Danh mục

Định hướng tổ chức đào tạo giáo viên khoa học tự nhiên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 204.14 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, ở cấp học Trung học cơ sở có môn học Khoa học tự nhiên, tích hợp kiến thức của các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học. Tuy nhiên, từ trước tới nay ở các nhà trường chỉ có đội ngũ giáo viên được đào tạo theo từng đơn môn Vật lí, Hóa học, Sinh học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định hướng tổ chức đào tạo giáo viên khoa học tự nhiên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới78 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI ĐỊNH HƯỚ HƯỚNG TỔ TỔ CHỨ CHỨC Đ5O TẠ TẠO GIÁO VIÊN KHOA HỌ HỌC TỰ TỰ NHIÊN ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤ DỤC PHỔ PHỔ THÔNG MỚ MỚI Nguyễn Văn Linh Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắ tắt: Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, ở cấp học Trung học cơ sở có môn học Khoa học tự nhiên, tích hợp kiến thức của các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học. Tuy nhiên, từ trước tới nay ở các nhà trường chỉ có đội ngũ giáo viên được đào tạo theo từng đơn môn Vật lí, Hóa học, Sinh học. Do vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là phải đào tạo đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Khoa học Tự nhiên cho các trường Trung học cơ sở trong thời gian tới. Cần có sự chuẩn bị cụ thể, từ xác định các tiêu chuẩn, năng lực cần có của một người giáo viên Khoa học Tự nhiên, chuẩn bị đội ngũ giảng viên, xây dựng chương trình đào tạo…; đến việc đầu tư cơ sở vật chất, tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá v.v… Bài viết đưa ra một số định hướng thiết thực cho vấn đề này. Từ khóa: Sư phạm Khoa học Tự nhiên, chương trình giáo dục phổ thông, dạy học tích hợp, dạy học liên môn, đổi mới giáo dục. Nhận bài ngày 02.11.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 15.12.2018 Liên hệ tác giả: Nguyễn Văn Linh; Email: nvlinh@hnmu.edu.vn1. MỞ ĐẦU Thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW (Nghị quyết TW 8 khóa XI) ngày 4/11/2013 củaBan chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, giáodục nước nhà những năm qua đã có nhiều thay đổi đáng kể. Chương trình giáo dục phổthông tổng thể do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày 28/7/2018, tuy muộn hơn so vớikế hoạch, song đã được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực ngườihọc, nội dung chương trình được thiết kế giảm thời lượng, tăng tính tích hợp liên môn,giúp người học có thể vận dụng trực tiếp kiến thức đã học vào thực tiễn. Trong chương trình dành cho bậc Trung học cơ sở (THCS), môn Khoa học tự nhiênđược xây dựng trên cơ sở lồng ghép, tích hợp các lĩnh vực kiến thức về Vật lí, Hóa học,Sinh học; được tổ chức theo các mạch nội dung (vật chất, sự sống, năng lượng, trái đất, bầutrời); các nguyên lí và quy luật chung của thế giới tự nhiên (tính cấu trúc, sự đa dạng, sựtương tác, tính hệ thống, quy luật vận động và biến đổi); vai trò của khoa học đối với sựTẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 28/2018 79phát triển xã hội; vận dụng kiến thức khoa học trong sử dụng và khai thác thiên nhiên mộtcách bền vững. Để thực hiện được chương trình giáo dục phổ thông mới, cũng đã có nhiều đề tài cáccấp cũng như các hội thảo ở cấp quốc gia nghiên cứu và bàn luận về những vấn đề lý luậnvà thực tiễn của dạy học tích hợp; về kinh nghiệm dạy học tích hợp của các nước trên thếgiới; về phương pháp, hình thức, mức độ tích hợp... Tuy nhiên, việc biên soạn các mônhọc, các chủ đề theo hướng tích hợp như thế nào? Qui trình, kỹ thuật, cách thức để tổ chứcdạy học một bài tích hợp ra sao vẫn còn là một yêu cầu đầy thách thức. Vấn đề khó khăn nhất là đội ngũ giáo viên đang dạy ở THCS hầu hết được đào tạo đơnmôn Vật lý, Hóa học hoặc Sinh học; chưa nắm bắt được hoặc chưa có khả năng giảng dạyhiệu quả môn học mới này. Hầu hết giáo viên đang lúng túng, nếu phải đảm nhiệm dạymôn KHTN thì phải làm thế nào? Phải bắt đầu từ đâu? Cần chuẩn bị những điều kiện gì,cần đáp ứng được những yêu cầu gì? Đó là những câu hỏi cần sớm được giải đáp để cácnhà trường có thể tổ chức dạy học được môn KHTN khi chương trình giáo dục phổ thôngmới chính thức được triển khai. Do vậy, việc thiết kế, xây dựng, tổ chức đào tạo, đào tạolại để đội ngũ giáo viên có thể giảng dạy tốt môn KHTN trong trường THCS là một trongnhững nhiệm vụ bức thiết đặt ra cho các cơ sở đào tạo giáo viên hiện nay.2. NỘI DUNG2.1. Dạy học tích hợp là gì? Nguồn gốc Latinh của danh từ tích hợp là “Integration” có nghĩa là cái chung, cái toànthể, cái thống nhất trên cơ sở của nhiều bộ phận riêng lẻ. Động từ tích hợp có nghĩa là sựphối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau để đạt được mục tiêu củahoạt động ấy. Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặccác thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhấ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: