Danh mục

DƯỢC HỌC - BỒ CÔNG ANH

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 171.95 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xuất xứ: Đường Bản Thảo. Tên gọi: Hoa màu vàng thân chỉ có một chân như cái đinh nên gọi là Hoàng hoa địa đinh. Tên khác: Phù công anh (Thiên Kim Phương), Cấu nậu thảo, Bồ công anh (Cương Mục), Bộc công anh (Đồ Kinh Bản Thảo), Thái nại, Lục anh, Đại đinh thảo, Bột cô anh (Canh Tân Ngọc Sách), Bồ công định, Thiệu kim bảo, Bồ anh, cổ đính, Thiệu kim bảo, Ba ba đinh, Địa đinh thảo, Bát tri nại, Bạch cổ đinh. Nhĩ bản thảo (Tục Danh), Kim trâm thảo, Kim cổ thảo, Hoàng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
DƯỢC HỌC - BỒ CÔNG ANH DƯỢC HỌCBỒ CÔNG ANH Xuất xứ: Đường Bản Thảo. Tên gọi: Hoa màu vàng thân chỉ có một chân như cái đinh nên gọi là Hoànghoa địa đinh. Tên khác: Phù công anh (Thiên Kim Phương), Cấu nậu thảo, Bồ công anh(Cương Mục), Bộc công anh (Đồ Kinh Bản Thảo), Thái nại, Lục anh, Đạiđinh thảo, Bột cô anh (Canh Tân Ngọc Sách), Bồ công định, Thiệu kim bảo,Bồ anh, cổ đính, Thiệu kim bảo, Ba ba đinh, Địa đinh thảo, Bát tri nại, Bạchcổ đinh. Nhĩ bản thảo (Tục Danh), Kim trâm thảo, Kim cổ thảo, Hoàng hoalang thảo, Mãn địa kim tiền, Bột Bột đinh thái (Hòa Hán Dược Khảo),Hoàng hoa địa đinh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tên khoa học: Taraxacum offcinal Wig (Taraxacum dens-leonis Desf.). Họ khoa học: Họ Cúc (Compositae). Mô tả: Cỏ sống dai, rễ đơn, dài, khỏe, thuộc loại rễ hình trụ. Lá mọc từ rễnhẵn, thuôn dài hình trái xoan ngược, có khía răng uốn lượn hoặc xẻ lôngchim, mép giống như bị xé rách. Đầu màu đơn độc ở ngọn, cuống dài rỗng,từ rễ mọc lên. Tổng bao hình chuông gồm nhiều dãy lá bắc, những cái ở phíangoài xòe ra và cong xuống, còn các cái ở trong thì mọc đứng. Hoa hình nhỏở phía ngoài có màu nâu ở mặt lưng, quả bế 10 cạnh, có mỏ dài. Các tơ củamàu lông sắp theo 1 dẫy, ra hoa từ tháng 3-10. Địa lý: Mọc hoang ở những nơi vùng núi cao như Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa,mọc hoang nhiều ở Trung Quốc. Thu hái, sơ chế: Chọn vào giữa tháng 4 đến tháng 5 là thời kỳ có vị đắng nhiều nhất,có người dùng thứ nhỏ và dài, thân và cành màu tím là tốt nhất. Dùng toàncây phơi trong râm cho khô. Phần dùng làm thuốc: Dùng rễ khô toàn cây phơi khô. Lựa thứ nhiều lá, mầu lục tro, rễnguyên đủ là tốt. Mô tả dược liệu: Rễ Bồ công anh Trung Quốc hình dùi tròn, uốn cong, dài 3,3 - 5cm,mầu nâu, nhăn. Đầu rễ có những lông nhung mầu nâu hoặc mầu trắng vànghoặc đã rơi rụng. Lá mọc từ rễ, lát lá dài, nhăn lại thành đám hoặc nhănkhông đều. Mặt ngoài mầu nâu lục hoặc màu lục tro. Ở mặt sau lá có gânchính nổi rõ. Có nhiều cuống hoa dài, ở mỗi đầu đỉnh cuống mọc một hoa tựđầu trạng, mầu nâu vàng hoặc mầu trắng vàng nhạt. Không mùi, vị hơi đắng(Dược Tài Học). Bảo quản: Phơi thật khô, để nơi cao ráo, hoặc phơi nắng, bị ẩm thấp rất maumốc và mục. Thành phần hóa học: + Taraxasterol, Choline, Inulin, Pectin (Trung Dược Học). + Fructose (Power F B và cộng sự C A, 1913, 7: 13523). + Sucrose, Glucose (Belaev V F và cộng sự, C A, 1975, 51: 11495c). Tác dụng dược lý: . Thuốc sắc Bồ công anh có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn như tụcầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu, não mô cầu, trực khuẩn bạchhầu, trực khuẩn lỵ Flexener, trực khuẩn mủ xanh, Leptospira hebdomadia(Trung Dược Học). . Nước sắc Bồ công anh có tác dụng lợi mật, bảo vệ gan, lợi tiểu(Trung Dược Học). . Nước sắc Bồ công anh có tác dụng nhuận trường (Sổ Tay Lâm SàngTrung Dược). Tính vị: + Vị ngọt, tính bình, không độc (Tân Tu Bản Thảo). + Vị hơi đắng, tính hàn (Đông Viên Dược Tính Phú). + Vị ngọt, tính bình, hơi hàn (Bản Thảo Thuật). + Vị đắng, ngọt, tính hàn (Dược Tính Công Dụng). + Vị ngọt, đắng, tính hàn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược ThủSách). Qui kinh: + Vào kinh Can, Vị (Trấn Nam Bản Thảo). + Vào kinh Dương minh Vị và Thái âm Phế (Bản Thảo Giảng NghĩaBổ Di). + Vào kinh Can, Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Tác dụng: + Thanh nhiệt, giải độc, tán sưng tiêu ung [đặc hiệu trị vú sưng đau](Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Chủ trị: + Trị đinh nhọt sưng tấy, tuyến vú viêm, nhiễm trùng đường tiểu,amidal viêm cấp tính (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Liều dùng - Bên trong uống 12g đến 40g. Dùng tươi, gĩa nát đắp vào nơi sưngđau. Bên ngoài dùng tùy ý theo nhu cầu. Kiêng kỵ: Không có thấp nhiệt ung độc kỵ dùng. Ung thư thuộc hư hàn âm cấmdùng. Đơn thuốc kinh nghiệm: + Trị gai đâm hoặc bị nhằm nước đái của con cáo làm cho thịt sưngphù: Bồ công anh gĩa nát lấy nước cốt bôi vào nhiều lần thì khỏi (Đồ Kinhphương). + Trị sản hậu không cho con bú, sữa tích lại làm cho vú căng, sưng:Bồ công anh gĩa nát, đắp lên đó, ngày 3 đến 4 lần (Mai Sư phương). + Làm cho răng cứng, mạnh gân xương, sinh được thận thủy, tuổichưa đến 80 có tác dụng làm đen râu tóc, tuổi trẻ uống gìa không yếu: Bồcông anh 1 cân, loại này thường sống ở trong vườn, nó có vào giữa tháng 3tháng 4, sang mùa thu thì nở hoa, khi ấy cắt cả gốc lá, thân cây, 1 cân rửasạch đem phơi âm can, không được phơi nắng, bỏ vào thùng đậy kín. Lấy40g muối, 20g Hương phụ tử, tán bột rồi cho Bồ công anh vào đó ngâm 1đêm, hôm sau chia làm 20 nắm ...

Tài liệu được xem nhiều: