Danh mục

Độc học, môi trường và sức khỏe con người - Chương 7

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 369.55 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 11,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương VII ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHẤT NGUY HẠI TỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI7.1. MỘT SỐ BỆNH DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 7.1.1. Bệnh phổi Bệnh nhiễm bụi phổi silic Những công việc có thể gây bệnh là tất cả mọi công việc có tiếp xúc với bụi silic tự do như: • Các hoạt động khai thác khoáng sản hoặc đá có chứa silic tự do.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Độc học, môi trường và sức khỏe con người - Chương 7 Chương VIIẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHẤT NGUY HẠI TỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI7.1. MỘT SỐ BỆNH DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG7.1.1. Bệnh phổi Bệnh nhiễm bụi phổi silic Những công việc có thể gây bệnh là tất cả mọi công việc cótiếp xúc với bụi silic tự do như: • Các hoạt động khai thác khoáng sản hoặc đá có chứa silic tự do. • Sản xuất và sử dụng các loại đá mài, bột đánh bóng và các sản phẩm khác có chứa silic tự do. • Chế biến chất carborundun, chế tạo thủy tinh, đồ sành sứ, các đổ gốm khác, gạch chịu lửa. • Công việc đúc có tiếp xúc với bụi cát (khuôn mẫu, làm sạch vật đúc ) • Các công việc mài, đánh bóng, rửa khô bằng đá mài có chứa silic tự do. Bệnh bụi phổi silic là bệnh không hồi phục. Bệnh bụi phổisilic làm giảm tuổi thọ người bệnh, tử vong hay xảy ra trong tuổi 40 - 50, sau các biến chứng như phế quản - phế viêm, suy tim phải - lao phối hợp. Khi tiếp xúc với bụi có nồng độ và hàm lượng silic tự do cao,thời gian tiếp xúc liên tục kéo dài, bệnh tiến triển nhanh từ vàitháng đến vài năm, nhất là ở người trẻ, làm nghề phun cát,nghiền khoáng sản (thạch anh...).130Bệnh bụi phổi ở công nhân mỏ than Ở các mỏ than, người thợ phải hít thở không khí có bụi than,bụi sắt... dẫn đến bệnh bụi phổi của công nhân mỏ than. Một sốlượng lớn bụi than do công nhân bị bệnh được thở hít vào phổi,lắng đọng xung quanh các phế quản nhỏ và các động mạch phổinhỏ đi kèm tạo thành những ổ bụi nhỏ.Bệnh bụi phổi nhiễm bụi amiăng (abestos) Amiăng được trộn với nhiều sản phẩm như xi măng, cao su,chất dẻo... để làm thay đổi tính chất cơ lý của sản phẩm có lợicho tiêu dùng. Amiăng còn dùng để dệt vải, may áo cách nhiệt,làm thảm chông lửa cách nhiệt, làm thùng cách nhiệt dùng chonồi hơi, lò nung, làm vật liệu cách âm, làm ngói amiăng - ximăng, làm má phanh ô tô... Atbet hay amiăng kép Ca và Mg, ở dạng sợi trong thiênnhiên. Có hai loại amiáng chính là serpentin và amphibol. Loạiphổ biến nhất là chrysoltil (90% sản lượng trên thế giới). Còncrocidolit là loại đặc biệt hay gây ung thư hơn cảNhóm amphibol 1 Crocidolit (amiăng xanh) 2. Amosit 3. Anthophylit 4. Tremolit 5. ActinolitNhóm serpentin Chrysoltil (amiăng trắng)Các thể loại bệnh -Thể xơ hóa phổi - Thể có tổn thương màng phổi lành tính 131 -U ác tính - Chai daBệnh bụi phổi - bông (Byssinosis) Công việc có thể gây bệnh: L ao động tiếp xúc với bụi bông,trong việc xé bông, chải thô, làm sợi, bốc sợi, quấn sợi, dệt vải,thu hoạch bông, tẽ hạt lấy bông Những người tiếp xúc với bụi bông trong nhiều năm đã cónhững triệu chứng bệnh đặc trưng, sự giảm dung tích hô hấpkhông hồi phục được... Trong số các chất gây co thắt phế quản có trong bụi bônghay những chất làm co thắt các phế quản nhỏ bằng sự co cơ haydo phù nề niêm mạc đường hô hấp... Một số nước đề nghị lấy trị số lmg/ma làm ngưỡng tối đa chophép nối với bụi bông.7.1.2. Bệnh xạm da Những công việc có thề gây bệnh: tiếp xúc với dầu hỏa, dầumazut, dầu nhờn, dầu xăng, benzen, parafin, luyện cốc, nhựathan, acridin, anthracen, nhựa đường, creosot, hơi hydrocarbon,bạc, chì, bức xạ ton hóa hợp chất lưu huỳnh, phenol, than đen,sa thạch, sản xuất cao su. Bệnh thường gặp trong các ngành công nghiệp như hóa dầu,luyện than, tẩm gỗ, ra nhựa đường, lái tàu, luyện kim, phim ảnh,nhựa, bụi thực vật, hóa chất, cao su,... Bệnh xạm da tuy không gây chết người cấp tính nhưng làmsức khoẻ suy giảm, kiệt quệ, năng suất lao đông giảm sút mặtkhác, bệnh thường phát ở các vùng da hở như tay, cổ, mặt làmảnh hưởng đến nhan sắc thẩm mỹ, nhất là đối với nam nữ thanhniên. Đây không chỉ là vấn đề sức khoẻ mà còn là vấn đề xã hộicần được quan tâm.Biện pháp khắc phục132 - Thay đổi nguyên liệu hoặc công việc để tránh tiếp xúc vớicác yếu tố gây bệnh. -Cải thiện điều kiện môi trường làm việc như thông gió, hútbụi, hơi khí độc, khép kín dây chuyền sản xuất, tránh đổ vãi dâydính, dầu mỡ, bụi than,. . . - Trang bị đầy đủ và sử dụng có hiệu quả các phương tiệnphòng hộ lao động. Hạn chế, tránh tiếp xúc với nắng như thay đổi giờ làm việchợp lý, làm lều che chắn nắng cho người lao động khi làm việcngoài trời.7.1.3. Bệnh nhiễm độc benzen và đồng đẳng (Toluen, Xylen) Những công việc có thể gây bệnh: tất cả mọi công việc cóliên quan tới benzen và đồng đẳng của benzen • Khai thác, chế biến, tinh luyện các hợp chất benzen và đồng đẳng của benzen. • Điều chế dẫn suất từ các hợp chất benzen và đồng đẳng của benzen. • Cất các chất béo, tẩy mỡ ở xương, da, sợi, vải, len, dạ. ljau khô, tẩy mỡ các tấm kim loại và tất cả các dụng cụ có bám bẩn chất mỡ. • Điều chế các dung ...

Tài liệu được xem nhiều: