Danh mục

Định vị hệ thống ngân hàng Việt Nam so với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 936.53 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong 10 năm trở lại đây, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có nhiều bước phát triển nhanh chóng và đáng ghi nhận, góp phần quan trọng với sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, xét trong mối tương quan so với các nước trong khu vực và thế giới thì hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn rất yếu so với các nước cả về mức độ cạnh tranh lẫn tính lành mạnh và an toàn hệ thống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định vị hệ thống ngân hàng Việt Nam so với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới Định vị hệ thống ngân hàng Việt Nam so với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới Lê Thu Hằng và Đỗ Thị Bích Hồng1 Trong 10 năm trở lại đây, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có nhiều bước phát triển nhanh chóng và đáng ghi nhận, góp phần quan trọng với sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, xét trong mối tương quan so với các nước trong khu vực và thế giới thì hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn rất yếu so với các nước cả về mức độ cạnh tranh lẫn tính lành mạnh và an toàn hệ thống. Để đánh giá và so sánh sự phát triển của hệ thống ngân hàng giữa các quốc gia trên thế giới, mỗi tổ chức có thể đưa ra những tiêu chí khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi lựa chọn 2 tiêu thức phổ biến nhất để định vị hệ thống ngân hàng Việt Nam so với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới là: Mức độ phát triển và đóng góp của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế; tính lành mạnh và năng lực của hệ thống ngân hàng. MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHU VỰC NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ Độ sâu tài chính Theo một đánh giá toàn diện của một nghiên cứu thực nghiệm của Demirgü-Kunt và Levine (2008), các bằng chứng được kiểm nghiệm cho thấy độ sâu tài chính, được đo bằng các chỉ số như: tỷ lệ của các khoản nợ có tính thanh khoản trên GDP, tỷ lệ tín dụng ngân hàng trên GDP có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng. Sự gia tăng của độ sâu tài chính, thể hiện qui mô tương đối của hệ thống tài chính so với GDP, thường được xem như là một trong nhiều bằng chứng của sự phát triển của khu vực tài chính trong một quốc gia. Hình 1 thể hiện mối quan hệ so sánh về độ sâu tài chính của các khu vực kinh tế trên thế giới. Hình 1: Tín dụng ngân hàng tính trên GDP 1 Viện Chiến lược Ngân hàng, NHNN 1 Đơn vị: % Nguồn: ADB tính toán dựa trên dữ liệu của Beck, Demirgüç-Kunt, và Levine (2010) và Công ty dữ liệu CEIC (cập nhật đến 30/6/2010). Sử dụng chỉ số tín dụng/GDP để so sánh về độ sâu tài chính của Việt Nam, có thể thấy độ sâu tài chính của Việt Nam đã được cải thiện nhanh chóng, từ 35% GDP năm 2000 lên 90%GDP năm 2008 và 107% năm 2009. Năm 2010, dự kiến đạt 115%, ngang mức bình quân của khu vực Đông Nam Á như Thái Lan và Malaysia. Hình 2 sẽ cho thấy sự so sánh về xu thế tăng trưởng tín dụng của Việt Nam so với các nước Đông Nam Á khác trong vòng 10 năm qua. Hình 2: Xu thế tín dụng ngân hàng của Việt Nam và các nước Đông Nam Á N Nguồn: Ngân hàng phát triển châu Á, Chỉ số phát triển châu Á 2008 Khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng và mức độ cạnh tranh 2 Số lượng các tổ chức tài chính/chi nhánh/phòng giao dịch/điểm giao dịch tính trên một số lượng đầu người nhất định trả lời cho vấn đề về mức độ dễ dàng tiếp cận vào các dịch vụ tài chính trong một quốc gia. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì: Thứ nhất, nó hỗ trợ cải thiện tình trạng đói nghèo, vì trên thực tế, hạn chế tín dụng ngăn cản những người nghèo hoặc những người không có tài sản thế chấp tham gia vào việc kinh doanh có lợi nhuận. Thứ hai, nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nguồn vốn hạn chế tiếp cận nguồn tài chính để sáng tạo và áp dụng các công nghệ mới, do đó, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. (Beck, Demirgü-Kunt, và Peria 2007). Hình 3: Mức độ truy cập vào hệ thống tài chính năm 2008 của OECD và một số nước trong khu vực Nguồn: ADB đánh giá dựa trên số liệu của Beck, Demirgüç-Kun, and Peria (2007); Quỹ tiền tệ quốc tế (Financial Access online database http://www.imf.org); Ngân hàng thế giới World Bank. (World Development Indicators online database) cập nhật 31 Tháng tám 2010 Hình 3 cho thấy mức độ tiếp cận tài chính được đo bằng số lượng các chi nhánh ngân hàng và các máy rút tiền tự động trên 100.000 người dân. Ở Việt Nam, tính đến 2009, hệ thống các tổ chức tín dụng bao gồm 5 ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) với 1.405 chi nhánh, 38 ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần với 1.830 sở giao dịch, chi nhánh và văn phòng giao dịch. Như vậy tỷ lệ chi nhánh, phòng giao dịch trên 100.000 người dân trung bình vào khoảng 3,72. Con số này mặc dù khá tương đồng với Philippines (khoảng xấp xỉ 4) nhưng vẫn thấp hơn Thái Lan và Indonesia và là một khoảng cách khá xa so với các nước OECD (xấp xỉ 27). Xu hướng tiếp cận các dịch vụ tài chính không qua trụ sở hay chi nhánh của các định chế tài chính cũng trở nên phổ biến gần đây. Nó thể hiện ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: