Danh mục

Đổi mới trong giáo dục Đại học để góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 415.89 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo trình bày việc ban hành được Luật Giáo dục đại học (2012), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học (2018) và các nghị định hướng dẫn thi hành Luật, và các kết quả thành tựu quan trọng khác. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới trong giáo dục Đại học để góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng caoKỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌCĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỔI MỚI TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐỂ GÓP PHẦN XÂY DỰNG NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo Hệ thống hiện tại có 240 trường đại học, học viện (bao gồm 175 trường đại học/học viện công lập, 61 trường đại học ngoài công lập và 5 trường có 100% vốn nướcngoài, không tính 31 trường thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng), 37 viện nghiêncứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ. Trong giai đoạn 2010-2020, giáo dục đại học đánh dấu bước đột phá trong thựchiện tự chủ, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ cho côngcuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong giai đoạn này, chúng ta đã banhành được Luật Giáo dục đại học (2012), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtGiáo dục Đại học (2018) và các nghị định hướng dẫn thi hành Luật, và các kết quảthành tựu quan trọng khác. I. CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1. Thực hiện tự chủ đại học Từ năm 2014, thực hiện Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí điểmđổi mới cơ chế hoạt động đối với các CSGDĐH công lập giai đoạn 2014-2017. Kếtthúc giai đoạn này đã có 23 CSGDĐH được cho phép thí điểm tự chủ. Tự chủ đại họcđược thúc đẩy và mở rộng quyền đối với các CSGDĐH, tạo điều kiện để thực hiện cácphương thức quản trị đại học tiên tiến nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạonhân lực. Năm học 2019-2020, quyền tự chủ cho các trường trong đào tạo, nhân sự vàtài chính... được đẩy mạnh thông qua việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Luật Giáo dục đại học và Nghị định 99/2019/NĐ-CP hướng dẫn triển khai một sốđiều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Theo đó, khiđảm bảo đủ các điều kiện, các CSGDĐH sẽ được tự chủ và chịu trách nhiệm giải trìnhvề học thuật, hoạt động chuyên môn1, nhân sự2, tài chính và tài sản3.1 Gồm ban hành, tổ chức thực hiện tiêu chuẩn, chính sách chất lượng, mở ngành, tuyển sinh, đào tạo, hoạtđộng khoa học và công nghệ, hợp tác trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật.2 Gồm ban hành và tổ chức thực hiện quy định nội bộ về cơ cấu tổ chức, cơ cấu lao động, danh mục, tiêu chuẩn,chế độ của từng vị trí việc làm; tuyển dụng, sử dụng và cho thôi việc đối với giảng viên, viên chức và người laođộng khác, quyết định nhân sự quản trị, quản lý trong CSGDĐH phù hợp với quy định của pháp luật.3 Gồm ban hành và tổ chức thực hiện quy định nội bộ về nguồn thu, quản lý và sử dụng nguồn tài chính, tàisản; thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển; chính sách học phí, học bổng cho sinh viên và chính sách khác phùhợp với quy định của pháp luật.42 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Sau thành công của 23 trường đại học thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động,đẩy mạnh tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP, Bộ GDĐT đã rà soát, xây dựng và banhành một số văn bản quy phạm pháp luật để tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệmgiải trình của các CSGDĐH gắn chặt với điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theoquy định. Các CSGDĐH được giao quyền mạnh hơn trong hoạt động đào tạo, nghiêncứu khoa học, hợp tác quốc tế, tổ chức và tài chính, nhân sự, tạo ra sự chủ động, linhhoạt về tổ chức bộ máy, tuyển dụng nhân sự và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học (2018) và Nghị định99/2019/NĐ-CP hướng dẫn thi hành, các trường đại học được giao quyền tự chủnhiều hơn trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế; chủ động,linh hoạt hơn về tổ chức bộ máy, tuyển dụng nhân sự và thực hiện nhiệm vụ chuyênmôn, kiện toàn Hội đồng trường theo hướng thực chất, thực quyền; chỉ số xếp hạngvà số lượng các trường đại học của Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng các trường cóchất lượng tốt, uy tín trong khu vực và quốc tế liên tục gia tăng1. Trên cơ sở đó, BộGDĐT đã khuyến khích các địa phương giao quyền tự chủ tài chính cho CSGDĐH,trong đó cả nước đã có một số địa phương triển khai hiệu quả công tác tự chủ tàichính đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc2. Các CSGDĐH đã chủ động thành lập Hội đồng trường, tiến hành rà soát, kiệntoàn lại tổ chức bộ máy và nhân sự, theo hướng hiệu quả hơn (thành lập, sáp nhập,giải thể, đổi tên đơn vị), thu hút đội ngũ giảng viên, chuyên gia giỏi tham gia giảngdạy và nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là tiếnhành các thủ tục để thành lập Hội đồng trường3 và đảm bảo điều kiện để thực hiệntự chủ theo quy định của Luật. Từ thời điểm triển khai thí điểm tự chủ, các cơ sở giáo dục đã có sự điều chỉnhcơ cấu nhân lực theo hướng gia tăng lực lượng giảng viên giảng dạy trực tiếp, giảmđội ngũ lao động gián tiếp. Số lượng cán bộ/giảng viên có học hàm giáo sư, phó giáosư và học vị từ thạc sĩ trở lên tại các trường đã tự chủ tăng lên đáng kể.1 Lần đầu tiên 3 cơ sở giáo dục ĐH lọt vào bảng xếp hạng 1.000 trường ĐH tốt nhất thế giới (ĐH Quốc giaHà Nội và ĐH Bách khoa Hà Nội được xếp trong nhóm 801 - 1.000 ĐH tốt nhất; ĐH Quốc gia TP. HCMtrong nhóm 1.000+ do tạp chí Times Higher Education, Anh quốc xếp hạng); có 7 trường đại học được vàodanh sách các đại học hàng đầu châu Á (ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP. HCM, ĐH Bách khoaHà Nội, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Cần Thơ, ĐH Huế và ĐH Đà Nẵng (theo Quacquarelli Symonds-QS);mới đây nhất, ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã vào top 101-150 Bảngxếp hạng thế giới các trường ĐH trẻ tuổi có chất lượng giáo dục hàng đầu trên thế giới của Tổ chức xếphạng ĐH QS. Năm 2020, Việt Nam có 11 nhóm ngành thuộc top 1.000 thế giới. Trước năm 2016, chỉ có2-3 trường ĐH của Việt Nam được vào danh sách các ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: