Thông tin tài liệu:
Từ đó, nhận được công thức tính vận tốc:
Công thức (4.29) dùng được trong trường hợp chất lỏng lý tưởng còn trong trường hợp dòng chảy rối thì ( h) bé hơn . Để áp dụng người ta đưa vào một hệ số điều chỉnh (ϕ) được xác định bằng cách kiểm định. Khi đó (4.29) có dạng:
Ngày nay dã chế tạo được các ống đo có hệ số ϕ = 1
4.4.4 Xác định vận tốc bằng xác định lực tác
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐO ĐẠC VÀ CHỈNH LÝ SỐ LIỆU THỦY VĂN Nguyễn Thanh Sơn phần 5
u12 u2
p1 p
z1 + + = z2 + 2 + 2 (4.27)
γ γ 2g
2g
u12
h=
2g
p1
γ
p2
γ
u1 A B
Hình 4.6 Sơ đồ nguyên lý đo vận tốc bằng ống đo thuỷ văn
Trong đó: Z1 = Z2 - độ cao của điểm xác định vận tốc bằng nhau cho cả hai
điểm A và B; u1 - vận tốc tại điểm A; u2 = 0 là vận tốc tại điêm B, - γ- trọng lượng
riêng của nước.
Từ (4.27 )ta có:
p 2 − p1 u12
= =h (4.28)
γ 2g
Từ đó, nhận được công thức tính vận tốc:
v = u1 = 2 gh (4.29)
Công thức (4.29) dùng được trong trường hợp chất lỏng lý tưởng còn trong
trường hợp dòng chảy rối thì ( h) bé hơn . Để áp dụng người ta đưa vào một hệ số điều
chỉnh (ϕ) được xác định bằng cách kiểm định. Khi đó (4.29) có dạng:
u = ϕ 2 gh (4.30)
Ngày nay dã chế tạo được các ống đo có hệ số ϕ = 1
4.4.4 Xác định vận tốc bằng xác định lực tác động của dòng chảy lên vật
trôi
4.4.4.1 Nguyên tắc: dựa trên mối liên hệ giữa vận tốc dòng chảy và áp suất của
64
dòng lên vật thể nằm trong đó. Nó được biểu diễn qua mối liên hệ:
12
ρu ω
R = Cx (4.31)
2
R - Lực áp suất của dòng chảy lên vật. Cx - hệ số cản, phụ thuộc vào hình dạng
của vật và hệ số Reinolds (Re). ρ - mật độ nước; u - vận tốc dòng chảy. ω - diện tích
hình chiếu vật lên bề mặt vuông góc với vận tốc dòng chảy gọi là Midel
Từ (4.31) vận tốc sẽ có là:
2R
v=u= (4.32)
Cx ρω
Vậy khi đo được áp suất dòng chảy lên vật trôi có thể đo được vận tốc dòng
chảy. Trong công thức trên ω đã biết. Hệ số Cx phụ thuộc vào hình dạng của vật và
hệ số Reinolds
ud
Re = (4.33)
ν
u - vận tốc dòng, d - kích thước vật cản; ν - hệ số nhiệt động nhớt của nước,
phụ thuộc vào nhiệt độ vật thả , bởi thế vật thả nên dùng có dạng hình cầu, hình
đĩa...và hàm Cx = f ( Re) đã có trình bày trong các sách tra cứu.Về lý thuyết, đo vận
tốc còn có thể dựa trên phương pháp thể tích, phương pháp trao đổi nhiệt và phương
pháp hồi âm
65
CHƯƠNG 5. LƯU LƯỢNG NƯỚC
5.1. KHÁI NIỆM
Định nghĩa: Lưu lượng nước là một thể tích nước chảy qua một thiết diện
ngang của dòng chảy trong một đơn vị thời gian . Đơn vị đo m3/s hoặc l/s; ký hiệu Q.
Lưu lượng nước là một đặc trưng rất quan trọng; là một trong những thành phần
chủ yếu nhất của dòng chảy. Trên cơ sở xác định lưu lượng một cách có hệ thống
người ta tính lưu lượng nước trung bình ngày, lưu lượng nước cực đại, cực tiểu cũng
như là thể tích dòng chảy qua khoảng thời gian này hoặc kia.
Các phương pháp xác định lưu lượng nước đang tồn tại có thể chia ra hai nhóm:
đo trực tiếp và đo gián tiếp .
Nhóm thứ nhất gồm phương pháp thể tích dựa trên việc đo thể tích bằng các
dụng cụ đo đặt dưới dòng nước , đồng thời đo cả thời gian lúc đầy dụng cụ chứa. Lưu
lượng là tỷ số giữa thể tích và thời gian đo. Phương pháp này thường được áp dụng
trên các dòng chảy bé như suối, kênh, rạch vv... Phương pháp này có độ chính xác cao.
Phương pháp đo gián tiếp gồm nhiều phương pháp mà đặc trưng chung của nó
là không đo trực tiếp lưu lượng mà đo một số yếu tố của dòng chảy và lưu lượng thu
được thông qua tính toán. Nhóm phương pháp này bao gồm:
a. Phương pháp xác định lưu lượng theo vận tốc dòng chảy và diện tích mặt cắt
ngang của dòng gọi là phương pháp lưu tốc - diện tích
b. Xác định lưu lượng nhờ các công trình đo cố định như kênh đào, đập chắn -
lưu lượng xác định theo yếu tố thuỷ lực .
c. Phương pháp hỗn hợp (điện, nhiệt vv..)
Trong các ...