Danh mục

Đồng bằng Sông Cửu Long: Đón cơ hội đầu tư mới

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 198.25 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Đồng bằng Sông Cửu Long: Đón cơ hội đầu tư mới sau đây giới thiệu tới các bạn những nội dung về vùng đất giàu tiềm năng; trở ngại, thách thức; thời điểm đẩy mạnh thu hút đầu tư tại đồng bằng Sông Cửu Long.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đồng bằng Sông Cửu Long: Đón cơ hội đầu tư mớiĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: ĐÓN CƠ HỘIĐẦU TƯ MỚISở hữu một vùng đất đai rộng lớn, phì nhiêu, phù sa bồi đắp, nướcngọt quanh năm, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là lợi thếquốc gia và đóng góp rất lớn cho an ninh lương thực toàn cầu.Vùng đất giàu tiềm năngĐồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí như một bán đảo, 3 mặtgiáp biển với đường bờ biển dài 700 km, gồm hơn 100 hòn đảo, hơn 400 kmbiên giới trên bộ. Với địa hình bằng phẳng, thấp với 50% diện tích bị ngập lũhàng năm, làm cho đất đai phì nhiêu, thích hợp với nhiều loại cây trồng, vậtnuôi, là điều kiện thuận lợi để vùng này đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và cácngành công nghiệp chế biến. Mặc dù diện tích đất sản xuất toàn vùng ĐBSCLchỉ chiếm 27% so với cả nước, nhưng hàng năm, người dân tại đây đã sản xuấtđến 20 triệu tấn lúa, 2 triệu tấn thủy sản, hơn 2,2 triệu tấn trái cây và nhiều sảnphẩm nông nghiệp khác. Riêng 3 mặt hàng chủ lực là gạo, thủy sản và cây ănquả, ĐBSCL đã đóng góp đến hơn 50% sản lượng sản xuất của cả nước và giữvai trò chủ lực trong xuất khẩu nông sản.Tiềm năng nhiều như thế, nhưng thu hút đầu tư vào ĐBSCL thời gianqua vẫn còn “khiêm tốn”. Theo Trung tâm Đầu tư nước ngoài phía Nam - CụcĐầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đến nay, toàn vùng ĐBSCL có hơn500 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, với tổng vốnđăng ký hơn 7,83 tỷ USD. Tỉnh Long An, Kiên Giang, TP. Cần Thơ đang dẫnđầu về dự án FDI. Tuy nhiên, đa phần dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực sản xuấtcông nghiệp, dịch vụ, bất động sản. Dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đạtrất thấp. Tổng vốn FDI trong hơn 20 năm qua tại khu vực này chiếm chưa đến4% so với tổng vốn FDI cả nước.Trở ngại, thách thứcGS.TS Diez (Trường đại học Hanover - Đức) nhận định, đất đai vùngĐBSCL rất màu mỡ, thích hợp để phát triển nông nghiệp, tuy nhiên, điểm yếu lànăng suất lao động rất thấp. Suốt 20 năm nay, sản xuất nông nghiệp ở đây chủyếu chỉ là thủ công, chi phí cao rất khó cạnh tranh với nhiều quốc gia có nền sảnxuất nông nghiệp phát triển.Cùng quan điểm trên, ông Cao Văn Trọng, Phó chủ tịch UBND tỉnh BếnTre cho rằng, do chính sách hạn điền, nên đất đai sản xuất manh mún, khó đầutư cơ giới hóa vào sản xuất. Mặt khác, do ngành sản xuất cơ khí nông nghiệptrong thời gian qua chưa theo kịp nhu cầu sản xuất, nên tỷ lệ cơ giới hóa nôngnghiệp đạt thấp.Theo ông Trần Thành Nghiệp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, haiđiểm yếu kém lớn của vùng ĐBSCL là cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực còn rấthạn chế. Là vùng xuất khẩu nông sản, nhưng đến nay, cả khu vực chưa có luồngcảng cho tàu trọng tải lớn vào. Đây là nút thắt kìm hãm sự phát triển. Về lâu dài,vùng ĐBSCL cũng cần có cảng nước sâu đạt tiêu chuẩn quốc tế.Thời điểm đẩy mạnh thu hút đầu tưNhằm cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng hạ tầng tạo tiền đề pháttriển vùng ĐBSCL, thời gian qua, Bộ Chính trị, Chính phủ cũng đã ban hànhnhiều văn bản chỉ đạo như: Nghị quyết 21-NQ/TW và Chỉ thị 12-CT/TW của BộChính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vàbảo đảm anh ninh, quốc phòng vùng ĐBSCL thời kỳ 2001-2010. Các quyết địnhsố 344, 42, 26, 492 và 1581 của Chính phủ về phát triển giao thông - vận tải, cơchế tài chính, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, thành lập vùng kinh tế trọngđiểm và quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL…, nhờ được sự quan tâm chỉ đạokịp thời, đến nay, toàn khu vực ĐBSCL đã có nhiều bước tiến quan trọng.Điểm nhấn ấn tượng trong thời gian gần đây là công trình cầu RạchMiễu, cầu Cần Thơ - cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Đông Nam Á vàcầu Hàm Luông (Bến Tre) đã được thông xe, tạo thế giao thông thông suốt liênhoàn kết nối ĐBSCL với cả nước và các tỉnh, thành phố trong vùng. Dự án đàokênh tắc Quan Chánh Bố để đón tàu trọng tải lớn vào sông Hậu cũng đã đượckhởi động. Các dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau, Sân bay quốc tế Cần Thơ,đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương lần lượt được đưa vào sử dụng cùngnhiều công trình trọng điểm khác như: Trung tâm Điện lực Long Phú (tỉnh SócTrăng), Trung tâm Điện lực sông Hậu (tỉnh Hậu Giang), Cảng hàng không PhúQuốc… cũng đã được khởi công xây dựng. đây chính là tiền đề quan trọng choviệc tăng cường thu hút đầu tư, khai thác tiềm năng phát triển cho vùng ĐBSCL.Trong xu hướng đô thị hóa, công nghiệp hóa và dưới tác động của biếnđổi khí hậu toàn cầu, đất đai sản xuất ngày càng bị thu hẹp. Với vị thế sở hữumột vùng đất đai rộng lớn phì nhiêu, phù sa bồi đấp, nước ngọt quanh năm,ĐBSCL là một lợi thế của quốc gia và đóng góp rất lớn cho an ninh lương thựctoàn cầu. Nếu được quan tâm đầu tư đúng mức phát huy hết tiềm năng đặc thùnày, trong tương lai, ĐBSCL sẽ có bước phát triển vượt bậc.Người đăng: Lê Văn CôngNguồn tin: Baodautu.vn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: