Danh mục

Định hướng phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu ở khu vực ven biển miền trung

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 864.58 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích đặc điểm môi trường vùng ven biển miền Trung, những thuận lợi và khó khăn của hoạt động nông nghiệp vùng đất cát ven biển miền Trung, và bàn về một số mô hình nông nghiệp có hiệu quả kinh tế và có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng ven biển Quảng Nam – Đà Nẵng. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định hướng phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu ở khu vực ven biển miền trungĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍHẬU Ở KHU VỰC VEN BIỂN MIỀN TRUNG TS. Võ Văn Minh Trưởng Khoa Sinh – Môi trường, Trường ĐHSP, Đại học Đà Nẵng, Trưởng nhóm Nghiên cứu – Giảng dạy “Môi trường & Tài nguyên Sinh học – DN-EBR” Việt Nam được xếp thứ 13/16 nước có rủi ro cao nhất bởi BĐKH. Theo dự đoáncủa Ủy ban liên chính phủ về BĐKH, nếu mực nước biển dâng thêm 0,1 m thì 40.000km2 đất trồng trọt ở Việt Nam sẽ bị ngập, sản lượng lương thực sẽ giảm đi một nửa.BĐKH gián tiếp làm mất diện tích đất canh tác, giảm sản lượng cây trồng hoặc trực tiếpảnh hưởng đến các hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái nông nghiệp ở các vùng ven biển. Đồng bằng duyên hải miền Trung là một dải kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận.Do theo cấu tạo địa chất, địa hình, vị trí với đường xích đạo, chí tuyến đã dẫn tới việcphân chia rõ rệt về khí hậu, thời tiết thành 2 vùng riêng biệt là Bắc Trung Bộ và Duyênhải Nam Trung Bộ. Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở vùng này còn gặp nhiều khó khăndo điều kiện môi trường đất cát nghèo dinh dưỡng và khả năng giữ nước thấp, bên cạnhđó là những tác động tiêu cực từ những biểu hiện thời tiết cực đoan trong bối cảnhBĐKH đã làm gia tăng khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hiệnnay ở khu vực này vẫn có một số mô hình nông nghiệp tự phát có hiệu quả kinh tế cao.Điều đó cho thấy trong điều kiện khí hậu thay đổi, nông nghiệp vẫn có thể phát triển nếuxác định được hướng đi phù hợp.1. Đặc điểm môi trường vùng ven biển miền Trung Ở khu vực miền Trung, đi từ trong ra phía biển, địa hình thấp dần: 40-25m, 25-15m,15-5m, 5-4m, và có tuổi trẻ dần. Điều đó chứng tỏ địa hình được nâng cao dần và liêntục. Bờ biển lùi ra xa, các con lươn con trạch tạo nên những cồn cát, những cồn cát nàyđược gió vun lên thành những đụn cát và ngăn chặn các đầm phá. Ở đồng bằng duyên hảimiền Trung có những cồn cát cao tới 40-50m. Địa hình đồng bằng bị cắt xẻ bởi cácnhánh núi ăn sát ra tới biển như: dãy núi Hoành Sơn-đèo Ngang, dãy núi Bạch Mã-đèoHải Vân, dãy núi Nam Bình Định-đèo Cả. Vì vậy, địa hình đồng bằng duyên hải miềnTrung mang tính chất chân núi-ven biển. Ngoài bị cắt xẻ ngang bởi các nhánh núi ăn sátra biển, thì ở đây còn có sự phân chia dọc theo đồng bằng, đi từ trong ra ta sẽ gặp: cồn cát→ đụn cát → đồi núi sót → mõm đá. Phía trong các cồn cát là các đồng bằng nhỏ hẹp cóthể canh tác nông nghiệp. Còn ở dưới chân núi là vùng sỏi đá khô cằn, cỏ cây hoang dạimọc. Đất nông nghiệp ở khu vực này có đặc điểm chung gồ m các cồ n cát , đu ̣n cát phânbố thành mô ̣t dải he ̣p, chạy dài ven biển , phần lớn là những vùng đất khô hạn, thiếu nướctưới, thành phần cơ giới nhẹ, tầng dày, nghèo mùn, giữ nước kém và thường bị nhiễmmặn. Nhìn chung, khí hậu khu vực này được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa khô thườngkéo dài 8 tháng (từ tháng 1 đến tháng 8), lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20-25% lượng 4mưa năm; mùa mưa kéo dài 4 tháng (từ tháng 9 đến tháng 12), lượng mưa chiếm khoảng75-80% lượng mưa năm. Mưa phân bố không đều giữa các tháng và các mùa trong năm.Do đặc điểm đất cát ven biển được hình thành từ các trầm tích sông, trầm tích biển, cácsản phẩm dốc tụ, tích lũy từ sự phá hủy các đá giàu thạch anh, quarzit, cát kết, thành phầncơ giới chủ yếu là cát, hàm lượng chất dinh dưỡng thấp nên cường độ bốc thoát hơi nướctrong mùa khô cao, dễ xảy ra hạn cục bộ hoặc trên diện rộng, đồng thời thường ngập úngvào mùa mưa. Tài nguyên sinh vật ở dưới nước có độ đa dạng cao, tuy nhiên lại nghèo nàn ở trêncạn, chủ yếu là các loài thực vật có khả năng chịu hạn tốt như dứa dại, xương rồng...Những loại cây nông nghiệp chính được trồng ở đây là các loại cây hoa màu và các câycông nghiệp ngắn ngày và lúa nước. Vùng đất cát ven biển thường dốc và chủ yếu là các đồi cát, hệ thống giữ nước chưanhiều nên chưa đáp ứng đủ nhu cầu nước tưới cho diện tích đất nông nghiệp hiện có cũngnhư gây khó khăn cho phát triển thủy lợi. Các vùng ven biển thường có gió mạnh và chịutác động mạnh mẽ của bão, lũ nên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất cũng nhưnăng suất cây trồng, vật nuôi.2. Những thuận lợi và khó khăn của hoạt động nông nghiệp vùng đất cát ven biểnmiền Trung2.1. Thuận lợi Chủ trương “Nông dân – Nông nghiệp – Nông thôn” đã góp phần vào thay đổi bộmặt nông thôn đáng kể, thu nhập của người dân từng bước được nâng cao, đời sống nôngdân được cải thiện. Nhiều chủ trương, chính sách của Nhà nước đã được triển khai thựchiện kịp thời, cùng với việc quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ở các địa phương venbiển, quy hoạch ngành thủy sản, quy hoạch lâm ng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: