Danh mục

Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh trong quá trình dạy học môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông với việc sử dụng tư liệu gốc

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.56 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc khai thác và sử dụng tư liệu lịch sử gốc trong dạy học nói chung, trong kiểm tra đánh giá nói riêng là một biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả BHLS ở trường phổ thông. Bài viết này sẽ tập trung đề xuất việc sử dụng tư liệu gốc như một công cụ để đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh ở trường trung học phổ thông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh trong quá trình dạy học môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông với việc sử dụng tư liệu gốcHNUE JOURNAL OF SCIENCEEducational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 120-129This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1075.2017-0157ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰCHỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH DẠY-HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNGTRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỚI VIỆC SỬ DỤNG TƯ LIỆU GỐCNguyễn Văn NinhKhoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Trước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay thì “Đổimới kiểm tra đánh giá được xác định là khâu đột phá trong đổi mới giáo dục”. Tư liệu gốcmang giá trị lịch sử rất cao, được xem là minh chứng quan trọng nhất mà lịch sử để lại. Vìvậy, việc khai thác và sử dụng tư liệu lịch sử gốc trong dạy học nói chung, trong kiểm trađanh giá nói riêng là một biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả BHLS ở trường phổ thông.Bài viết này sẽ tập trung đề xuất việc sử dụng tư liệu gốc như một công cụ để đổi mới kiểmtra đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh ở trường trung học phổ thông.Từ khóa: Tư liệu gốc; đổi mới kiểm tra đánh giá; học tập lịch sử của học sinh.1.Mở đầuTrước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay thì “Đổi mới kiểmtra đánh giá được xác định là khâu đột phá trong đổi mới giáo dục”. Thực tiễn cho thấy, mục tiêucủa mỗi bài học ở trường phổ thông thường bao gồm các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ,nhưng trong quá trình dạy - học giáo viên thường chú trọng mục tiêu về kiến thức. Việc thi cử chủyếu hướng vào kiểm tra kiến thức sách vở, nặng tính hàn lâm, không chú ý đến kiểm tra, đánh giánăng lực của học sinh, không kiểm tra xem các em đã đạt được kĩ năng gì trong quá trình học tậpcũng như năng lực ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống ra sao. Việc kiểm tra,đánh giá như vậy khiến học sinh khó có cơ hội được bày tỏ chính kiến, quan điểm, tình cảm tháiđộ của mình trước những vấn đề nảy sinh trong học tập cũng như trong cuộc sống thực tiễn. Nếuviệc kiểm tra, đánh giá cứ diễn ra như vậy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cách dạy, cách học và chấtlượng giáo dục. Vì vậy, phương án đổi mới kiểm tra đánh giá chú trọng đến năng lực của học sinhtriển khai sẽ là bước đột phá để khắc phục những hạn chế này. Đồng thời sẽ giúp cho việc dạy họcgắn với cuộc sống thực tiễn hơn.Một trong những yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá đang được quan tâm đó là: thay đổidần cách thức kiểm tra theo hướng “đóng” (chỉ quan tâm đến kiến thức trong sách giáo khoa, đòihỏi học sinh nắm vững kiến thức sách vở) như trước đây sang cách thức ra đề kiểm tra, đánh giátheo hướng “mở” (chú ý nhiều hơn đến kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh).Ngày nhận bài: 15/4/2017. Ngày nhận đăng: 2/7/2017Liên hệ: Nguyễn Văn Ninh, e-mail: nguyenvanninh27@gmail.com.120Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh trong quá trình dạy-học...Theo hướng này ngoài những định hướng chung, mỗi bộ môn sẽ căn cứ vào đặc thù riêngđể hình thành cho học sinh những kĩ năng, năng lực chuyên biệt. Môn lịch sử hình thành cho cácem tình cảm đối với quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, cho các em những bài học trongcuộc sống, có thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn. . . . Như vậy, phần câu hỏi “mở” của mỗi bộmôn cũng sẽ phải chú ý đến ưu thế, đặc thù riêng của từng môn.Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm trakhả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập theonăng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khácnhau. Đánh giá kết quả học tập đối với các môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấphọc là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọngtrong việc cải thiện kết quả học tập của học sinh. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực làđánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa.Xét về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức kỹnăng, mà đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kỹ năng.Để chứng minh học sinh có năng lực ở một mức độ nào đó, chúng ta phải tạo cơ hội cho học sinhđược giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó học sinh vừa phải vận dụngnhững kiến thức, kỹ năng đã được học ở nhà trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bảnthân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội). Nhưvậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, người ta có thể đồng thời đánhgiá được cả kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của người học. Mặtkhác, đánh giá năng lực không hoàn toàn phải dựa vào chương trình giáo dục môn học như đánhgiá kiến thức, kỹ năng, bởi năng lực là sự tổng hòa, kết ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: