Doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực tại các cơ sở đào tạo: Những thuận lợi và khó khăn
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 359.03 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực tại các cơ sở đào tạo: Những thuận lợi và khó khăn" đưa ra một số khuyến nghị để phát huy những thuận đồng thời hạn chế, khắc phục những khó khăn để nâng cao hiệu quả phối hợp đào tạo nguồn nhân lực từ phía các doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu cuối cùng trong công tác đào tạo là đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao và đáp ứng được các đòi hỏi từ nhu cầu thực tiễn của xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực tại các cơ sở đào tạo: Những thuận lợi và khó khăn DOANH NGHIỆP THAM GIA VÀO QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO: NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN Trần Anh Sơn Khoa Công nghệ Thông tin. Trường Đại học Tài chính – Marketing Email: tason@ufm.edu.vn Tóm tắt: Bài tham luận này nhằm mục tiêu phân tích, đánh giá vai trò của các bên liên quan khi các doanh nghiệp cùng với các cơ sở đào tạo tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực cũng như những thuận lợi, những khó khăn phát sinh không chỉ phía các doanh nghiệp tham gia mà còn cả đối với các cơ sở đào tạo. Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá, bài tham luận đưa ra một số khuyến nghị để phát huy những thuận đồng thời hạn chế, khắc phục những khó khăn để nâng cao hiệu quả phối hợp đào tạo nguồn nhân lực từ phía các doanh nghiệp, hướng tới mịc tiêu cuối cùng trong công tác đào tạo là đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao và đáp ứng được các đòi hỏi từ nhu cầu thực tiễn của xã hội. Từ khóa: Đào tạo nguồn nhân lực, Cơ sở đào tạo, Doanh nghiệp tham gia 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra hết sức mạnh mẽ và lan tỏa sâu rộng đến mọi lĩnh vực, mọi quốc gia như hiện nay thì chắc chắn giáo dục không thể là ngoại lệ. Tại Việt Nam hiện nay khi mà hầu hết các trường Đại học đều xác định mục tiêu đào tạo cho mình theo hướng ứng dụng thì việc đào tạo nguồn nhân lực sao cho đáp ứng được các đòi hỏi vô cùng phong phú và đa dạng của xã hội là vấn đề luôn được các cơ sở đào tạo đặt lên hàng đầu khi nói về mục tiêu đào tạo. Vấn đề Ðào tạo theo nhu cầu xã hội này ngay từ năm 2007 cũng đã được Bộ Giáo dục và Ðào tạo chủ trương và chính thức được triển khai tới các cơ sở đào tạo. Các cơ sở đào tạo nhanh chóng chuyển từ đào tạo những gì mình có sang đào tạo những gì xã hội cần, tức là đào tạo trên cơ sở nhu cầu nguồn nhân lực từ xã hội nhằm thu hẹp khoảng cách cung - cầu giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Vấn đề đặt ra là xã hội cần nguồn nhân lực như thế nào thì câu trả lời chính xác chỉ có thể là từ các nhà sử dụng lao động. Để có được câu trả lời này từ phía cầu lao động, nhiều cơ sở đào tạo đã tổ chức các buổi hội thảo bàn về chương trình Ðào tạo theo nhu cầu xã hội”, tổ chức ngày hội tư vấn việc làm, tổ chức tiếp cận các doanh nghiệp để tìm hiểu nhu cầu, ký kết các hợp đồng đào tạo nhân lực, mời các doanh nghiệp tham gia 236 xây dựng và đánh giá chương trình đào tạo, tham gia đào tạo cho người học tại các cơ sở đào tạo hay tại chính địa điểm kinh doanh hoạt động của doanh nghiệp, v.v... Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực tại các cơ sở đào tạo trong thời gian qua ngoài những thuận lợi thì cũng còn tồn tại không ít những khó khăn cho tất cả các bên tham gia cần được tháo gỡ. Những thuận lợi và khó khăn này sẽ được phân tích đánh giá một cách chi tiết trong bài tham luận này. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Một số khái niệm a). Nhân lực Có nhiều cách hiểu hay biểu đạt khác nhau về khái niệm “nhân lực”. Theo Phạm Minh Hạc (2001) thì mỗi con người là một tác nhân độc lập làm chủ quá trình lao động của mình (có sự hợp tác, có kỹ năng lao động theo tổ, đội); lấy lợi ích của người lao động làm nguyên tắc cơ bản của quá trình lao động (trong sự hài hòa với lợi ích của cộng đồng, xã hội); có các chính sách phát huy tiềm năng của người lao động, bảo đảm hiệu quả của công việc. Còn theo Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004) thì cho rằng nhân lực chỉ người lao động kỹ thuật được đào tạo trong nguồn nhân lực ở một trình độ nào đó để có năng lực tham gia vào lao động xã hội. Năng lực của người lao động kỹ thuật được cấu thành bởi các yếu tố: kiến thức, kỹ năng, thái độ và thói quen làm việc. Cách hiểu này cho phép xác định cơ cấu nhân lực của cộng đồng và của quốc gia một cách cụ thể và thuận lợi cho việc xác định các mục tiêu đào tạo nhân lực. Tuy nhiên, tiếp cận từ phía doanh nghiệp thì: Nhân lực bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức hay xã hội, tức là tất cả các thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển trong doanh nghiệp. b). Đào tạo nguồn nhân lực Theo “Từ điển bách khoa Việt Nam” (1995) thì: Đào tạo là quá trình tác động đến một con người, làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và có khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người. Theo tác giả Hồ Ngọc Đại (1991) định nghĩa: Đào tạo được hiểu là quá trình hoạt động có ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực tại các cơ sở đào tạo: Những thuận lợi và khó khăn DOANH NGHIỆP THAM GIA VÀO QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO: NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN Trần Anh Sơn Khoa Công nghệ Thông tin. Trường Đại học Tài chính – Marketing Email: tason@ufm.edu.vn Tóm tắt: Bài tham luận này nhằm mục tiêu phân tích, đánh giá vai trò của các bên liên quan khi các doanh nghiệp cùng với các cơ sở đào tạo tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực cũng như những thuận lợi, những khó khăn phát sinh không chỉ phía các doanh nghiệp tham gia mà còn cả đối với các cơ sở đào tạo. Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá, bài tham luận đưa ra một số khuyến nghị để phát huy những thuận đồng thời hạn chế, khắc phục những khó khăn để nâng cao hiệu quả phối hợp đào tạo nguồn nhân lực từ phía các doanh nghiệp, hướng tới mịc tiêu cuối cùng trong công tác đào tạo là đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao và đáp ứng được các đòi hỏi từ nhu cầu thực tiễn của xã hội. Từ khóa: Đào tạo nguồn nhân lực, Cơ sở đào tạo, Doanh nghiệp tham gia 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra hết sức mạnh mẽ và lan tỏa sâu rộng đến mọi lĩnh vực, mọi quốc gia như hiện nay thì chắc chắn giáo dục không thể là ngoại lệ. Tại Việt Nam hiện nay khi mà hầu hết các trường Đại học đều xác định mục tiêu đào tạo cho mình theo hướng ứng dụng thì việc đào tạo nguồn nhân lực sao cho đáp ứng được các đòi hỏi vô cùng phong phú và đa dạng của xã hội là vấn đề luôn được các cơ sở đào tạo đặt lên hàng đầu khi nói về mục tiêu đào tạo. Vấn đề Ðào tạo theo nhu cầu xã hội này ngay từ năm 2007 cũng đã được Bộ Giáo dục và Ðào tạo chủ trương và chính thức được triển khai tới các cơ sở đào tạo. Các cơ sở đào tạo nhanh chóng chuyển từ đào tạo những gì mình có sang đào tạo những gì xã hội cần, tức là đào tạo trên cơ sở nhu cầu nguồn nhân lực từ xã hội nhằm thu hẹp khoảng cách cung - cầu giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Vấn đề đặt ra là xã hội cần nguồn nhân lực như thế nào thì câu trả lời chính xác chỉ có thể là từ các nhà sử dụng lao động. Để có được câu trả lời này từ phía cầu lao động, nhiều cơ sở đào tạo đã tổ chức các buổi hội thảo bàn về chương trình Ðào tạo theo nhu cầu xã hội”, tổ chức ngày hội tư vấn việc làm, tổ chức tiếp cận các doanh nghiệp để tìm hiểu nhu cầu, ký kết các hợp đồng đào tạo nhân lực, mời các doanh nghiệp tham gia 236 xây dựng và đánh giá chương trình đào tạo, tham gia đào tạo cho người học tại các cơ sở đào tạo hay tại chính địa điểm kinh doanh hoạt động của doanh nghiệp, v.v... Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực tại các cơ sở đào tạo trong thời gian qua ngoài những thuận lợi thì cũng còn tồn tại không ít những khó khăn cho tất cả các bên tham gia cần được tháo gỡ. Những thuận lợi và khó khăn này sẽ được phân tích đánh giá một cách chi tiết trong bài tham luận này. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Một số khái niệm a). Nhân lực Có nhiều cách hiểu hay biểu đạt khác nhau về khái niệm “nhân lực”. Theo Phạm Minh Hạc (2001) thì mỗi con người là một tác nhân độc lập làm chủ quá trình lao động của mình (có sự hợp tác, có kỹ năng lao động theo tổ, đội); lấy lợi ích của người lao động làm nguyên tắc cơ bản của quá trình lao động (trong sự hài hòa với lợi ích của cộng đồng, xã hội); có các chính sách phát huy tiềm năng của người lao động, bảo đảm hiệu quả của công việc. Còn theo Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004) thì cho rằng nhân lực chỉ người lao động kỹ thuật được đào tạo trong nguồn nhân lực ở một trình độ nào đó để có năng lực tham gia vào lao động xã hội. Năng lực của người lao động kỹ thuật được cấu thành bởi các yếu tố: kiến thức, kỹ năng, thái độ và thói quen làm việc. Cách hiểu này cho phép xác định cơ cấu nhân lực của cộng đồng và của quốc gia một cách cụ thể và thuận lợi cho việc xác định các mục tiêu đào tạo nhân lực. Tuy nhiên, tiếp cận từ phía doanh nghiệp thì: Nhân lực bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức hay xã hội, tức là tất cả các thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển trong doanh nghiệp. b). Đào tạo nguồn nhân lực Theo “Từ điển bách khoa Việt Nam” (1995) thì: Đào tạo là quá trình tác động đến một con người, làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và có khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người. Theo tác giả Hồ Ngọc Đại (1991) định nghĩa: Đào tạo được hiểu là quá trình hoạt động có ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học Hội thảo Khoa học Gắn kết đào tạo với doanh nghiệp Quá trình đào tạo nguồn nhân lực Ðào tạo theo nhu cầu xã hội Hợp đồng đào tạo nhân lực Chính sách phát huy tiềm năng người lao độngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 316 0 0 -
197 trang 275 0 0
-
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 271 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 258 0 0 -
Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội
6 trang 224 0 0 -
Thuật toán khai phá tập mục thường xuyên trong cơ sở dữ liệu lớn thông qua mẫu đại diện
11 trang 221 0 0 -
Phương pháp nhận diện biển số xe ô tô sử dụng học máy và thư viện OpenCV
6 trang 205 0 0 -
11 trang 205 0 0
-
Nghi thức chào hỏi trong văn hóa giao tiếp của người Nhật
13 trang 158 0 0 -
Một số ứng dụng của xác suất thống kê
5 trang 145 0 0