Danh mục

Ebook Địa chí Hương Khê: Phần 2

Số trang: 266      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.08 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Địa chí Hương Khê được soạn thảo trên cơ sở các số liệu khảo sát thực địa một cách trực tiếp và mới nhất của chính những người trong cuộc, nhất là các cán bộ cơ sở, ban ngành từ huyện đến làng xã. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Địa chí Hương Khê: Phần 2 PHẦN THỨ BA KINH TẾ Chương 1. NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN A. NÔNG NGHIỆP I. TRỒNG TRỌT 1. Đất nông nghiệp Theo số liệu thống kê năm 2016, tổng diện tích tự nhiên của huyện là126.293,85 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 113.714,14 ha, chiếm90,04%, đất trồng lúa có 4.342,66 ha, chiếm 3,44%. Nghiên cứu đất nông nghiệp của huyện thấy có mấy đặc điểm sau đây: Giai đoạn trước 1945: Hương Khê vốn là một vùng rừng núi hoang vu, nên hầuhết số diện tích đất canh tác chính đều nằm xen giữa các thung lũng, hiếm có nhữngcánh đồng rộng “thẳng cánh cò bay”. Đồng ruộng vì thế manh mún, độ cao thấp khácnhau, gây nhiều trở ngại cho công tác thủy lợi, tưới tiêu nội đồng. Sách Đồng Khánh ngự lãm dư địa chí chép: tổng diện tích ruộng đất công - tư các hạnghiện nộp thuế theo địa bạ năm 1890 là 4.170 mẫu, 8 sào 12 thước 9 tấc 5 phân 3 ly. Trongđó, ruộng trồng lúa 1.902 mẫu, đất có 2.215 mẫu (mỗi mẫu Trung Bộ là 5.000 m2). Những năm 30 của thế kỷ XX, toàn huyện có khoảng 9.210 ha đất canh tác; bìnhquân đầu người khoảng 7 sào Trung Bộ. Số ruộng đất nằm trong tay địa chủ chiếm4.745 ha, hào lý và địa chủ Nhà chung chiếm hơn 2.000 ha. Nhiều xã như Gia Phố,Phú Phong, Hương Long, Hương Giang có đến 70% ruộng đất là của địa chủ1. Giai đoạn từ 1945 - 1957: Sau khi giành được chính quyền (9/1945), Hương Khêthực hiện nhiều chính sách lớn của Chính phủ như tịch thu, trưng thu ruộng đất củađịa chủ giao cấp cho nông dân; đẩy mạnh công tác khai hoang làm vườn, làm ruộng.Một số diện tích trồng cà phê, chè trong các đồn điền của người Pháp và người Việttrước đó được chia cho nông dân và chuyển sang trồng cây lương thực (là chủ yếu).Các biện pháp thủy lợi như đào mương lấy nước tưới, tiêu úng được tiến hành, do đó, 1 Lịch sử Đảng bộ huyện Hương Khê (1930 - 2000), Sđd trang 21. 137ĐỊA CHÍ HƯƠNG KHÊđã có thêm được hàng trăm mẫu đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó, chủ yếu là đấtcanh tác lúa, màu và các loại cây ăn quả trong vườn nhà. Từ sau Cải cách ruộng đất và sửa sai: Tại thời điểm kết thúc Cải cách ruộng đất,tổng diện tích đất trồng trọt của Hương Khê là 16.420 mẫu, 5 sào, tương đương8.210,2 ha1. Phần lớn đất đai của địa chủ đã được chia cho dân nghèo, làm thay đổiquyền chiếm hữu ruộng đất từ địa chủ, cường hào sang nông dân. Tuy vậy, bản chấtchiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chưa thay đổi. Từ năm 1960 về sau, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp nông thôn đã từng bướcchuyển ruộng đất, nông cụ, trâu bò từ cá thể của các hộ nông dân sang tập thể các hợptác xã. Phong trào khai hoang, phục hóa dưới sự điều hành của các hợp tác xã pháttriển rất mạnh. Năm 1965, năm đầu của cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ,toàn huyện có 13.685 ha gieo trồng. Đến năm 1968, do chiến tranh hết sức ác liệt, sốdiện tích đã giảm xuống còn 12.548 ha. Trong đó, diện tích lúa cả năm hụt 1.622 ha,dẫn đến sản lượng hụt 30%, huyện phải xin cân đối 2.300 tấn lương thực từ cấp trên2. Từ tháng 11/1968, đế quốc Mỹ ngừng ném bom miền Bắc đến năm 1990, toànhuyện đã khai hoang thêm được 2.764 ha, nâng tổng số diện tích đất nông nghiệp lên17.145,6 ha, trong đó có 14.763,9 ha canh tác ổn định3. Trong 10 năm cuối của thế kỷ XX, tình hình đất nông nghiệp ở Hương Khê khôngcó nhiều biến động: - Năm 1991, tổng diện tích đất canh tác là 15.919 ha, trong đó diện tích trồng câylương thực là 12.428 ha. Năm 1995, tổng diện tích canh tác là 16.229 ha, diện tíchtrồng cây lương thực là 10.495 ha. - Năm 2000, tình hình đất đai có sự thay đổi đáng kể do phải cắt 5 xã vùng hạhuyện (Hương Thọ, Hương Minh, Hương Đại, Hương Điền, Hương Quang) để thànhlập huyện Vũ Quang. Cụ thể: + Từ 01/10/2000, diện tích tự nhiên giảm từ 185.050 ha (số liệu năm 1994) xuốngcòn 129.912,00 ha. + Diện tích đất nông nghiệp giảm từ 9.850,39 ha xuống 9.764,98 ha4. - Từ năm 2000 đến nay, Hương Khê tập trung chủ yếu vào công tác quy hoạch xácđịnh cơ cấu diện tích hợp lý cho các loại cây trồng, thực hiện đồng bộ các biện phápthâm canh, tăng vụ và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Toàn huyện đã được 1 Lịch sử Đảng bộ huyện Hương Khê (1930 - 2000), Sđd trang 177. 2 Lịch sử Đảng bộ huyện Hương Khê (1930 - 2000), Sđd trang 245. 1 Lịch sử Đảng bộ huyện Hương Khê (1930 - 2000), Sđd trang 253 - 254. 2 Niên giám thống kê huyện Hương Khê, giai đoạn 1994 - 2000.138 KINH TẾquy hoạch thành 3 vùng kinh tế lớn: vùng trọng điểm thâm canh lúa, màu; vùng câyăn quả; vùng cây công nghiệp, cây nguyên liệu phục vụ tiểu thủ công nghiệp và côngnghiệp chế biến. - Vùng trọng điểm lúa: chủ yếu tập trung ở các xã Hòa Hải, Hương Bình, HươngGiang, Hương Thủy. Đây là những xã có diện tích trồng lúa lớn, được hưởng nguồnnước từ công trình thủy lợi sông Tiêm. Vùng thâm canh hoa màu: gồm các loại cây chính như đậu, lạc, ngô được trồng chủyếu ở các xã có nhiều đất thịt như Gia Phố, Hương Xuân, Hương Vĩnh. + Vùng cây ăn quả: tập trung ở các xã Phúc Trạch, Hương Trạch, Hương Đô,Lộc Yên với mô hình kinh tế chủ yếu là vườn, đồi, trang trại. + Vùng cây công nghiệp, cây nguyên liệu phục vụ tiểu thủ công nghiệp và côngnghiệp chế biến như chè, cao su, dó trầm tập trung ở các xã Hương Trà, Hương Xuân,Phúc Trạch. Trong 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới (từ 1987 đến 2016), cùng với các chínhsách, cơ chế và sự điều tiết để xây dựng một cơ cấu diện tích hợp lý phù hợp với thựctiễn của huyện, đi đôi với quy hoạch vùng kinh tế, đã giảm diện tích lúa từ 7.000 haxuống còn 4.342,66 ha. Diện tích cây màu như ngô, khoai, sắn cũng giảm đáng kể,diện tích cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu... ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: