Danh mục

ĐO ĐẠC VÀ CHỈNH LÝ SỐ LIỆU THỦY VĂN Nguyễn Thanh Sơn phần 8

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 405.88 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 20,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CHƯƠNG 8. CHỈNH LÝ SỐ LIỆU MỰC NƯỚC 8.1. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ Mực nước là yếu tố thuỷ văn sử dụng rất phổ biến đối với các ngành có liên quan đến nguồn nước. Công việc đo mực nước tương đối đơn giản do đó có thể đo nhiều lần cho một ngày nhưng phải đảm bảo thể hiện sự thay đổi liên tục của mực nước theo thời gian. Mục đích của công tác chỉnh lý số liệu mực nước thực đo là kiểm tra, phát ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐO ĐẠC VÀ CHỈNH LÝ SỐ LIỆU THỦY VĂN Nguyễn Thanh Sơn phần 8 CHƯƠNG 8. CHỈNH LÝ SỐ LIỆU MỰC NƯỚC 8.1. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ Mực nước là yếu tố thuỷ văn sử dụng rất phổ biến đối với các ngành có liên quan đến nguồn nước. Công việc đo mực nước tương đối đơn giản do đó có thể đo nhiều lần cho một ngày nhưng phải đảm bảo thể hiện sự thay đổi liên tục của mực nước theo thời gian. Mục đích của công tác chỉnh lý số liệu mực nước thực đo là kiểm tra, phát hiện sửa chữa những sai số trong đo đạc và tính toán, tổng hợp số liệu để sử dụng lưu trữ và định ra được một chế độ đo hợp lý. Có thể theo dõi sơ đồ sau: Cung cấp cho các ngành Nâng cao chất lượng Mực nước khác Tổng hợp chế độ đo thực đo hợp lý Định chế độ đo Đề xuất các yêu cầu hợp lý Hình 8.1 Sơ đồ chỉnh lý số liệu mực nước Nhiệm vụ của công tác chỉnh biên: - Phân tích sửa chữa, bổ sung mực nước H - Tính các mực nước đặc trưng : mực nước cực đại(Hmax), mực nước thấp nhất (Hmin), chênh lệch mực nước(ΔH) và mực nước bình quân ( H ) và cường suất mực ΔH nước Δt 112 - Tổng hợp và thuyết minh các tài liệu. 8.2 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ THAY ĐỔI CỦA MỰC NƯỚC VÀ NHỮNG MỰC NƯỚC THƯỜNG DÙNG 8.2.1 Nhân tố ảnh hưởng Mực nước trên sông ngòi luôn luôn biến đổi, sự thay đổi của mực nước do nhiều nguyên nhân gây ra. Các chu kỳ lạnh hoặc chu kỳ nóng của vũ trụ thường kéo theo sự gia tăng hay giảm của dòng chảy. Sự thay đổi của mực nước (H) trong năm phụ thuộc bởi những nguyên nhân cụ thể do lượng mưa rơi trên bề mặt lưu vực và bức xạ mặt trời trong năm chi phối. Sự thay đổi mực nước trong ngày phụ thuộc chủ yếu do thuỷ triều, gió hoặc sự hoạt động của các công trình ở trên bề mặt lưu vực gây nên. Tài liệu mực nước đo có đặc điểm là số liệu nhiều nhưng dễ bị sai do đo đạc hoặc ghi chép. 8.2.2 Mực nước thường dùng - Mực nước bình quân các thời đoạn: Đặc điểm số liệu ít phụ thuộc vào Hng , Hth , Hn . yêu cầu tính toán Mực nước bình quân theo không gian: theo từng đoạn sông, nhánh sông , hai bờ v.v.. - Mực nước cao nhất, thấp nhất thời đoạn biểu thị sự dao động của mực nước trong một thời đoạn nào đó. - Chênh lệch mực nước ΔH trong một trận lũ , trong thời gian triều lên hoặc triều xuống. 8.3. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA SAI SỐ CỦA MỰC NƯỚC THỰC ĐO Phương pháp thường dùng hiện nay là phương pháp so sánh, nhận xét đường quá trình H = f(t) của nhiều trạm trên cùng một hệ thống sông. Cách làm: 113 Vẽ H = f(t) của nhiều trạm trên cùng một biểu đồ nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Vẽ đồng nhất tỷ lệ về thời gian. - Tỷ lệ mực nước phụ thuộc vào sự dao động của mực nước từng trạm mà chọn sao cho dễ so sánh. - Với mức độ chính xác đến 0,5 mm thì tỷ lệ thời gian chọn nhỏ hơn 1 mm ≈ 2 giờ và tỷ lệ mực nước H không nên nhỏ hơn 1 : 20. - Có biểu đồ H = f(t), căn cứ vào tính chất chung và 4 tính chất đặc biệt của sự thay đổi H trong sông với các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi trong phạm vi sông quan trắc mà kiểm tra. - Mực nước thực đo được coi là hợp lý khi dạng quan hệ H = f(t) thể hiện những tính chất chung hoặc tính chất đặc biệt của đoạn sông quan trắc. 8.3.1. Tính chất chung của sự thay đổi mực nước trong sông. a) Tính chất đổi dần. Mực nước thay đổi do ảnh hưởng của lũ hoặc triều thể dH dH > 0, = 0, hiện tính chất đổi dần qua 3 giai đoạn: nước dâng nước đứng dt dt dH < 0. nước rút dt Đối với sông miền núi và sông ảnh hưởng triều mạnh có giai đoạn nước đứng rất ngắn từ 5 - 10 phút nên chế độ đo H cách đều với 1 giờ đo 1 lần không biểu thị được giai đoạn nước đứng. b) Tính chất điều tiết. Mực nước sông thay đổi do mực nước lũ, thuỷ triều đều chịu tác dụng điều tiết và sức cản của lòng sông gọi là điều tiết tự nhiên của lòng sông. Lòng sông rộng và sâu chịu tác động của điều tiết rõ nét và ngược lại. Thông thường lòng sông vừa thoát nước vừa giữ nước rồi điều tiết thoát ra dần dần nên dưới tác dụng điều tiết của lòng sông thời gian nước rút dài hơn thời gian nước dâng (xét trong từng trận lũ ). Tác dụng điều tiết và sức cản của lòng sông làm cho biên độ lũ hoặc biên độ triều (ΔH chân lũ ...

Tài liệu được xem nhiều: