Danh mục

Ebook Một số nét văn hoá của các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang (Tập 1): Phần 1

Số trang: 68      Loại file: pdf      Dung lượng: 870.20 KB      Lượt xem: 35      Lượt tải: 1    
tailieu_vip

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn sách "Một số nét văn hoá của các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang (Tập 1)" được biên tập trên cơ sở kết quả sản phẩm nghiên cứu, sưu tầm của thành viên Tổ tư vấn về các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017 - 2021. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Một số nét văn hoá của các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang (Tập 1): Phần 11 TỈNH ỦY HÀ GIANG BAN TUYÊN GIÁO MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH HÀ GIANG Hà Giang 202212 LỜI GIỚI THIỆU Văn hoá là nguồn lực to lớn, sức mạnh nội sinhđảm bảo cho sự phát triển của mỗi dân tộc, quốc gia.Đảng ta khẳng định: “Phát huy vai trò của văn hóa -nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực củasự phát triển”1. Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, TổngBí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Phải tiếp tục xâydựng, giữ gìn và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là nền tảng tinh thần,động lực phát triển và soi đường cho quốc dân đi. Hà Giang là vùng đất cổ, từ sớm đã là nơi tụ cưcủa nhiều dân tộc, có bề dày lịch sử và giàu truyềnthống văn hoá. Trải qua quá trình hình thành, sinh sốngvà phát triển, từ trong lao động sản xuất và sinh hoạt,gắn với đặc thù của địa bàn miền núi, biên giới, điềukiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đồng bào các dân tộc HàGiang đã sớm hình thành bản sắc văn hoá vô cùng độcđáo, đặc sắc và sáng tạo. Bám sát quan điểm chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh HàGiang tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lầnthứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025: “Bảo tồn, phát huy giátrị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc các dân tộc,xây dựng con người Hà Giang phát triển toàn diện” 1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XIII, t.1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.993đồng thời nhằm nâng cao nhận thức, đẩy mạnh công táctuyên truyền, quảng bá bản sắc văn hoá đồng bào cácdân tộc Hà Giang đến đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhândân, bạn đọc trong và ngoài tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnhủy biên tập và xuất bản cuốn sách “Một số nét văn hoácủa các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang”. Cuốn sách được biên tập trên cơ sở kết quả sảnphẩm nghiên cứu, sưu tầm của thành viên Tổ tư vấn vềcác giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu sốtỉnh Hà Giang giai đoạn 2017 - 2021. Nội dung cuốnsách tập trung giới thiệu những nét văn hoá đặc sắc vềlĩnh vực nghệ thuật, nghi lễ, các làn điệu dân ca, phongtục và lễ hội của đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Tày,Lô Lô, Nùng, Pà Thẻn, Cờ Lao, Giáy, Phù Lá, Pu Péo,La Chí, Bố Y trên địa bàn tỉnh; đây là tư liệu hữu íchphục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá và nghiên cứuvề văn hóa, con người Hà Giang. Trân trọng giới thiệu cuốn sách “Một số nét vănhoá của các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang” đến toànthể bạn đọc. Ban Biên tập 4 TRUYỀN THUYẾT CÂY KHÈN VÀ NGHỆ THUẬT TRÌNH DIỄN KHÈN MÔNG Dân tộc Mông có dân số đông nhất trên toàn tỉnhHà Giang với khoảng trên 300.000 người, cư trú ở khắpđịa bàn các huyện, thành phố, tập trung đông nhất ở vùngCao nguyên đá Đồng Văn. Nghệ thuật trình diễn khènMông là một trong những bản sắc văn hóa đặc trưngcủa đồng bào dân tộc Mông. Theo quan niệm củangười Mông, khèn là một loại nhạc cụ, nhạc khí kết nốigiữa trần gian và thế giới tâm linh, được sử dụng trongnghi lễ tang ma, cũng là phương tiện kết nối cộng đồngtrong những mùa hội xuân hàng năm. Âm thanh, tiếngkhèn gắn chặt với máu thịt, tâm hồn và tình cảm ngườiMông, bày tỏ nhiều cung bậc cảm xúc, cũng như giãibày tâm tư, suy nghĩ với nhau qua tiếng khèn. Truyền thuyết kể rằng: Ngày xưa có hai vợ chồnggià người Mông sinh được bảy anh em, trong đó có sáungười con trai và một cô gái vừa ngoan hiền, vừa chămchỉ, hiếu thảo, ai cũng khỏe mạnh, săn bắt, hái lượmthêu thùa, ca hát giỏi. Hàng ngày, bảy anh em lên rừnghái củi, săn bắt chim thú rừng về nuôi sống gia đình vàchăm sóc cha mẹ già. Do tuổi cao sức yếu, sau một thờigian bị bệnh người mẹ già yếu qua đời. Người cha cùngbảy anh em do quá thương tiếc người vợ, người mẹ đãmất, buồn khóc đến không muốn ăn, muốn ngủ. Ngườichồng già yếu khóc thương vợ đến kiệt sức và cũng qua5đời sau một thời gian. Mất mẹ nay lại thêm nỗi đau mấtcha, bảy anh em càng buồn hơn, họ khóc ngày khócđêm không thiết gì đến ăn uống, lao động sản xuất. Vìthế, cả bảy anh em đều khản tiếng, mất giọng không nóithành lời, Bụt thương tình trước sự hiếu thảo của bảyanh em liề n hiện lên bảo rằ ng: “Các con hãy làm mộtcái bầu và khoét lỗ lấy 6 ống trúc luồn vào để mộtngười thổi là cả 6 ống đều than khóc, còn cô em gái thìgộp vào ống trúc của người anh cả để cùng than khóccha mẹ và trông coi việc thực hiện phong tục tập quáncủa sáu người anh trai”. Từ đó cây khèn được ra đời,gồm có 6 ống trúc và 7 cái lam đồng, tượng trưng chobảy anh em. Xưa kia, người Mông chỉ dùng khèn thổi thaycho tiếng khóc trong đám ma để tưởng nhớ tới ngườithân đã mất. Ngày nay, tiếng khèn của người Mông cònđược cất lên trong trong những dịp lễ tết, hội hè, trongnhững buổi giao lưu thắm tình bè bạn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: