia khảo sát lần lượt là 41% và 59%. - Thống kê theo độ tuổi, tỷ lệ độ tuổi thuộc các nhóm tuổi 18-25, 26-35, 36-45 và trên 45 tuổi tham gia khảo sát lần lượt là 6.36%, 67.2%, 21.15% và 5.29%. - Thống kê số người biết đến thương hiệu, tỷ lệ người nhận biết thương hiệu là 94%, tức 188/200 tham gia khảo sát. Nhìn chung tất cả các khách hàng tham gia khảo sát đều rất có thiện cảm đối với LPB. Trong đó những khách hàng trẻ tuổi là những người hài lòng nhất về thương hiệu này. Nam giới là những người khá trung lập về ý kiến, sự đánh giá của họ luôn nằm tở mức trung bình. Có một sự đối lập trong quan điểm của phái nữ và những khách hàng trên 35 tuổi về tiêu chí Đóng góp xã hội, điều đó có nghĩa là các cô gái trước 36 tuổi cảm thấy LPB đã đóng góp rất nhiều cho xã hội trong khi những phụ nữ và cả nam giới trung niên đều nhất quán cho rằng thương hiệu này có ít đóng góp cho sự phát triển chung ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định giá thương hiệu ngân hàng Bưu điện Liên Việt giai đoạn 2015-2020 712 ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 TS. Đinh Bá Hùng Anh, TS. Nguyễn Hoàng Tiến Khoa Quản trị kinh doanh, trường ĐH. Văn Hiến Tóm tắt Nội dung bài báo trình bày về việc áp dụng mô hình Interbrand để định giá cho ngân hàng Bưu điện Liên Việt. Việc định giá thương hiệu có xét đến đến giá trị thương hiệu trong lòng khách hàng cũng như có cân nhắc các yếu tố vô hình khác ví dụ như mức độ rủi ro được xem là một điểm mới trong định giá. Kết quả của bài báo trình bày về giá trị thương hiệu của ngân hàng Bưu điện Liên Việt giai đoạn 2015 – 2020 cùng các khuyến cáo để cải thiện trị giá. Từ khóa: Định giá thương hiệu, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, Interbrand, giá trị thương hiệu. 1. Bối cảnh Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank – LPB) là một trong 31 ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam và đang giữ ngôi vị thứ 87 trên tổng số 500 Công ty Cổ phần lớn nhất nước. Tính đến 31/12/2015, tổng tài sản của LPB đạt 106 ngàn tỷ đồng, vốn điều lệ 6.460 tỷ đồng, mạng lưới nổi bật với hơn 10.000 điểm bưu cục và bưu điện trên cả nước. Câu hỏi đặt ra là, với thành tích đó thương hiệu LPB đã đạt bao nhiêu điểm trong lòng người tiêu dùng? Muốn biết được đáp án thì cần phải định giá, xem so với thương hiệu có giá trị lớn nhất ngành ngân hàng Việt hiện nay là VietinBank, thì LPB đạt được bao nhiêu phần trăm. Biết được mình đang ở đâu thì mới có thể vạch ra những bước tiến lâu dài cho tương lai. Đó là lý do vì sao cần phải định giá thương hiệu LPB. 2. Lựa chọn phương pháp định giá Interbrand (Tổ chức định giá thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới) được xem là chiếc xe chạy tiên phong trên con đường định lượng thương hiệu mang tính “cộng hưởng”. Dù mang trên mình nhiều ưu điểm, song mô hình Interbrand (được mô hình hoá ở Hình 1) cũng gặp phải không ít rào cản khi vươn mình ra các khu vực khác. Để có thể Việt hóa mô hình Interbrand là một vấn đề không đơn giản, nó cần sự đầu tư nghiêm túc. Hơn hết là cần những cánh tay tiên phong dám mạnh dạng khai thác. Bài báo này vận dụng mô hình định giá thương hiệu của Interbrand vào việc định giá thương hiệu Ngân hàng Bưu điện Liên Việt. Quy trình định giá gồm 4 bước: Bước 1: Phân khúc thị trường, Bước 2: Phân tích dòng tiền mặt, Bước 3: Mô hình điều khiển thương hiệu và Bước 4: Mô hình rủi ro thương hiệu; Cụ thể như sau. Bước 1 - Phân khúc thị trường: Trước khi thực hiện định giá, cần xác định phân khúc thị trường thông qua việc phân tích kết quả khảo sát. Bước 2 - Phân tích dòng tiền mặt; bước này thực chất là thông qua định giá tài chính để xác định giá trị của doanh nghiệp. Bước 3 - Mô hình điều khiển thương hiệu kết hợp việc phân khúc thị trường và phân tích dòng tiền bên trên để xác định Chỉ số vai trò thương hiệu; đây là sự kết hợp giữa marketing và tài chính. Bước 4 – Mô hình rủi ro thương hiệu liên quan đến việc xác định Sức mạnh thương hiệu và Tỷ lệ chiết khấu thương hiệu. @ Trường Đại học Đà Lạt 713 Trong khi thực hiện các tính toán trong quy trình, các giá trị như Dòng tiền của thương hiệu, Tỷ lệ chiết khấu thương hiệu và Giá trị của doanh nghiệp sẽ đóng góp vào việc điều chỉnh giá trị doanh nghiệp, từ đó góp phần nâng cao Giá trị thương hiệu của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt. Hình 1 Quy trình định giá thương hiệu Ngân hàng Bưu điện Liên Việt Phân khúc thị trường Mô hình điều khiển Phân tích dòng tiền Mô hình rủi ro thương hiệu mặt thương hiệu Dòng tiền của Tỷ lệ chiết khấu Định giá tài chính thương hiệu thương hiệu Giá trị doanh nghiệp Đóng góp điều chỉnh giá trị doanh nghiệp Giá trị thương hiệu 3. Định giá thương hiệu Ngân hàng Bưu điện Liên Việt Phân khúc thị trường: Thực hiện khảo sát trên 100 người ở nhiều độ tuổi khác nhau, không phân biệt giới tính và được khoanh vùng thực hiện tại các địa điểm công cộng. Bảng câu hỏi chi tiết không được trình bày trong bài báo này. Kết quả khảo sát: - Thống kê theo giới tính, tỷ lệ nam nữ tham gia khảo sát lần lượt là 41% và 59%. - Thống kê theo độ tuổi, tỷ lệ độ tuổi thuộc các nhóm tuổi 18-25, 26-35, 36-45 và trên 45 tuổi tham gia khảo sát lần lượt là 6.36%, 67.2%, 21.15% và 5.29%. - Thống kê số người biết đến thương hiệu, tỷ lệ người nhận biết thương hiệu là 94%, tức 188/200 tham gia khảo sát. Nhìn chung tất cả các khách hàng tham gia khảo sát đều rất có thiện cảm đối với LPB. Trong đó những khách hàng trẻ tuổi là những người hài lòng nhất về thương hiệu này. Nam giới là những người khá trung lập về ý kiến, sự đánh giá của họ luôn nằm tở mức trung bình. Có một sự đối lập trong quan điểm của phái nữ và những khách hàng trên 35 tuổi về tiêu chí Đóng góp xã hội, điều đó có nghĩa là các cô gái trước 36 tuổi cảm thấy LPB đã đóng góp rất nhiều cho xã hội trong khi những phụ nữ và cả nam giới trung niên đều nhất quán cho rằng thương hiệu này có ít đóng góp cho sự phát triển chung ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Định giá thương hiệu ngân hàng Giá trị thương hiệu ngân hàng Ngân hàng Bưu điện Liên Việt Phân khúc thị trường Phân tích dòng tiền mặt Sức mạnh thương hiệu ngân hàngGợi ý tài liệu liên quan:
-
5 trang 152 1 0
-
Phân khúc thị trường và chiến lược Marketing của dầu gội X-men
45 trang 96 0 0 -
25 trang 58 0 0
-
21 trang 53 0 0
-
CHƯƠNG 1 : KHÁI NIỆM VỀ MARKETING
8 trang 50 0 0 -
Giáo trình marketing căn bản - PGS.TS. Vũ Thế Phú
80 trang 49 0 0 -
CHƯƠNG 5: CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI ( PLACE STRATEGY )
7 trang 49 0 0 -
Bài giảng Quản trị Marketing: Chương 4 - Lê Cao Thanh
64 trang 49 0 0 -
CHƯƠNG 3 : CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM ( PRODUCT STRATEGY )
17 trang 47 0 0 -
3 trang 43 0 0