Danh mục

Định nghĩa một số chỉ số chuyên môn cho các nhà khoa học làm nhiệm vụ đánh giá ngang hàng trong các hội nghị chuyên ngành

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 441.96 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết bước đầu tìm kiếm một phương pháp mô hình hóa nhằm định nghĩa một vài chỉ số về mặt chuyên môn khoa học trên các nhà nghiên cứu với tiêu chí xếp hạng sự phù hợp của họ đối với nhiệm vụ làm thành viên Ủy ban chương trình của hội nghị đang xét.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định nghĩa một số chỉ số chuyên môn cho các nhà khoa học làm nhiệm vụ đánh giá ngang hàng trong các hội nghị chuyên ngành Kỷ yếu Hội nghị KHCN Quốc gia lần thứ XI về Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng Công nghệ thông tin (FAIR); Hà Nội, ngày 09-10/8/2018 DOI: 10.15625/vap.2018.00019 ĐỊNH NGHĨA MỘT SỐ CHỈ SỐ CHUYÊN MÔN CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC LÀM NHIỆM VỤ ĐÁNH GIÁ NGANG HÀNG TRONG CÁC HỘI NGHỊ CHUYÊN NGÀNH Trần Hồng Diệp, Nguyễn Văn Cường Trường ĐH Lâm nghiệp Việt Nam TOM TẮT. Việc tổ chức các hội nghị khoa học, hội nghị chuyên ngành đang là một giải pháp đặc biệt hữu hiệu đáp ứng nhu cầu công bố các phát kiến khoa học của các nhà nghiên cứu trên thế giới ngày nay. Việc xem xét và chấp nhận các bản thảo gửi đến hội nghị thông thường được thực hiện bởi Ủy ban chương trình của hội nghị đó. Như vậy, ban chương trình này có tầm ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của hội nghị. Thực tế cho thấy, gọi các chuyên gia nghiên cứu để thành lập các Ủy ban chương trình hàng năm vẫn là một nhiệm vụ rất khó khăn và nặng nề cho chức Giáo sư - Chủ tịch Ủy ban chương trình, để trả lời câu hỏi: Những nhà nghiên cứu nào là thích đáng hơn cả về chuyên môn để trở thành thành viên của Ủy ban chương trình của một hội nghị sắp diễn ra? Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi bước đầu tìm kiếm một phương pháp mô hình hóa nhằm định nghĩa một vài chỉ số về mặt chuyên môn khoa học trên các nhà nghiên cứu với tiêu chí xếp hạng sự phù hợp của họ đối với nhiệm vụ làm thành viên Ủy ban chương trình của hội nghị đang xét. I. GIỚI THIỆU Chúng ta có gì làm “thước” để đo xem: chuyên môn khoa học của một nhà khoa học là gì, khác hay giống chuyên môn của một nhà khoa học khác. Hoặc là đo đếm sự uyên thâm của nhà nghiên cứu này là bao nhiêu, nhiều hay ít hơn của một nhà nghiên cứu khác cùng lĩnh vực? Vấn đề tương tự cũng xảy ra khi so sánh và “cân đo” nội dung chuyên môn của các đối tượng chuyên môn khác như các bài báo khoa học, các nhà xuất bản hay các trường đại học... Dù rằng vô cùng khó để đánh giá một cách đầy đủ, nhất là chúng ta mong muốn việc đánh giá này được thực hiện bằng một hệ thống tự động. Tuy thế, trong mọi lĩnh vưc chuyên môn, người ta luôn mong muốn có thể đánh giá một cách định lượng để phân loại hay xếp hạng các đối tượng này. Ngày nay, mong muốn này đã hoàn toàn có cơ sở để thực hiện, dựa trên sự phát triển mạnh mẽ của các phương pháp thu hồi thông tin (IR - Information Retrieval) và sự đầy đủ thông tin từ rất nhiều các thư viện số trên internet. Lĩnh vực Tìm kiếm chuyên gia (ER - Expertise Retrieval) và Scientometrie là một hướng nghiên cứu phát triển mạnh mẽ khoảng trên chục năm lại đây, nghiên cứu giải quyết vấn đề này. Theo đó, một trong các nhiệm vụ quan trọng của nó là phát hiện các chỉ số đánh giá (Indicators - Scientometric Indicators) cho mỗi trường hợp cụ thể. Lấy ví dụ về chỉ số Hirsch nổi tiếng [6]. Mặc dù trong các nghiên cứu sau này, các nhà khoa học cũng đã chỉ ra rằng chỉ số này tồn tại những bất cập làm sai lệch thước đo đánh giá. Nhưng cho đến nay chỉ số Hirsch vẫn được cộng đồng các nhà khoa học toàn thế giới coi là thước đo căn bản nhất đo sự cống hiến và uy tín chuyên môn của các nhà nghiên cứu. Bên cạnh đó, các nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng mỗi chỉ số đưa ra đều chỉ có một phạm vi đánh giá khá hạn chế. Có nghĩa là, để phát hiện chỉ số đánh giá cho mỗi mục đích đánh giá càng cụ thể, càng hẹp thì hiệu quả đánh giá của chỉ số đó càng cao (chỉ số cục bộ). Chúng ta đều biết rằng sự đọc các nghiên cứu đã công bố là tiền đề quan trọng cho các nhà nghiên cứu tiếp tục các phát minh khoa học. Nghĩa là các phát kiến của các nhà nghiên cứu càng được thẩm định tốt và nhanh chóng đưa đến cộng đồng, càng thúc đẩy sự phát triển của khoa học. Đây chính là tác động quan trọng của các hệ thống xuất bản, công bố các công trình khoa học như tạp chí chuyên ngành hay các hội nghị khoa học thường niên v.v. Trong bối cảnh ngày nay, nhu cầu công bố các công trình khoa học là cực lớn, song với số lượng hạn chế cũng như quá trình thẩm định bản thảo có những bất cập nhất định trong các tạp chí chuyên ngành, thì việc mở các hội nghị khoa học thường niên (professional conference) là một giải pháp hữu hiệu, nhất là trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật có tốc độ phát triển nhanh chóng, ví dụ như ngành khoa học máy tính. Thực tế cho thấy hiện nay có một số lượng rất lớn các hội nghị, hội thảo khoa học được tổ chức hàng năm trên khắp thế giới, cùng với nó là một lượng khổng lồ các công trình khoa học được công bố. Trong nhiều ngành, phương thức công bố này được coi là phương án lựa chọn đầu tiên khi nhà nghiên cứu có một công trình cần công bố. Ở đây chúng tôi bàn về các hội nghị khoa học mà xuất bản toàn văn các công trình nghiên cứu và có sự thẩm định của một hội đồng chuyên môn uy tín. Đến đây, một vấn đề được đặt ra là Chất lượng của các công bố này sẽ thế nào, khi mà việc thẩm định và in ấn nhanh và nhiều đến vậy? Đến nay, đã có rất nhiều các nghiên cứu nghiêm túc bàn về quy trình xuất bản của các hội nghị (kỷ yếu hội nghị) cùng với các ưu điểm cũng như các vấn đề còn tồn tại của nó. Nhưng dù thế nào, chúng ta vẫn khẳng định rằng, chất lượng của công bố chịu ảnh hưởng lớn vào tập thể các nhà thẩm định, mà trong các hội thảo Trần Hồng Diệp, Nguyễn Văn Cường 147 chuyên ngành thường gọi là Ủy ban chương trình - Program Committee (trách nhiệm tương tự ban biên tập của các tạp chí chuyên ngành - Journal Editor Board). Về lý thuyết, các nhà nghiên cứu được mời tham gia Ủy ban chương trình của một hội nghị phải là những chuyên gia khoa học có uy tín trong cộng đồng về lĩnh vực mà hội thảo đang xem xét. Thông thường hàng năm, Ủy ban chương trình của một hội nghị được tái thành lập bởi vị chủ ...

Tài liệu được xem nhiều: