Danh mục

Doanh nghiệp và đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 109.09 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu doanh nghiệp và đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính, tài chính - ngân hàng, tài chính doanh nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Doanh nghiệp và đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính Doanh nghiệp và đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính Trong lĩnh vực tài chính, thuật ngữ “ đòn bẩy” được sử dụng thườngxuyên. Cả nhà đầu tư lẫn doanh nghiệp đều sử dụng đòn bẩy nợ để tạo ra tỷsuất sinh lợi trên tài sản hoạt động lớn hơn. Tuy nhiên, sử dụng đòn bẩy tàichính không hề là một sự đảm bảo chắc chắn thành công và khả năng xuấthiện các khoản lỗ cũng tăng lên nếu nhà đầu tư hay doanh nghiệp ở vào mộtvị thế có tỷ lệ đòn bẩy nợ cao. Doanh nghiệp thường hay sử dụng 2 loại đònbẩy: đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy hoạt động liên quan đến kết quả của các cách kết hợp khácnhau giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi. Nói rõ ràng hơn thì, tỷ số giữachi phí cố định và chi phí biến đổi mà công ty sử dụng đã quyết định đòncân nợ hoạt động bao nhiêu. Một công ty có tỷ số chi phí cố định so với chiphí biến đổi lớn hơn thì được cho là sử dụng đòn bẩy hoạt động nhiều hơn. Và ngược lại nếu chi phí biến đổi của một công ty lớn hơn chi phí cốđịnh thì công ty được cho là có đòn bẩy hoạt động hơn. Đặc điểm ngành màcông ty đang hoạt động cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến việc công tyquyết định nên sử dụng bao nhiêu đòn bẩy nợ. Một công ty với doanh số ít mà có lợi nhuận biên tế cao được xem làcó sử dụng đòn bẩy hoạt động cao. Mặt khác, một công ty có doanh số lớnvới mức lợi nhuân biên tế thấp được xem là sử dụng đòn bẩy thấp. Đòn bẩy tài chính xuất hiện khi công ty quyết định tài trợ cho phầnlớn tài sản của mình bằng nợ vay. Các công ty chỉ làm điều này khi nhu cầuvốn cho đầu tư của doanh nghiệp khá cao mà vốn chủ sở hữu không đủ đểtài trợ. Khoản nợ vay của công ty sẽ trở thành khoản nợ phải trả, lãi vayđược tính dựa trên số nợ gốc này. Một doanh nghiệp chỉ sử dụng nợ khi nó có thể tin chắc rằng tỷ suấtsinh lợi trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ. Một công ty đồng thời có tỷ lệ đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chínhcao thì sẽ rất rủi ro trong đầu tư khá lớn. Một tỷ lệ đòn bẩy hoạt động cao cónghĩa là doanh nghiệp đang tạo ra ít doanh thu nhưng có lợi nhuân biên tếtrên mỗi đơn vị sản phẩm cao. Điều này tiềm ẩn rủi ro cho việc dự báo chính xác doanh thu trongtương lai. Chỉ cần một sự sai lệch nhỏ trong dự báo doanh thu so với thực tếdiễn ra thì nó đã có thể tạo ra một khoảng cách sai lệch đáng kể giữa dòngtiền thực tế và dòng tiền theo dự toán. Điều này rất quan trọng, nó có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến khả nănghoạt động của công ty trong tương lai. Rủi ro doanh nghiệp gặp phải sẽ tănglên cực đại khi tỷ lệ đòn bẩy hoạt động cao kết hợp thêm với tỷ lệ đòn bẩytài chính cao trong khi tỷ suất sinh lợi trên tài sản không cao hơn mức lãisuất vay nợ. Từ đó có thể làm giảm tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu(ROE) và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tài liệu được xem nhiều: