Danh mục

Đổi mới dạy và học ở trường trung học – Yêu cầu đặt ra đối với đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 357.09 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề xuất đổi mới đào tạo giáo viên trên cơ sở tiếp cận lý luận về dạy học tích hợp và dạy học phân hóa. Bài viết này, đề xuất đổi mới đào tạo giáo viên, đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp và dạy học phân hóa trên cơ sở tiếp cận thực tiễn đã và đang diễn ra ở trường trung học Việt Nam trong thời gian gần đây. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới dạy và học ở trường trung học – Yêu cầu đặt ra đối với đào tạo, bồi dưỡng giáo viên DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 Đổi mới dạy và học ở trường trung học – Yêu cầu đặt ra đối với đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ThS. Hồ Sỹ Anh* Định hướng xây dựng chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 theo hướngtiếp cận năng lực học sinh (HS), trong đó, dạy học tích hợp (DHTH) và dạy học phân hóa(DHPH) là những giải pháp cơ bản để phát triển năng lực và phẩm chất người học. Từđịnh hướng này, một số tác giả đã đề xuất đổi mới đào tạo giáo viên (ĐTGV) trên cơ sởtiếp cận lý luận về DHTH và DHPH. Bài viết này, đề xuất đổi mới ĐTGV, đáp ứng yêucầu DHTH và DHPH trên cơ sở tiếp cận thực tiễn đã và đang diễn ra ở trường trung họcViệt Nam trong thời gian gần đây. 1. Những đổi mới về dạy và học ở trường phổ thông Thực hiện chủ trương Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng vàNhà nước, ngành giáo dục và đào tạo nói chung, các trường phổ thông nói riêng đã vàđang có nhiều chuyển động, với nhiều góc độ và cấp độ khác nhau, từ đổi mới về phươngpháp, phương thức dạy và học, cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục đến đổimới công tác quản lý, sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ cho giáo viên (GV) v.v. Những đổi mới về dạy và học ở trường trung học, đã vàđang mang lại hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời tạo ra nhữngchuyển biến mạnh mẽ cả chiều sâu lẫn chiều rộng đối với giáo dục phổ thông nước ta. 1.1. Thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật đối với học sinh trung học Việc nghiên cứu khoa học (NCKH) đối với HS trung học đã được một số nhà giáodục đề xuất khá sớm, từ những năm 80 của thế kỷ XX. Tiêu biểu là đề xuất của Giáo sư,Viện sĩ Nguyễn Cảnh Toàn, ông là người đầu tiên đưa nghiên cứu khoa học vào cấp thấp(HS phổ thông), trong khi thời đó, có nhiều quan điểm cho rằng, chỉ nên NCKH từ cấphọc cao (đại học). Một trong những thành công mà ông tâm đắc nhất là phương pháp sưphạm và khoa học sư phạm của mình, chính là biết khơi gợi cho HS tính tò mò khoahọc, tính chủ động tìm học, qua đó mà rèn luyện tư duy ngày càng thêm sắc sảo. Tuynhiên, ý tưởng triển khai cho HS phổ thông NCKH chưa được ủng hộ ở Việt Nam vàothời đó. Trong khi, một số nước trên thế giới, nhất là Hoa Kỳ đã tổ chức cuộc thi nghiêncứu khoa học, kỹ thuật (NCKH-KT) đối với HS trung học, từ năm 1950 và duy trì cuộc thi* Viện Nghiên cứu Giáo dục - Trường Đại học Sư phạm TP.HCM 145 DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015cho đến nay. Cuộc thi này sau đó, được Intel chính thức tài trợ và gọi là Intel ISEF (IntelInternational Science and Engineering Fair). Đến năm 2006, Bộ GD&ĐT, Intel Việt Nam và Vifotec25 đã có những bước chuẩnbị đầu tiên để triển khai hội thi Intel ISEF tại Việt Nam. Năm 2007, Vifotec làm thủ tụcđăng ký thành viên cho Việt Nam với Intel ISEF. Từ năm 2008, Việt Nam đã chính thức tổ chức hội thi Intel ISEF. Lần đầu tiên Hộithi này được tổ chức tại Lâm Đồng. Năm 2009, HS Lâm Đồng đại diện cho Việt Nam dựthi Intel ISEF tại Hoa Kỳ. Những năm sau, Việt Nam liên tục tổ chức hội thi NCKH-KTcấp quốc gia, gọi tắt là VISEF và cử đoàn HS dự thi Intel ISEF quốc tế. Tuy nhiên, các đềtài/dự án của HS Việt Nam chưa đủ để đoạt giải trong hội thi quốc tế. Năm 2012, đề tài Xử lý nước mặn thành nước ngọt bằng kỹ thuật chân không vànăng lượng mặt trời phục vụ cho sinh hoạt của nhóm tác giả: Trần Bách Trung, Vũ AnhVinh và Bùi Thị Quỳnh Trang, HS trường chuyên Hà Nội - Amsterdam thực hiện, đoạtgiải Nhất quốc gia và tham gia dự thi Intel ISEF tại Hoa Kỳ. Đề tài này đã đoạt giải Nhấttrong lĩnh vực Điện và Cơ khí, đây là lần đầu tiên HS Việt Nam được vinh danh tại mộthội thi NCKH-KT quốc tế lớn nhất và lâu đời nhất đối với HS trung học. Phát biểu khiđón đoàn HS Việt Nam trở về, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định:Kết quả kỳ thi ISEF năm nay là một tin rất vui, thành tích này không chỉ dành cho cácem mà nó còn mở ra một hướng mới về hình thức, phương thức dạy học phối hợp giữa cáctrường phổ thông với các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu. Giữa các thầycô giáo phổ thông với các nhà khoa học. Năm 2013 và năm 2014, HS Việt Nam dự thi Intel ISEF quốc tế đã đoạt 4 giải Tư.Các đề tài dự thi thuộc về HS trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) và trườngTHPT chuyên Hà Nội – Amsterdam (Hà Nội). Đặc biệt, hai em Nguyễn Nam Du và TrầnThị Diệu Liên của trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong xuất sắc nhận giải Nhì từ QuỹTừ Thiện Open Hearts của Ukraine và giải Tư của Hội thi Intel ISEF cho dự án “Bảngđiện tử Chữ Braille cho người khiếm thị”, thuộc lĩnh vực Kỹ thuật. Bộ G ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: