Danh mục

Động đất và sóng thần có ảnh hưởng đến Nghệ An không?

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 120.17 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trận động đất cường độ 9 độ Richter ngày 11/3/2011 ở Nhật Bản với những cơn sóng thần khủng khiếp, tiếp đến là các dư chấn rất mạnh đã làm chấn động cả thế giới. Hình ảnh những thành phố, làng mạc bị tàn phá và sự bình tĩnh, kỉ luật, trật tự của người dân Nhật Bản đã gây ấn tượng sâu sắc đối với mọi người. Trông người phải nghĩ đến ta, vậy động đất và sóng thần có thể xảy ra ở Nghệ An không? Trong khi tỉnh ta là một tỉnh nghèo, người dân...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Động đất và sóng thần có ảnh hưởng đến Nghệ An không? Động đất và sóng thần có ảnh hưởng đến Nghệ An không?Trận động đất cường độ 9 độ Richter ngày 11/3/2011 ở Nhật Bản với những cơnsóng thần khủng khiếp, tiếp đến là các dư chấn rất mạnh đã làm chấn động cả thếgiới. Hình ảnh những thành phố, làng mạc bị tàn phá và sự bình tĩnh, kỉ luật, trậttự của người dân Nhật Bản đã gây ấn tượng sâu sắc đối với mọi người. Trôngngười phải nghĩ đến ta, vậy động đất và sóng thần có thể xảy ra ở Nghệ Ankhông? Trong khi tỉnh ta là một tỉnh nghèo, người dân chưa quen với loại thiên tainày. Bài viết này muốn đề cập đến việc theo dõi nghiên cứu và phòng tránh độngđất, sóng thần ở Việt Nam cũng như Nghệ An. Trận động đất cường độ 9 độ Richter ngày 11/3/2011 ở Nhật Bản với nhữngcơn sóng thần khủng khiếp, tiếp đến là các dư chấn rất mạnh đã làm chấn động cảthế giới. Hình ảnh những thành phố, làng mạc bị tàn phá và sự bình tĩnh, kỉ luật,trật tự của người dân Nhật Bản đã gây ấn tượng sâu sắc đối với mọi người. Trôngngười phải nghĩ đến ta, vậy động đất và sóng thần có thể xảy ra ở Nghệ Ankhông? Trong khi tỉnh ta là một tỉnh nghèo, người dân chưa quen với loại thiên tainày. Bài viết này muốn đề cập đến việc theo dõi nghiên cứu và phòng tránh độngđất, sóng thần ở Việt Nam cũng như Nghệ An. Lịch sử nghiên cứu động đất ở Việt Nam Theo tài liệu lịch sử và điều tra trong nhân dân, kết hợp với số liệu các trạm địachấn quốc gia và quốc tế, trong thời gian từ năm 114 đến năm 2003 đã xác địnhđược 721 trận động đất xảy ra ở nước ta, có cường độ trên 4 độ Richter. Nhữngghi chép về động đất ở các thế kỉ trước thường sơ lược, không rõ các chi tiết, tâmchấn ở đâu, mức độ mạnh yếu như thế nào. Tuy nhiên, đáng kể nhất là: Trận độngđất ở quận Nhật Nam năm 114, đất bị nứt trên 100 dặm (khoảng 35km) (có thể ởcấp VIII); Năm 1635 động đất ở Yên Định - Nho Quan (Thanh Hóa - Ninh Bình),núi lở lấp đường (khoảng cấp VIII); Các trận động đất ở Hà Nội các năm 1276,1278, 1285 đất nứt 7 trượng (28m), núi Cao Sơn lở xuống, bia đá Chùa Bảo Sơngãy đôi (khoảng cấp VIII); Động đất ở Nghệ An năm 1821, hầu hết các ngôi nhàtranh bị xiêu vẹo (khoảng cấp VIII); Động đất ở Phan Thiết năm 1877 và năm1882 nước sông dâng lên, sóng cuộn cao… Cơ quan nghiên cứu động đất đầu tiên ở nước ta là Đài Thiên văn Phủ Liễn ởKiến An (Hải Phòng) được xây dựng từ năm 1902, hoàn thành vào năm 1905, gọilà đài thiên văn, nhưng chỉ có một kính thiên văn để xác định giờ chính xác theothời điểm các sao đi qua kinh tuyến trời, công việc chủ yếu là theo dõi và nghiêncứu khí tượng. Đến năm 1924 mới lắp đặt máy quan trắc động đất theo nguyên tắckhuếch đại cơ học. Đài Phủ Liễn đều do người Pháp làm giám đốc. Đến năm 1941,kỹ sư Nguyễn Xiển (người ở thành phố Vinh, Nghệ An) là người Việt Nam đầutiên làm giám đốc đài này. Máy quan trắc động đất ở Phủ Liễn bị phá hủy năm1945. Sau năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Giáo Sư Nguyễn Xiển đã đềxuất với Chính phủ nhờ Viện Hàn lâm khoa học Ba Lan xây dựng Đài Vật lí địacầu ở Phủ Liễn, trong đó có phòng nghiên cứu động đất, máy quan trắc động đất làmáy quang cơ. Năm 1961, Viện Hàn lâm khoa học Ba Lan còn giúp Việt Nam xâydựng Đài Vật lí địa cầu ở Sa Pa (Lào Cai), trong đó cũng có phòng nghiên cứuđộng đất. Năm 1967 có thêm trạm theo dõi động đất ở Bắc Giang, năm 1975 thêm 2 trạmở Tuyên Quang và Hòa Bình. Năm 1990 có thêm 4 trạm theo dõi động đất ở ĐiệnBiên, Lai Châu, Vinh và Hà Nội, năm 1994-1995 có thêm trạm ở Sơn La và Huế.Với tổng số trạm nghiên cứu động đất là 14, thiết bị quan trắc từ máy quang cơchuyển sang máy ghi nhập vào máy tính. Đến năm 2003, cả nước có tới 24 trạmnghiên cứu động đất nên việc theo dõi động đất hiệu quả hơn. Những vùng thường xuyên xảy ra động đất ở nước ta Vỏ trái đất gọi là thạch quyển có bề dày trung bình khoảng 35km, ở đáy đạidương chỉ dày khoảng 20km. Tâm chấn động đất ở nước ta tương đối nông, tức làở trong lớp vỏ của trái đất. Trên các nếp đứt gãy của vỏ trái đất thường xảy rađộng đất. Các đứt gãy Sơn La - Sông Mã có động đất cỡ 6,8 độ Richter, tâm chấnở độ sâu khoảng 25km. Ở sông Hồng, sông Cả, Rào Nậy, Lai Châu, Điện Biênđộng đất ở 6-6,2 độ Richter, độ sâu 15-20km. Ở Đông Triều, động đất cỡ 5,9 độRichter, ở độ sâu 25-30km. Các đứt gãy ở sông Lô (Hà Giang), Hạ Long (Quảng Ninh), Phong Thổ (LaiChâu), Mường La (Sơn La), Bắc Yên (Sơn La), Tuần Giáo (Điện Biên), sông Hiếu(Nghệ An), Huế, Tam Kỳ (Quảng Nam), Đà Nẵng, Ba Tơ (Quảng Ngãi), CủngSơn (Sơn Hòa, Phú Yên), Thuận Hải - Minh Hải, Tuy Hòa, Dầu Tiếng (BìnhDương), sông Vàm Cỏ Đông, sông Hậu và một số nơi ở vùng Mường Tè (LaiChâu) có động đất 5,5 độ Richter, tâm chấn ở độ sâu 10-15km. Những trận động đất điển hình trong 100 năm vừa qua Trong thế kỷ XX, ở nước ta có hai trận động đất điển hình ở cấp nguy hiểm.Trận thứ nhất xảy ra lúc 23 giờ 22 phút, ngày 1/11/1935 ở Điện Biên ở cấp 6,8 độRichter tâm chấn nứt rộng 20cm, có chỗ dài tới 50m, làm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: