Danh mục

Ebook Lịch sử Công an thành phố Thái Nguyên (1953-2018): Phần 2

Số trang: 226      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.83 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 39,000 VND Tải xuống file đầy đủ (226 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ebook Lịch sử Công an thành phố Thái Nguyên (1953-2018) gồm có mở đầu và 5 chương, cung cấp cho người đọc những kiến thức như: thành phố Thái Nguyên: quê hương, con người và truyền thống; công an thị xã thái nguyên thành lập, bảo vệ an ninh trật tự, tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1953 - 1954); đẩy mạnh xây dựng lực lượng, bảo vệ an ninh trật tự, góp phần vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà (1954 - 1975);... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 cuốn sách dưới đây!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Lịch sử Công an thành phố Thái Nguyên (1953-2018): Phần 2 Chương III GIỮ VỮNG AN NINH TRẬT TỰ, GÓP PHẦN TÍCH CỰC VÀO SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1975 - 1985) I. Ổn định chính trị, giữ gìn an ninh trật tự, phục vụ công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội (1975 - 1980) Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc quá trình 30 năm đấu tranh giải phóng dân tộc, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử, giành độc lập thống nhất, mở ra bước ngoặt vĩ đại đưa cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hòa chung niềm vui chiến thắng của cả nước, nhân dân các dân tộc thành phố Thái Nguyên phấn khởi, tự hào trước thắng lợi vĩ đại, càng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, phát huy truyền thống yêu nước, ý chí quyết chiến quyết thắng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày 6/6/1975, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá V nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra Nghị quyết hợp nhất Bộ Công an và Bộ Nội vụ thành một bộ lấy tên là Bộ Nội vụ. Ngày 29/9/1975, Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta trong giai đoạn mới là: “Hoàn thành thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” nay được thay bằng “Tất cả cho sản xuất, tất cả để xây dựng chủ 151 nghĩa xã hội, tất cả vì Tổ quốc giàu mạnh, vì hạnh phúc của nhân dân”. Nghị quyết nêu nhiệm vụ công tác an ninh- quốc phòng: “Ra sức bảo vệ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta, bảo vệ Nhà nước chuyên chính vô sản, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển, biên giới và hải đảo của nước Việt Nam thống nhất; luôn nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, kiên quyết đập tan mọi âm mưu, hành động xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và tay sai. Tiếp tục truy quét tàn quân địch, các lực lượng phản cách mạng hiện hành, đập tan mọi hành động bạo loạn, phá hoại, chống đối của chúng, giữ gìn trật tự an ninh”1. Sau ngày đất nước thống nhất, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh và thành phố Thái Nguyên có những diễn biến phức tạp mới. Đế quốc Mỹ tuy thất bại nhưng chúng chưa từ bỏ âm mưu quay trở lại Việt Nam bằng kế hoạch hậu chiến. Chúng đẩy mạnh hoạt động gián điệp, tiến hành móc nối, cài cắm cơ sở để thu thập tình báo, phá hoại ta trước mắt cũng như lâu dài. Chúng tiến hành chiến tranh tâm lý, chia rẽ dân tộc, chia rẽ nước ta với các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa; kích động gây rối an ninh trật tự và khi có thời cơ gây bạo loạn, lật đổ. Bọn phản động trong đạo Thiên chúa lợi dụng đi lại quan hệ hai miền để móc nối, trao đổi tin tức, xuyên tạc thắng lợi 30/4/1975, xuyên tạc thành quả cách mạng và chế độ xã hội chủ nghĩa. Hoạt động của bọn tội phạm hình sự, nhất là tội phạm cướp, cướp giật, trộm cắp... có chiều hướng gia tăng. Các tệ nạn xã hội, nổi lên là tệ nạn do chiến tranh để lại cũng diễn biến phức tạp. Trong khi đó, tình hình kinh tế - xã hội trong nước gặp không ít những khó khăn trước mắt như vấn đề việc làm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu. Bên cạnh đó, thiên tai, dịch bệnh làm cho kinh tế nước ta chậm phát triển. 1 “Công an nhân dân Việt Nam- Lịch sử biên niên” (1975- 1986). Nhà xuất bản CAND. 2000. Tr.38- 39. 152 Quán triệt Nghị quyết Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 30 (12/1975), Chỉ thị số 155-CT/TU của Tỉnh uỷ về tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự trong tình hình mới; dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Thành uỷ, Ủy ban Hành chính Thành phố và sự chỉ đạo của Ty Công an, Công an thành phố Thái Nguyên triển khai thực hiện nhiều biện pháp công tác quan trọng nhằm ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Tháng 6/1975, đồng chí Nguyễn Văn Minh thôi giữ chức vụ Quyền trưởng Công an Thành phố để nhận nhiệm vụ Phó Phòng Cảnh sát Hình sự. Đồng chí Lê Tuấn sau khi hoàn thành nhiệm vụ chi viện An ninh miền Nam được Bộ Công an điều động nhận nhiệm vụ tại Ty Công an và được bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng Công an thành phố thái Nguyên; tháng 8/1975, đồng chí Nguyễn Đồng Tảo, Trưởng Đồn Công an Lưu Xá được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Công an Thành phố. Đến cuối năm 1975, quân số của Công an thành phố Thái Nguyên là 124 cán bộ chiến sỹ. Mô hình tổ chức gồm: Đội Trinh sát Bảo vệ chính trị; Đội Cảnh sát Hình sự; Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội - Giao thông (bao gồm cả Cảnh sát Khu vực); Tổ Nghiên cứu tổng hợp; Tổ Công an phụ trách xã, thị trấn; Tổ Hậu cần- Quản trị và 3 Đồn Công an (Lưu Xá, Trại Cau, Quan Triều). Trưởng Công an Thành phố là đồng chí Lê Tuấn; Phó Công an Thành phố là các đồng chí Ngô Văn Bạ, Nguyễn Đồng Tảo. Đơn vị đã từng bướ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: