Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh lạnh
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh lạnh TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 1. 2009 ĐÔNG NAM Á TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ SAU CHIẾN TRANH LẠNH Lê Sĩ Hưng1 1 Khoa Khoa học Xã hội, trường Đại học Hồng Đức TÓM TẮT Sau chiến tranh lạnh, Đông Nam Á vẫn tiếp tục chiếm vị trí quan trọng trong chiếnlược toàn cầu của Mỹ. Mỹ coi việc phát triển quan hệ với các nước ASEAN là một trongnhững trọng điểm trong chiến lược châu Á của mình, ra sức thâm nhập vào ASEAN trongcác lĩnh vực chính trị, quân sự và kinh tế, cố gắng đưa ASEAN vào quỹ đạo chiến lượctoàn cầu của Mỹ. Sự gia tăng can dự của Mỹ đối với Đông Nam Á không chỉ bắt nguồn từviệc điều chỉnh chiến lược toàn cầu mới của Mỹ, mà còn bởi vị trí chiến lược quan trọngcủa Đông Nam Á Đông Nam Á là khu vực có nhiều lợi thế về địa lý tự nhiên, tài nguyên, lại là địa bàncó vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống đường hàng hải quốc tế. Đây là khu vực chiếnlược có quan hệ về lợi ích với tất cả các cường quốc trên thế giới trong lịch sử và hiện nay.Chiến tranh lạnh kết thúc đã tác động sâu sắc tới cục diện chính trị ở Đông Nam Á. Do đốiđầu Đông - Tây đã tạm thời lắng xuống, các nước lớn đã tiến hành điều chỉnh chính sáchcủa mình trên bình diện quốc tế cũng như khu vực, trong đó Đông Nam Á vẫn tiếp tụcchiếm vị trí quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ và các cường quốc khác. Được coi là siêu cường duy nhất còn lại sau chiến tranh lạnh, Mỹ luôn nhấn mạnhvai trò lãnh đạo thế giới của mình và mưu đồ đặt toàn cầu dưới sự kiểm soát của mình.Mỹ luôn coi Đông Nam Á là khu vực quan trọng trong chiến lược toàn cầu, và là mộttrong những mắt xích trung tâm trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. Sauchiến tranh lạnh, dù phải đóng cửa các căn cứ quân sự ở Philippin, Mỹ vẫn tiếp tục tuyênbố giữ cam kết an ninh với các nước đồng minh cũ trong khu vực, đồng thời ủng hộnhững hình thức hợp tác an ninh đa phương của ASEAN và quá trình mở rộng Hiệp hộicủa tổ chức này. Mỹ luôn coi trọng quan hệ với các nước ASEAN. Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị quan trọng ở khu vực châu Á - Thái BìnhDương. Đông Nam Á là nơi tập trung các trung tâm sức mạnh chủ yếu của thế giới nhưTrung Quốc, Nhật Bản, Nga. Trong thời hậu chiến tranh lạnh, Mỹ coi việc ngăn chặn củacác nước lớn có thể thách thức và làm lung lay địa vị siêu cường duy nhất của mình là mụctiêu cốt lõi trong chiến lược toàn cầu. Nhiệm vụ quan trọng nhất trong chiến lược toàn cầu 68 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 1. 2009của Mỹ là khống chế Nhật Bản, phòng ngừa, kìm chế Trung Quốc và Nga. Kiểm soát đượcĐông Nam Á sẽ khiến Mỹ giành được ưu thế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đông Nam Á nằm ở nơi giao nhau của hai tuyến giao thông trên biển quan trọngbậc nhất thế giới. Phía Đông và phía Tây nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương,phía Nam và phía Bắc nối liền Ôxtrâylia và Niu Dilân, Đông Bắc Á lại với nhau. Gần mộtnửa số tàu buôn trên toàn thế giới đi qua vùng biển Đông Nam Á. Đường hàng hải giaothông trên biển Đông Nam Á, trong đó có eo biển Malacca là mạch máu kinh tế sống còncủa Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc [1]. Kiểm soát được mạch máu kinh tế này không chỉ làđiều cần thiết để Mỹ sinh tồn và phát triển, mà còn có lợi cho việc Mỹ thao túng kinh tếcủa các nước châu Á - Thái Bình Dương. Đối với các cuộc tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, Mỹ tuyên bố ủng hộ giảiquyết các cuộc tranh chấp này thông qua con đường thương lượng hòa bình, phản đối sửdụng vũ lực để khẳng định chủ quyền của bất kì nước nào: “Hoa Kỳ coi những vùngbiển sâu ở biển Đông là vùng biển chung của quốc tế. Lợi ích chiến lược của Mỹ trongviệc duy trì tuyến giao thông nối liền Đông Nam Á, Đông Bắc Á và Đại Tây Dương làmcho Mỹ thấy sự cần thiết phải chống lại bất cứ tuyên bố hải phận nào vượt quá công ướcquốc tế về luật biển” [2]. ASEAN không chỉ bao gồm những quốc gia có dân số đông và vị trí chiến lượcquan trọng, mà còn là tổ chức hợp tác thống nhất khu vực quan trọng nhất, mức độ liênkết chỉ sau Liên minh châu Âu. ASEAN ngày càng phát huy vai trò chủ đạo trong cáccông việc của khu vực Đông Á và cơ chế hợp tác khu vực. Mỹ cần thiết lập mối quan hệhợp tác với các nước ASEAN và dựa vào ảnh hưởng của ASEAN để củng cố và tăngcường địa vị chủ đạo của mình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ coi việc phát triển quan hệ với các nước ASEAN là một trong những trọngđiểm của chiến lược châu Á của mình, ra sức thâm nhập vào ASEAN trong các lĩnh vựcchính trị, quân sự và kinh tế, cố gắng đưa ASEAN vào quỹ đạo chiến lược toàn cầu củaMỹ. Sang thế kỉ 21, đặc biệt từ sau sự kiện 11-9-2001, Mỹ đã tăng cường gi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chính sách đối ngoại của Mỹ Chiến tranh lạnh Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại Mỹ Lịch sử thế giới Chính trị Đông Nam Á sau chiến tranh lạnhGợi ý tài liệu liên quan:
-
193 trang 78 3 0
-
Giải bài Các nước Đông Nam Á SGK Lịch sử 9
3 trang 69 0 0 -
Nhật ký Anne Frank - Phần 11 T
6 trang 44 0 0 -
Bài giảng Lịch sử 12 bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kỳ chiến tranh lạnh
39 trang 44 0 0 -
Chuyện nhỏ trong thế giới lớn: Phần 1
126 trang 44 0 0 -
Tìm hiểu về NATO trong thời kỳ chiến tranh Lạnh 1949 - 1991: Phần 1
50 trang 43 0 0 -
Giải bài Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 SGK Lịch sử 12
3 trang 39 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Hưng Đạo, Châu Đức
8 trang 37 0 0 -
250 trang 37 1 0
-
27 trang 35 0 0
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội
6 trang 33 0 0 -
165 trang 33 3 0
-
9 trang 32 0 0
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại
8 trang 31 0 0 -
255 trang 30 1 0
-
Hoạt động nhân đạo trong chính sách đối ngoại của Mỹ: Phần 2
142 trang 29 0 0 -
Giáo án Lịch sử 9 bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay
6 trang 29 1 0 -
Tiểu luận Mục tiêu và sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh lạnh
26 trang 28 0 0 -
Khoá luận tốt nghiệp: Chính sách hướng Đông của Ấn Độ đối với Việt Nam từ đầu thập niên 90 đến nay
125 trang 28 0 0 -
HOA KỲ MỞ RỘNG SANG PHÍA TÂY VÀ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC VÙNG
6 trang 28 0 0