Định hướng phát triển đô thị sinh thái ở Việt Nam: Trường hợp thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 308.82 KB
Lượt xem: 55
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Định hướng phát triển đô thị sinh thái ở Việt Nam: Trường hợp thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum" tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng chiến lược xây dựng và phát triển thị trấn Măng Đen thành “đô thị sinh thái” nhằm hướng tới phát triển đô thị bền vững giai đoạn đến năm 2030. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định hướng phát triển đô thị sinh thái ở Việt Nam: Trường hợp thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ SINH THÁI Ở VIỆT NAM: TRƯỜNG HỢP THỊ TRẤN MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM Nguyễn Xuân Dũng* Trần Thị Vân Anh** Tóm tắt: Ngày nay, với tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đã gây ra những áp lực về rác thải, khí thải... khiến cho lượng khí nhà kính tại các đô thị gia tăng, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường. Phát triển “đô thị sinh thái”1 (Ecocity) được coi là giải pháp tạo ra không gian xanh và cân bằng trong quá trình phát triển của đô thị, hướng tới phát triển đô thị bền vững. Đặc biệt, trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đặt ra những cơ hội, thách thức và yêu cầu phát triển mới cho các đô thị ở Việt Nam, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum cũng không phải là ngoại lệ. Với lợi thế về nguồn lực tự nhiên chưa bị tận khai, đậm đà bản sắc dân tộc… nhưng do xuất phát thấp, nghèo, các nguồn lực cơ bản về kinh tế - tài chính, nguồn lực con người, năng lực đổi mới - sáng tạo đang là những rào cản để có thể đưa thị trấn Măng Đen lên một trình độ (đẳng cấp) phát triển mới trên tất cả các mặt, nhất là đến nay chưa định hình chân dung đô thị, càng chưa định hướng đô thị theo hướng hiện đại và bản sắc. Theo đó, bài viết tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng chiến lược xây dựng và phát triển thị trấn Măng Đen thành “đô thị sinh thái” nhằm hướng tới phát triển đô thị bền vững giai đoạn đến năm 2030. Từ khóa: Đô thị sinh thái; Đô thị bền vững; Măng Đen; Kon Plông; Kon Tum. 1. Tổng quan về đô thị sinh thái Đến nay, từ các tiếp cận khác nhau, có nhiều khái niệm khác nhau về “đô thị sinh thái”. Theo KTS Bùi Kiến Quốc, cuối thế kỷ XIX, lần đầu tiên ý tưởng về một “đô thị sinh thái” xuất hiện dưới tên gọi Thành phố vườn (Garden-City) - là một phương án quy hoạch đô thị của Ebenezer Howard nhằm giải quyết các vấn đề môi sinh của đô thị ở thời điểm khởi đầu quá trình hiện đại hóa… Theo Tổ chức Sinh thái đô thị của Úc thì “Một thành phố sinh thái là thành phố đảm bảo sự * PGS.TS, Viện Kinh tế Việt Nam, email: dungkhxh@gmail.com. ** TS, Viện Kinh tế Việt Nam, email: tranvananhvkt@gmail.com. 1 “Sinh thái” hiểu theo nghĩa rộng là hệ thống thiên nhiên, trong đó các nhân tố hữu sinh và vô sinh kết hợp với nhau trong các mối quan hệ phức tạp và phụ thuộc lẫn nhau cùng với môi trường tự nhiên. 548 RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT cân bằng với thiên nhiên”, cụ thể hơn là sự định cư cho phép các cư dân sinh sống trong điều kiện chất lượng cuộc sống nhưng sử dụng tối thiểu các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Richard Register cho rằng, thành phố sinh thái bền vững là đô thị mật độ thấp, dàn trải, được chuyển đổi thành mạng lưới các khu dân cư đô thị mật độ cao hoặc trung bình có quy mô giới hạn được phân cách bởi các không gian xanh. Hầu hết mọi người sinh sống và làm việc trong phạm vi khoảng cách đi bộ và đi xe đạp1. Các tiêu chí xem xét, đánh giá về đô thị sinh thái theo IES (International Ecocity Standard), gồm các nhóm: i) Cơ cấu đô thị: về sử dụng đất và kiến trúc đô thị; ii) Giao thông đô thị với thứ tự ưu tiên: giao thông đi bộ, xe đạp, thang vận, giao thông công cộng bằng xe điện hoặc tàu điện ngầm, giao thông công cộng bằng xe bus, rồi mới đến xe ô tô con; iii) Năng lượng: sử dụng năng lượng có thể tái tạo như gió, mặt trời…, hạn chế sử dụng tài nguyên không tái tạo được, dùng các giải pháp bảo tồn năng lượng; iv) Xã hội: đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về kiến trúc và thiết kế chỗ ở và sinh hoạt cho người dân, đảm bảo về giáo dục và việc làm…; v) Nông nghiệp; vi) Quy hoạch các khu vực đặc thù và các công cụ quản lý; vii) Chính sách và thể chế quản lý, và viii) Kinh tế2… Ở Việt Nam, hiện chưa có văn bản pháp luật3 nào quy định khái niệm cũng như các tiêu chí cụ thể khi xem xét đánh gía về đô thị sinh thái. Theo PGS. TS. Lưu Đức Hải, các khái niệm đô thị sinh thái đầu tiên được tập trung vào sự trao đổi về những hoạt động diễn ra trong đô thị (vòng tròn năng lượng, nước, chất thải, khí thải…), còn các tiêu chí quy hoạch đô thị sinh thái, theo nhận định của các nhà nghiên cứu về đô thị sinh thái có thể được khái quát trên các phương diện: kiến trúc công trình, sự đa dạng sinh học, giao thông, công nghiệp và kinh tế đô thị… Với 4 nguyên tắc chính để xây dựng thành phố sinh thái, gồm: i) xâm phạm ít nhất đến môi trường tự nhiên; ii) đa dạng hóa việc sử dụng đất, chức năng đô thị và các hoạt động khác của con người; iii) trong điều kiện có thể, cố giữ cho hệ thống đô thị được khép kín và tự cân bằng; iv) giữ cho sự phát triển dân số đô thị và tiềm năng môi trường được cân bằng một cách tối ưu (GS.TS. Lê Huy Bá)4. Theo Nguyễn Trọng Phượng (2008): Đô thị sinh thái là đô thị mà trong quá trình tồn tại và phát triển của nó không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, không làm suy thoái môi trường, không gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng và tạo điều kiện thuận tiện cho mọi người sống, sinh hoạt và làm việc trong đô thị. 1 Bùi Kiến Quốc (2006), Đô thị sinh thái, https://tiasang.com.vn/-van-hoa/do-thi-sinh-thai-1399/ - truy cập 5/8/2021 2 Lưu Đức Hải (2012). Đô thị sinh thái. Tạp chí Quy hoạch Đô thị, số 5, 2011. http://thanhhoacpi.vn/tin-tuc/moi- truong/do-thi-sinh-thai/185. Truy cập ngày 1/8/2021. 3 Ví dụ: Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/01/2006 của Chính phủ quy định về Quy chế khu đô thị mới, Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009 của Chính phủ về Phân loại đô thị và Luật Quy hoạch đô thị (2009) chưa đề cập đến đô thị sinh thái. 4 Lưu Đức Hải (2012). ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định hướng phát triển đô thị sinh thái ở Việt Nam: Trường hợp thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ SINH THÁI Ở VIỆT NAM: TRƯỜNG HỢP THỊ TRẤN MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM Nguyễn Xuân Dũng* Trần Thị Vân Anh** Tóm tắt: Ngày nay, với tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đã gây ra những áp lực về rác thải, khí thải... khiến cho lượng khí nhà kính tại các đô thị gia tăng, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường. Phát triển “đô thị sinh thái”1 (Ecocity) được coi là giải pháp tạo ra không gian xanh và cân bằng trong quá trình phát triển của đô thị, hướng tới phát triển đô thị bền vững. Đặc biệt, trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đặt ra những cơ hội, thách thức và yêu cầu phát triển mới cho các đô thị ở Việt Nam, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum cũng không phải là ngoại lệ. Với lợi thế về nguồn lực tự nhiên chưa bị tận khai, đậm đà bản sắc dân tộc… nhưng do xuất phát thấp, nghèo, các nguồn lực cơ bản về kinh tế - tài chính, nguồn lực con người, năng lực đổi mới - sáng tạo đang là những rào cản để có thể đưa thị trấn Măng Đen lên một trình độ (đẳng cấp) phát triển mới trên tất cả các mặt, nhất là đến nay chưa định hình chân dung đô thị, càng chưa định hướng đô thị theo hướng hiện đại và bản sắc. Theo đó, bài viết tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng chiến lược xây dựng và phát triển thị trấn Măng Đen thành “đô thị sinh thái” nhằm hướng tới phát triển đô thị bền vững giai đoạn đến năm 2030. Từ khóa: Đô thị sinh thái; Đô thị bền vững; Măng Đen; Kon Plông; Kon Tum. 1. Tổng quan về đô thị sinh thái Đến nay, từ các tiếp cận khác nhau, có nhiều khái niệm khác nhau về “đô thị sinh thái”. Theo KTS Bùi Kiến Quốc, cuối thế kỷ XIX, lần đầu tiên ý tưởng về một “đô thị sinh thái” xuất hiện dưới tên gọi Thành phố vườn (Garden-City) - là một phương án quy hoạch đô thị của Ebenezer Howard nhằm giải quyết các vấn đề môi sinh của đô thị ở thời điểm khởi đầu quá trình hiện đại hóa… Theo Tổ chức Sinh thái đô thị của Úc thì “Một thành phố sinh thái là thành phố đảm bảo sự * PGS.TS, Viện Kinh tế Việt Nam, email: dungkhxh@gmail.com. ** TS, Viện Kinh tế Việt Nam, email: tranvananhvkt@gmail.com. 1 “Sinh thái” hiểu theo nghĩa rộng là hệ thống thiên nhiên, trong đó các nhân tố hữu sinh và vô sinh kết hợp với nhau trong các mối quan hệ phức tạp và phụ thuộc lẫn nhau cùng với môi trường tự nhiên. 548 RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT cân bằng với thiên nhiên”, cụ thể hơn là sự định cư cho phép các cư dân sinh sống trong điều kiện chất lượng cuộc sống nhưng sử dụng tối thiểu các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Richard Register cho rằng, thành phố sinh thái bền vững là đô thị mật độ thấp, dàn trải, được chuyển đổi thành mạng lưới các khu dân cư đô thị mật độ cao hoặc trung bình có quy mô giới hạn được phân cách bởi các không gian xanh. Hầu hết mọi người sinh sống và làm việc trong phạm vi khoảng cách đi bộ và đi xe đạp1. Các tiêu chí xem xét, đánh giá về đô thị sinh thái theo IES (International Ecocity Standard), gồm các nhóm: i) Cơ cấu đô thị: về sử dụng đất và kiến trúc đô thị; ii) Giao thông đô thị với thứ tự ưu tiên: giao thông đi bộ, xe đạp, thang vận, giao thông công cộng bằng xe điện hoặc tàu điện ngầm, giao thông công cộng bằng xe bus, rồi mới đến xe ô tô con; iii) Năng lượng: sử dụng năng lượng có thể tái tạo như gió, mặt trời…, hạn chế sử dụng tài nguyên không tái tạo được, dùng các giải pháp bảo tồn năng lượng; iv) Xã hội: đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về kiến trúc và thiết kế chỗ ở và sinh hoạt cho người dân, đảm bảo về giáo dục và việc làm…; v) Nông nghiệp; vi) Quy hoạch các khu vực đặc thù và các công cụ quản lý; vii) Chính sách và thể chế quản lý, và viii) Kinh tế2… Ở Việt Nam, hiện chưa có văn bản pháp luật3 nào quy định khái niệm cũng như các tiêu chí cụ thể khi xem xét đánh gía về đô thị sinh thái. Theo PGS. TS. Lưu Đức Hải, các khái niệm đô thị sinh thái đầu tiên được tập trung vào sự trao đổi về những hoạt động diễn ra trong đô thị (vòng tròn năng lượng, nước, chất thải, khí thải…), còn các tiêu chí quy hoạch đô thị sinh thái, theo nhận định của các nhà nghiên cứu về đô thị sinh thái có thể được khái quát trên các phương diện: kiến trúc công trình, sự đa dạng sinh học, giao thông, công nghiệp và kinh tế đô thị… Với 4 nguyên tắc chính để xây dựng thành phố sinh thái, gồm: i) xâm phạm ít nhất đến môi trường tự nhiên; ii) đa dạng hóa việc sử dụng đất, chức năng đô thị và các hoạt động khác của con người; iii) trong điều kiện có thể, cố giữ cho hệ thống đô thị được khép kín và tự cân bằng; iv) giữ cho sự phát triển dân số đô thị và tiềm năng môi trường được cân bằng một cách tối ưu (GS.TS. Lê Huy Bá)4. Theo Nguyễn Trọng Phượng (2008): Đô thị sinh thái là đô thị mà trong quá trình tồn tại và phát triển của nó không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, không làm suy thoái môi trường, không gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng và tạo điều kiện thuận tiện cho mọi người sống, sinh hoạt và làm việc trong đô thị. 1 Bùi Kiến Quốc (2006), Đô thị sinh thái, https://tiasang.com.vn/-van-hoa/do-thi-sinh-thai-1399/ - truy cập 5/8/2021 2 Lưu Đức Hải (2012). Đô thị sinh thái. Tạp chí Quy hoạch Đô thị, số 5, 2011. http://thanhhoacpi.vn/tin-tuc/moi- truong/do-thi-sinh-thai/185. Truy cập ngày 1/8/2021. 3 Ví dụ: Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/01/2006 của Chính phủ quy định về Quy chế khu đô thị mới, Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009 của Chính phủ về Phân loại đô thị và Luật Quy hoạch đô thị (2009) chưa đề cập đến đô thị sinh thái. 4 Lưu Đức Hải (2012). ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Hội thảo Quản trị rủi ro và phát triển đô thị Đô thị sinh thái Định hướng phát triển đô thị sinh thái Chân dung đô thị Kiến trúc đô thịGợi ý tài liệu liên quan:
-
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 318 0 0 -
197 trang 275 0 0
-
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 273 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 260 0 0 -
Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội
6 trang 224 0 0 -
Thuật toán khai phá tập mục thường xuyên trong cơ sở dữ liệu lớn thông qua mẫu đại diện
11 trang 222 0 0 -
Phương pháp nhận diện biển số xe ô tô sử dụng học máy và thư viện OpenCV
6 trang 208 0 0 -
11 trang 205 0 0
-
Nghi thức chào hỏi trong văn hóa giao tiếp của người Nhật
13 trang 159 0 0 -
Một số ứng dụng của xác suất thống kê
5 trang 146 0 0