Đổi mới sáng tạo trong kỷ nguyên số: Phần 2
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới sáng tạo trong kỷ nguyên số: Phần 2 Chương 6 QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI SÁNG TẠO 6.1. Quản trị quá trình đổi mới sáng tạo Đổi mới sáng tạo công nghệ là động lực chính tạo nên năng suất, tăng trưởng kinh tế và phúc lợi. Sự phát triển của đổi mới sáng tạo được định hình bởi sự kết hợp của các lực lượng thị trường, xã hội và chính trị. Ở nhiều nơi trên thế giới, con người sống thọ hơn, khỏe mạnh hơn và sống thoải mái hơn chính là nhờ những thành quả của đổi mới sáng tạo. Các chính phủ trên toàn cầu tìm cách kích thích hoạt động đổi mới sáng tạo thông qua việc phối hợp các hệ thống đổi mới và thiết lập các khung pháp lý phù hợp có liên quan đến động lực thị trường cũng như sự đa dạng của các nhu cầu và hình thức đổi mới. Mặc dù đóng vai trò thiết yếu để giải quyết một số thách thức cấp bách của xã hội, đổi mới sáng tạo cũng có thể gây ra hậu quả tiêu cực cho các cá nhân và xã hội, như chúng ta đã từng chứng kiến trong các làn sóng cách mạng công nghiệp trước đây hoặc trong các cuộc tranh luận hiện nay về số hóa, bảo mật dữ liệu và trí tuệ nhân tạo. Thực tế, các tác động xã hội sâu sắc và mơ hồ của các công nghệ mới nổi đưa chúng lên vị trí hàng đầu trên các phương tiện truyền thông và tranh luận chính trị phổ biến. Công nghệ chuỗi khối hứa hẹn một cuộc cách mạng bùng nổ trong các mô hình kinh doanh và tính minh bạch trong giao dịch, nhưng cũng đặt ra câu hỏi về giá trị của quy tắc toàn cầu của thị trường tài chính trong nhiều thập kỷ. Xe tự hành mang lại tiềm năng to lớn, nhưng những thử nghiệm ban đầu cũng cho thấy những rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng chúng trong thế giới thực. Các nền tảng kỹ thuật số như Uber hay Airbnb đã bắt đầu quá trình cách mạng hóa toàn bộ lĩnh vực dịch vụ, nhưng cũng gây ra mối lo ngại về sự bất bình đẳng mới, và đôi khi đã gặp phải sự phản kháng quyết liệt. Những phát triển mới trong lĩnh vực công nghệ sinh học, bao gồm chỉnh sửa gen và bộ dụng cụ sinh học tự chế, gần đây đã gây ra một loạt các cuộc thảo luận toàn cầu về tương lai và có thể là lệnh cấm đối 102 với CRISPR-Cas9 và các công nghệ chỉnh sửa gen khác. Ngăn chặn, khắc phục hoặc giảm thiểu những tác động tiêu cực tiềm tàng này trong khi vẫn cho phép hoạt động kinh doanh phát triển và gặt hái những lợi ích của đổi mới được xem là thách thức chủ yếu đối với các nhà hoạch định chính sách hiện nay. Do đó, việc quản trị các công nghệ mới nổi một cách phù hợp là nhiệm vụ đúng đắn của các chính phủ do chúng có khả năng thay đổi - và có thể phá vỡ - các trật tự xã hội hiện có, thường là theo những cách thức không khó lường. Quản lý đổi mới theo cách nhằm hạn chế các tác động tiêu cực tiềm tàng trong đổi mới là chức năng bổ sung của các chính phủ trong các hệ thống đổi mới hoạt động hiệu quả, bên cạnh việc khắc phục những thất bại về thị trường, hệ thống và thể chế. Nó cân bằng lợi ích của khu vực tư nhân và động lực thị trường với thiện chí cộng đồng và tính hợp pháp dân chủ. Nhiệm vụ này đã trở nên quan trọng hơn, nhưng khó khăn hơn, vì bản thân công nghệ đã trở nên ngày càng phức tạp, lan tỏa và được tích hợp nhiều hơn. Một số người lập luận rằng sự phát triển gần đây xung quanh các lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số và sự tích hợp của chúng với các hệ thống sinh học và các nguyên liệu khác, có thể đánh dấu một bước ngoặt để xem xét lại vai trò của quản trị công nghệ. Khu vực tư nhân cũng đang ngày càng góp tiếng nói mạnh mẽ về mối quan tâm quản trị. Vào ngày 10/4/2018, Mark Zuckerberg, Giám đốc điều hành của Facebook, mạng xã hội lớn nhất thế giới và là một trong những tập đoàn quyền lực nhất thế giới, đã bị thẩm vấn trước Quốc hội Hoa Kỳ về những thất bại trong việc bảo vệ dữ liệu, quyền riêng tư và nguy cơ bị sử dụng để can thiệp vào các cuộc bầu cử. Trong suốt phiên điều trần, các nhà lập pháp đưa ra một loạt câu hỏi về mối quan hệ giữa đổi mới sáng tạo và dân chủ, trách nhiệm của công ty trong việc bảo tồn các giá trị hiến pháp cốt lõi và sức mạnh không cân xứng của các tổ chức độc quyền trong lĩnh vực kỹ thuật số. Gần đây, Chủ tịch Microsoft, ông Bradford Smith đã nêu quan điểm đối với trường hợp phần mềm nhận dạng khuôn mặt như sau: ―chúng 103 ta sống trong một đất nước có luật pháp và chính phủ cần đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý công nghệ nhận dạng khuôn mặt‖. Những tình tiết này phản ánh một mô hình bất ổn lớn hơn với sức mạnh của công nghệ và những người tạo ra nó trong cuộc sống của chúng ta. Chúng cho thấy rõ những khoảng trống dường như không được kiểm soát, trong đó các công ty sáng tạo như Facebook phát triển từ những công ty khởi nghiệp nhỏ trở thành những ông lớn khổng lồ toàn cầu, cũng như những khó khăn mà các nhà hoạch định chính sách gặp phải trong việc đưa ra các câu hỏi đúng - chứ chưa nói đến việc giám sát phù hợp trong bối cảnh công nghệ thay đổi nhanh chóng. Khu vực công và tư ngày càng nhận thức rõ về việc công việc trong tương lai, dân chủ và các khía cạnh khác của trật tự xã hội đòi hỏi các hình thức quản trị mới cho phép các nhà hoạch định chính sách ứng phó với thay đổi công nghệ trong thời gian thực. Hộp 6.1. Định nghĩa quản trị công nghệ Dựa trên nghiên cứu trước đây của OECD, quản trị công nghệ có thể được định nghĩa là quá trình thực thi quyền lực chính trị, kinh tế và hành chính trong việc phát triển, phổ biến và vận hành công nghệ trong các xã hội. Nó có thể bao gồm các chuẩn mực (ví dụ: quy định, tiêu chuẩn và phong tục), nhưng cũng có thể được vận hành thông qua các kiến trúc vật lý và kiến trúc ảo quản lý rủi ro và lợi ích. Quản trị công nghệ không chỉ gắn liền với các hoạt động chính thức của chính phủ, mà còn với các hoạt động của các công ty, tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng thực hành. Theo nghĩa rộng nhất, nó bao trùm tổng hòa nhiều cách thức mà các cá nhân và tổ chức định hình công nghệ và ngược lại, cách thức công nghệ định hình trật tự xã hội. M ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học và công nghệ thế giới Khoa học và công nghệ Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo Kỷ nguyên số Quản trị công nghệ Đổi mới sáng tạo trong kỷ nguyên sốTài liệu cùng danh mục:
-
Xuất khẩu lao động ở Nghệ An và những vấn đề đặt ra
4 trang 508 0 0 -
Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế: Phần 1 - GS. TS Đỗ Hoàng Toàn
238 trang 403 2 0 -
Ngành nhựa kỹ thuật tại Việt Nam: Kết quả xây dựng danh mục công nghệ và hiện trạng phát triển
3 trang 383 0 0 -
Bài giảng Kỹ năng chuyển đổi số - TS Nguyễn Hữu Xuyên
42 trang 353 0 0 -
5 trang 351 5 0
-
35 trang 323 0 0
-
Định hướng quản lý thuế trên nền tảng số
3 trang 315 0 0 -
Giáo trình Quản lý nhà nước về nông nghiệp và nông thôn: Phần 1 - PGS.TS Phạm Kim Giao
64 trang 300 2 0 -
Giáo trình Quản lý nhà nước về văn hóa - giáo dục - y tế: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Thu Linh
61 trang 297 2 0 -
BÀI THU HOẠCH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
16 trang 289 0 0
Tài liệu mới:
-
Bài giảng Kỹ thuật ô tô điện và ô tô lai - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
165 trang 0 0 0 -
Bài giảng Tính toán thiết kế ô tô - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
153 trang 0 0 0 -
Bài kiểm tra chất lượng kiến thức hội nhập văn hóa dành cho cán bộ mới
4 trang 0 0 0 -
Bài kiểm tra chất lượng kiến thức hội nhập làm việc dành cho cán bộ mới
3 trang 0 0 0 -
21 trang 0 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Đánh giá thiết kế nhà ở xã hội tại quận hà đông TP Hà Nội
144 trang 0 0 0 -
87 trang 0 0 0
-
Quyết định số 190/2019/QĐ-UBND tỉnh BìnhDương
10 trang 1 0 0 -
70 trang 1 0 0
-
Chapter 16: Monopolistic competition
78 trang 3 0 0