Danh mục

Dự định khởi nghiệp của sinh viên: Góc nhìn từ lí thuyết hành vi có kế hoạch và cảm nhận hỗ trợ kiến thức của trường đại học

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 562.14 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu có mục đích đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố thuộc mô hình hành vi hoạch định (TPB) và cảm nhận sự hỗ trợ kiến thức của trường đại học đối với dự định hành vi khởi nghiệp của sinh viên. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM với dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 482 sinh viên trên địa bàn Hà Nội đã chỉ ra dự định hành vi khởi nghiệp chịu ảnh hưởng bởi thái độ, chuẩn chủ quan và cảm nhận hỗ trợ về kiến thức của trường đại học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự định khởi nghiệp của sinh viên: Góc nhìn từ lí thuyết hành vi có kế hoạch và cảm nhận hỗ trợ kiến thức của trường đại học PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 DỰ ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN: GÓC NHÌN TỪ LÍ THUYẾT HÀNH VI CÓ KẾ HOẠCH VÀ CẢM NHẬN HỖ TRỢ KIẾN THỨC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Vũ Tuấn Dương Trường Đại học Thương mại Email: vutuanduong@tmu.edu.vn Tóm tắt: Nghiên cứu có mục đích đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố thuộc mô hìnhhành vi hoạch định (TPB) và cảm nhận sự hỗ trợ kiến thức của trường đại học đối với dự địnhhành vi khởi nghiệp của sinh viên. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM với dữliệu sơ cấp được thu thập từ 482 sinh viên trên địa bàn Hà Nội đã chỉ ra dự định hành vi khởinghiệp chịu ảnh hưởng bởi thái độ, chuẩn chủ quan và cảm nhận hỗ trợ về kiến thức của trườngđại học. Ngoài ra, tinh thần đổi mới và cảm nhận hỗ trợ kiến thức của trường đại học có mốiliên hệ tích cực đối với thái độ về khởi nghiệp. Từ các khám phá trên, một số hàm ý chính sáchđã được đề xuất dành cho các trường đại học và cơ quan quản lí nhằm phát triển hệ sinh tháikhởi nghiệp. Từ khóa: Khởi nghiệp, dự định khởi nghiệp, thái độ, cảm nhận hỗ trợ kiến thức củatrường đại học, tinh thần đổi mới 1. Giới thiệu Khởi nghiệp là một trong những đầu vào quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế củamột quốc gia. Doanh nhân đóng vai trò là người khởi xướng để khơi dậy các hoạt động kinh tếbằng các quyết định kinh doanh của mình (Dhaliwal, 2016). Vì vậy, khởi nghiệp là nền tảng cơbản để thúc đẩy kinh tế tư nhân, khuyến khích các cá nhân trong xã hội phấn đấu cống hiến vàtạo ra các giá trị mới cho cộng đồng (Zahra & Wright, 2016). Bên cạnh các lợi ích mang lại chocộng đồng, quá trình khởi nghiệp cũng góp phần đáng kể đối với các hoạt động phát triển bảnthân của các nghiệp chủ (Crayford và cộng sự, 2012). Tinh thần khởi nghiệp, hệ sinh thái khởi nghiệp đã dần trở thành chủ đề có tính cấp thiếtvà các Chính phủ của nhiều quốc gia đã có nhiều nỗ lực để cố gắng xây dựng môi trường khởinghiệp. Cùng với sự tiến bộ về khoa học công nghệ, các hoạt động khởi nghiệp cũng phát triểnphong phú dưới nhiều hình thức mới như khởi nghiệp số, khởi nghiệp xã hội, khởi nghiệp dựatrên kinh tế học tập (Brito, 2018). Mặc dù vậy, sự phát triển của làn sóng khởi nghiệp cũng đốimặt với nhiều thách thức, đặc biệt là tính bền vững (Haldar, 2019). Đối mặt với nhu cầu và xu thế, Chính phủ Việt Nam đã có các nỗ lực trong việc phát triểnhệ sinh thái khởi nghiệp thông qua việc ban hành và thực thi các chính sách. Nhờ vậy, ViệtNam có sự thăng tiến rõ nét trong các bảng xếp hạng về chỉ số đổi mới sáng tạo và phát triểnhệ sinh thái khởi nghiệp. Hiện tại, Việt Nam xếp thứ 44 về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu vàhệ sinh thái khởi nghiệp xếp hạng 59/100 quốc gia, và được đánh giá là một trong những quốcgia tiêu biểu về tính năng động sáng tạo trong khu vực Đông Nam Á (Vũ Thị Nhài, 2022). Trường đại học là nơi nuôi dưỡng và ươm tạo tốt nhất để hình thành tư duy và tinh thầnkhởi nghiệp (Davey và cộng sự, 2016). Sinh viên cũng được xem như nhóm lực lượng chính để 224 PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp trong tương lai. Do đó, giáo dục bậc đại học có vai trò quantrọng để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên thông qua hỗ trợ về kiến thức, hỗ trợ ươmtạo và hỗ trợ phát triển các hoạt động kinh doanh (Su và cộng sự, 2021). Thấu hiểu được động cơ thúc đẩy dự định khởi nghiệp của các cá nhân giúp gợi mở cácchính sách thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp (Pérez-Macías và cộng sự, 2022). Vì vậy, mở rộngcác lí thuyết và kiểm chứng các mô hình lí thuyết về hành vi khởi sự kinh doanh là chủ đề nhậnđược sự quan tâm của cả giới nghiên cứu và nhà quản lí chính sách. Một số nghiên cứu đã ápdụng các khung lí thuyết hành vi cá nhân để giải thích cho hành vi khởi sự kinh doanh (Kapusuzvà cộng sự, 2018, Shi và cộng sự, 2020). Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu vẫn chưa đồng nhấtvì sự khác biệt về môi trường, bối cảnh nghiên cứu, đặc điểm văn hóa của khu vực và quốc gia(Kadir và cộng sự, 2012). Tại Việt Nam, từ năm 2016, Chính phủ ban hành Quyết định 844/QĐ-TTg về việc phêduyệt đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025.” Trongđó, nhấn mạnh đến vai trờ của các bên liên quan bao gồm doanh nghiệp, Chính phủ và đặc biệtcác tổ chức giáo dục. Đặc biệt, nhiều cơ sở giáo dục đã đưa các học phần về khởi nghiệp và đổimới sáng tạo vào nội dung giảng dạy. Những nỗ lực này giúp cải thiện đáng kể nhận thức củangười học về ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: