ÐỂ SỬ DỤNG THUỐC KHÔNG GHI TOA AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 160.13 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sử dụng thuốc là việc rất phổ biến trong sinh hoạt của tất cả mọi người. Nếu chỉ bị những tình trạng nhẹ và thông thường như nhức đầu do làm việc căng thẳng, đau khớp, mỏi cơ, cảm nhẹ, đau bụng kinh, mệt mỏi. thì bạn chỉ cần ghé ngang nhà thuốc để tự mua mà không cần có toa bác sĩ. Những thuốc có thể bán rộng rãi như vậy được gọi là loại dược phẩm không cần ghi toa (OTC: over the counter). Tuy nhiên, vì thuốc luôn là con dao 2 lưỡi, nên ngay cả dù...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ÐỂ SỬ DỤNG THUỐC KHÔNG GHI TOA AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ ÐỂ SỬ DỤNG THUỐC KHÔNG GHI TOA AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ Tác giả : BS. NGUYỄN VĂN RA (BV. Nhi Ðồng Nai) Sử dụng thuốc là việc rất phổ biến trong sinh hoạt của tất cả mọi người. Nếu chỉ bị những tình trạng nhẹ và thông thường như nhức đầu do làm việc căng thẳng, đau khớp, mỏi cơ, cảm nhẹ, đau bụng kinh, mệt mỏi. thì bạn chỉ cần ghé ngang nhà thuốc để tự mua mà không cần có toa bác sĩ. Những thuốc có thể bán rộng rãi như vậy được gọi là loại dược phẩm không cần ghi toa (OTC: over the counter). Tuy nhiên, vì thuốc luôn là con dao 2 lưỡi, nên ngay cả dù là OTC thì bạn vẫn phải có những kiến thức cần thiết để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng những loại thuốc OTC. I. THUỐC OTC LÀ GÌ? Theo cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ, thuốc ghi toa là những thuốc sử dụng an toàn và hiệu quả khi có sự chỉ dẫn và theo dõi của bác sĩ. Còn thuốc không cần ghi toa hay OTC là những thuốc có thể sử dụng an toàn và hiệu quả mà không cần chỉ dẫn và sự theo dõi của bác sĩ. Có những thuốc trước đây cần ghi toa, nhưng trải qua nhiều năm sử dụng đã chứng minh được độ an toàn cao và hiệu quả nên có thể được chuyển thành không cần ghi toa. Hiện tại có hơn 700 mặt hàng OTC đang được bán trên thị trường trước đây thuộc nhóm phải ghi toa. II. NHỮNG ÐIỀU CẦN LƯU Ý: 1. Ðọc kỹ nhãn thuốc: * Ðây là yêu cầu rất quan trọng, nhưng không phải ai cũng quan tâm đầy đủ. Nếu bạn luôn ghi nhớ những lời thầy thuốc dặn dò, thì cũng không vì lý do gì bạn lại không đọc kỹ nhãn thuốc trước khi sử dụng; Vì để hiểu rõ một thuốc, không có cách nào tốt hơn là đọc kỹ những thông tin về nó. * Theo quy định, tất cả các thông tin cần thiết trên hộp thuốc đều phải được trình bày một cách rõ ràng ở vị trí dễ nhìn nhất, từ ngữ phải thật dễ hiểu. * Những thông tin trên nhãn thuốc gồm: Thành phần có hoạt tính: Là những chất có tính trị liệu của thuốc. Những chất này đều được ghi rõ hàm lượng. Dạng viên sẽ ghi thẳng hàm lượng chứa trong mỗi viên thuốc. Nếu là thuốc dạng lỏng thì ghi hàm lượng có trong 1ml hay 5ml v.v... tùy theo dạng trình bày của các hãng sản xuất khác nhau. Cũng có thể gặp dạng hàm lượng được ghi trong mỗi gói là bao nhiêu, hoặc trong mỗi gam dạng thuốc bôi chứa bao nhiêu mg thành phần có hoạt tính. Thành phần không hoạt tính: Thí dụ như màu sắc hay hương vị. Dạng trình bày: dạng viên nén hay viên nang, dạng sủi, dạng si rô hoặc dạng bôi ngoài da... Tính chất: Hoạt động của thuốc hay nhóm thuốc nào (thí dụ nhóm antihistamine, nhóm kháng acid hay giảm ho...). Chỉ định: Thuốc được dùng cho những bệnh nào hay điều trị những triệu chứng gì? Thí dụ như: hạ sốt, giảm đau, chống đầy hơi... Thận trọng: Những tình trạng cần phải có lời khuyên của thầy thuốc trước khi sử dụng thuốc (thí dụ những bệnh nhân cao huyết áp không được uống những thuốc trị cảm trong thành phần có chất co mạch), những tương tác thuốc hay tác dụng phụ của thuốc có thể có, khi nào nên dừng thuốc, nếu đang có thai hay cho con bú thì phải dùng như thế nào, để xa tầm với của trẻ em... Những thông tin khác: Bảo quản thuốc như thế nào, có bao nhiêu gam muối hay đường trong thuốc để giúp những bệnh nhân bị cao huyết áp hay tiểu đường chú ý. Hạn sử dụng: Ngày hết hạn của thuốc. Số lô thuốc hay mã vạch: Là những thông tin của nhà sản xuất giúp nhận biết được sản phẩm của hãng. Tên và địa chỉ nhà sản xuất, nơi đóng gói hay nhà phân phối. Số lượng: Thí dụ có bao nhiêu viên trong mỗi hộp thuốc. 2. Tương tác thuốc: * Tương tác giữa 2 thuốc hoàn toàn có thể xảy ra, dẫn đến những tác dụng không mong muốn, làm giảm hay tăng hoạt tính của một thuốc khác, do đó bạn cần phải nắm rõ về vấn đề này. Một số thuốc còn có thể tương tác với thực phẩm và thức uống. * Tránh uống rượu nếu đang dùng thuốc nhóm Antihistamine, thuốc ho trong thành phần có dextro- methorphan hay thuốc trị mất ngủ. * Không được uống thuốc ngủ nếu đang uống thuốc an thần. * Không uống Aspirin nếu bạn bị viêm loét dạ dày tá tràng. * Không dùng thuốc nhuận tràng nếu đang bị đau bao tử hay nôn ói. * Trừ khi có chỉ định của bác sĩ, nếu không bạn không được dùng thuốc chống sung huyết mũi nếu đang uống thuốc điều trị cao huyết áp, trầm cảm, bệnh tim mạch, bệnh tuyến giáp, tiểu đường hay bệnh tiền liệt tuyến. * Ðôi khi nhà sản xuất có thể thay đổi hoặc thêm vào một số chất khác trong thành phần hoặc cung cấp thêm thông tin về thuốc, vì vậy tốt nhất vẫn phải đọc kỹ nhãn thuốc có sẵn trong hộp mỗi lần sử dụng. 3. Phụ nữ có thai hay đang cho con bú: * Một số thuốc có thể đi từ mẹ qua nhau tới thai gây ảnh hưởng cho thai nhi. Vì vậy luôn luôn phải có ý kiến của bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào kể cả sản phẩm dinh dưỡng, vì cho dù chỉ là một lượng thuốc nhỏ thật sự an toàn cho mẹ cũng có thể là quá nhiều cho bào thai. * Mặc dù hầu hết các thuốc khi đi qua sữa đều có nồng độ rất thấp, ít gây ra những tác dụ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ÐỂ SỬ DỤNG THUỐC KHÔNG GHI TOA AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ ÐỂ SỬ DỤNG THUỐC KHÔNG GHI TOA AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ Tác giả : BS. NGUYỄN VĂN RA (BV. Nhi Ðồng Nai) Sử dụng thuốc là việc rất phổ biến trong sinh hoạt của tất cả mọi người. Nếu chỉ bị những tình trạng nhẹ và thông thường như nhức đầu do làm việc căng thẳng, đau khớp, mỏi cơ, cảm nhẹ, đau bụng kinh, mệt mỏi. thì bạn chỉ cần ghé ngang nhà thuốc để tự mua mà không cần có toa bác sĩ. Những thuốc có thể bán rộng rãi như vậy được gọi là loại dược phẩm không cần ghi toa (OTC: over the counter). Tuy nhiên, vì thuốc luôn là con dao 2 lưỡi, nên ngay cả dù là OTC thì bạn vẫn phải có những kiến thức cần thiết để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng những loại thuốc OTC. I. THUỐC OTC LÀ GÌ? Theo cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ, thuốc ghi toa là những thuốc sử dụng an toàn và hiệu quả khi có sự chỉ dẫn và theo dõi của bác sĩ. Còn thuốc không cần ghi toa hay OTC là những thuốc có thể sử dụng an toàn và hiệu quả mà không cần chỉ dẫn và sự theo dõi của bác sĩ. Có những thuốc trước đây cần ghi toa, nhưng trải qua nhiều năm sử dụng đã chứng minh được độ an toàn cao và hiệu quả nên có thể được chuyển thành không cần ghi toa. Hiện tại có hơn 700 mặt hàng OTC đang được bán trên thị trường trước đây thuộc nhóm phải ghi toa. II. NHỮNG ÐIỀU CẦN LƯU Ý: 1. Ðọc kỹ nhãn thuốc: * Ðây là yêu cầu rất quan trọng, nhưng không phải ai cũng quan tâm đầy đủ. Nếu bạn luôn ghi nhớ những lời thầy thuốc dặn dò, thì cũng không vì lý do gì bạn lại không đọc kỹ nhãn thuốc trước khi sử dụng; Vì để hiểu rõ một thuốc, không có cách nào tốt hơn là đọc kỹ những thông tin về nó. * Theo quy định, tất cả các thông tin cần thiết trên hộp thuốc đều phải được trình bày một cách rõ ràng ở vị trí dễ nhìn nhất, từ ngữ phải thật dễ hiểu. * Những thông tin trên nhãn thuốc gồm: Thành phần có hoạt tính: Là những chất có tính trị liệu của thuốc. Những chất này đều được ghi rõ hàm lượng. Dạng viên sẽ ghi thẳng hàm lượng chứa trong mỗi viên thuốc. Nếu là thuốc dạng lỏng thì ghi hàm lượng có trong 1ml hay 5ml v.v... tùy theo dạng trình bày của các hãng sản xuất khác nhau. Cũng có thể gặp dạng hàm lượng được ghi trong mỗi gói là bao nhiêu, hoặc trong mỗi gam dạng thuốc bôi chứa bao nhiêu mg thành phần có hoạt tính. Thành phần không hoạt tính: Thí dụ như màu sắc hay hương vị. Dạng trình bày: dạng viên nén hay viên nang, dạng sủi, dạng si rô hoặc dạng bôi ngoài da... Tính chất: Hoạt động của thuốc hay nhóm thuốc nào (thí dụ nhóm antihistamine, nhóm kháng acid hay giảm ho...). Chỉ định: Thuốc được dùng cho những bệnh nào hay điều trị những triệu chứng gì? Thí dụ như: hạ sốt, giảm đau, chống đầy hơi... Thận trọng: Những tình trạng cần phải có lời khuyên của thầy thuốc trước khi sử dụng thuốc (thí dụ những bệnh nhân cao huyết áp không được uống những thuốc trị cảm trong thành phần có chất co mạch), những tương tác thuốc hay tác dụng phụ của thuốc có thể có, khi nào nên dừng thuốc, nếu đang có thai hay cho con bú thì phải dùng như thế nào, để xa tầm với của trẻ em... Những thông tin khác: Bảo quản thuốc như thế nào, có bao nhiêu gam muối hay đường trong thuốc để giúp những bệnh nhân bị cao huyết áp hay tiểu đường chú ý. Hạn sử dụng: Ngày hết hạn của thuốc. Số lô thuốc hay mã vạch: Là những thông tin của nhà sản xuất giúp nhận biết được sản phẩm của hãng. Tên và địa chỉ nhà sản xuất, nơi đóng gói hay nhà phân phối. Số lượng: Thí dụ có bao nhiêu viên trong mỗi hộp thuốc. 2. Tương tác thuốc: * Tương tác giữa 2 thuốc hoàn toàn có thể xảy ra, dẫn đến những tác dụng không mong muốn, làm giảm hay tăng hoạt tính của một thuốc khác, do đó bạn cần phải nắm rõ về vấn đề này. Một số thuốc còn có thể tương tác với thực phẩm và thức uống. * Tránh uống rượu nếu đang dùng thuốc nhóm Antihistamine, thuốc ho trong thành phần có dextro- methorphan hay thuốc trị mất ngủ. * Không được uống thuốc ngủ nếu đang uống thuốc an thần. * Không uống Aspirin nếu bạn bị viêm loét dạ dày tá tràng. * Không dùng thuốc nhuận tràng nếu đang bị đau bao tử hay nôn ói. * Trừ khi có chỉ định của bác sĩ, nếu không bạn không được dùng thuốc chống sung huyết mũi nếu đang uống thuốc điều trị cao huyết áp, trầm cảm, bệnh tim mạch, bệnh tuyến giáp, tiểu đường hay bệnh tiền liệt tuyến. * Ðôi khi nhà sản xuất có thể thay đổi hoặc thêm vào một số chất khác trong thành phần hoặc cung cấp thêm thông tin về thuốc, vì vậy tốt nhất vẫn phải đọc kỹ nhãn thuốc có sẵn trong hộp mỗi lần sử dụng. 3. Phụ nữ có thai hay đang cho con bú: * Một số thuốc có thể đi từ mẹ qua nhau tới thai gây ảnh hưởng cho thai nhi. Vì vậy luôn luôn phải có ý kiến của bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào kể cả sản phẩm dinh dưỡng, vì cho dù chỉ là một lượng thuốc nhỏ thật sự an toàn cho mẹ cũng có thể là quá nhiều cho bào thai. * Mặc dù hầu hết các thuốc khi đi qua sữa đều có nồng độ rất thấp, ít gây ra những tác dụ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
phương pháp sử dụng thuốc cách sử dụng thuốc sử dụng thuốc đúng cách cách sử dụng thuốc giáo dục sức khoẻ công dụng của thuốcTài liệu liên quan:
-
LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SỨC KHỎE
20 trang 222 0 0 -
Một số loại thuốc gây rối loạn vận động
6 trang 202 0 0 -
Một số dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc
5 trang 184 0 0 -
5 trang 128 1 0
-
Giáo trình Giáo dục sức khỏe: Phần 1
54 trang 50 0 0 -
Giáo trình Vệ sinh - Dinh dưỡng (tái bản lần thứ ba): Phần 2
151 trang 46 0 0 -
Bài giảng Tâm lý y học: Bài 5 - BS. Ngô Thị Phương Thảo
21 trang 45 0 0 -
Thực trạng hoạt động của cộng tác viên dân số tại thành phố Hòa Bình năm 2021
5 trang 42 0 0 -
Giáo trình Truyền thông giáo dục sức khỏe: Phần 1
93 trang 42 0 0 -
Bài giảng Tâm lý y học: Bài 4 - BS. Ngô Thị Phương Thảo
46 trang 42 0 0