Thông tin tài liệu:
Những bài diễn thuyết trong quyển sách nầy nhằm mục đích phác họa đại cương của
khoa Yoga để chuẩn bị sinh viên nghiên cứu và thực tập Giáo lý Patanjali , một tác phẩm
quan trọng nhất về Yoga. Với sự cộng tác của bạn tôi là Bhagavan Das, tôi đã dịch giáo lý
nầy cùng các lời bình luận của Vyasa, kèm một bản chú giải khác viết theo ánh sáng
Thông Thiên Học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đường vào yoga
M Ụ C L Ụ C
BÀI DIỄN THUYẾT I . THẾ NÀO LÀ YOGA ?
1. Vũ trụ là gì ?
2. Sự khai mở tâm thức.
3. Chơn Ngã duy nhất.
4. Làm thế nào để phát triển Chơn Ngã một cách nhanh chóng ?
5. Yoga là một khoa học.
6. Hai phần trong con người.
7. Các trạng thái của Trí tuệ.
8. Samadhi.
9. Về sách Yoga.
10. Vài định nghĩa.
11. Thượng Ðế ở ngoài và ở trong ta.
12. Những Biến đổi của Tâm thức và những Rung động của Vật chất.
13. Trí thức.
14. Các giai đoạn của Trí thức.
15. Tâm thức hướng ra ngoài hay xoay vào trong.
16. Ðám mây.
BÀI DIỄN THUYẾT II . CÁC MÔN PHÁI YOGA Ở ẤN ÐỘ
1. Sự liên quan của Yoga với các môn phái triết học Ấn.
2 . Trí thức.
3 . Thể Trí.
4 . Cái Trí và cái Ngã.
BÀI DIỄN THUYẾT III . YOGA LÀ MỘT KHOA HỌC
1. Những phương pháp Yoga.
2. Tìm cái Ngã bởi cái Ngã.
3. Tìm cái Ngã bằng cái Vô Ngã.
4. Yoga và Ðạo lý.
5. Sự cấu tạo các trạng thái cái Trí.
6. Vui sướng và Ðau khổ.
BÀI DIỄN THUYẾT IV
YOGA TRÊN PHƯƠNG DIỆN THỰC TẾ
1. Sự ngăn chận các trạng thái của cái Trí.
2. Tham thiền hữu chủng và vô chủng.
3. Sự sử dụng chân ngôn.
4. Sự định trí.
5. Các trở ngại.
6. Những khả năng về Yoga.
7. Ra đi và Trở về.
8. Tinh luyện các thể.
9. Bọn giữ cửa.
10. Sự chuẩn bị.
11. Ðoạn Kết.
ÐƯỜNG V ÀO YOGA
AN INTRODUCTION TO YOGA
Tác giả ANNIE BESANT Dịch giả Vũ thị Dung
LỜI TỰA
Những bài diễn thuyết trong quyển sách nầy nhằm mục đích phác họa đại cương của
khoa Yoga để chuẩn bị sinh viên nghiên cứu và thực tập Giáo lý Patanjali , một tác phẩm
quan trọng nhất về Yoga. Với sự cộng tác của bạn tôi là Bhagavan Das, tôi đã dịch giáo lý
nầy cùng các lời bình luận của Vyasa, kèm một bản chú giải khác viết theo ánh sáng
Thông Thiên Học.
Ðể công việc chuẩn bị nầy được rõ ràng, tôi sẽ trích dẫn nhiều đoạn trong giáo lý của
Patanjali. Tuy nói rằng các bài diễn thuyết nầy dành cho sinh viên, chớ chúng nó cũng có
thể đem lại cho các độc giả một vài kiến thức về khoa Yoga, Khoa học của các Khoa học,
và khuyến khích một vài người khác lưu tâm nghiên cứu khoa quan trọng nầy.
ANNIE BESANT
BÀI DIỄN THUYẾT I
THẾ NÀO LÀ YOGA ?
Trong buổi nói chuyện đầu tiên nầy, chúng ta tìm hiểu khoa Yoga một cách tổng quát,
xác định vị trí của nó trong trật tự thiên nhiên, và vạch rõ các đặc tính và mục đích của nó
trong cơ tiến hóa của nhân loại.
VŨ TRỤ LÀ GÌ ?
Trước hết, ta hãy nhìn thế giới xung quanh chúng ta. Lịch sử của nó nói lên những gì ?
Nó hiện ra như một đại cảnh linh động, trong đó con người hoạt động không ngừng, sự
việc xuất hiện liên tiếp, nhưng sự thật, đó chẳn,g qua là các trò múa men của những bóng
mập mờ. Các dân tộc, các vua chúa, các chính trị gia, các quan lớn quan nhỏ, các đạo
binh hùng hậu, tất cả chỉ là nhân ảnh. Còn các sự việc như là chiến tranh và cách mạng,
hưng thịnh và suy vong của các quốc gia thì xa sự thật hơn nữa. Dù các sử gia có khảo
cứu sâu rộng đến mức nào cũng vậy, dù tâm trí của họ bao quát đủ mọi lãnh vực từ nền
móng kinh tế, tổ chức xã hội đến các khuynh hướng tư tưởng thì họ cũng chỉ lẩn quẩn
giữa những hình, những bóng phóng ra do các sự thật vô hình. Cõi đời là do ảo ảnh dựng
lên và những giá trị mà ta gán cho nó, đều sai lạc. Biết bao sự việc được người đời quí
trọng nhưng lại không có một giá trị gì dưới mắt của các nhà huyền học. Những hạt kim
cương chói lòa chẳng qua là những mảnh kiếng vụn đối với người hiểu biết.
Ngai vàng, điện ngọc, quyền thế, vinh quang của người đời không có một nghĩa lý gì
đối với ai đã thoáng thấy Chơn Ngã uy nghi. Vậy thì cái gì là thật, cái gì là quí ? Câu trả lời
của chúng ta sẽ khác hẳn câu trả lời của người đời.
Vũ trụ có là vì Chơn Ngã.
Ðấng Tạo hóa lập ra Vũ trụ không phải để cho chúng ta góp công tô điểm hay chiếm
đoạt những điều mong ước, cũng không phải để cho người đời đẹp tai, vui mắt. Ðành
rằng Vũ trụ là một kỳ công với vòm trời xanh thẳm, với núi cao trắng tuyết, với thung lũng
xinh tươi hoa lá, với trùng dương bát ngát lúc an tĩnh dịu dàng, khi ba đào rào rạt, nhưng
các sự ấy sở dĩ có không phải chính cho chúng nó mà vì sự ích lợi của chúng đối với
Chơn Ngã : tất cả ở chúng nhằm giúp Chơn Ngã biểu hiện.
Mục đích duy nhất của cõi đời tuyệt mỹ với các nỗi vui buồn là giúp Chơn Ngã biểu lộ
quyền năng của Nó. Từ tinh vân đến Thượng Ðế, tất cả sở dĩ có là vì Chơn Ngã. Hạt bụi li
ti ở cõi Trần, vị Ðại Thiên Thần cao cả ở Thiên giới, cọng cây mọc ở kẹt đá, ngôi sao chiếu
...