Danh mục

Ebook Quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ (1995-2020): Phần 2

Số trang: 81      Loại file: pdf      Dung lượng: 798.69 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ (1995-2020)" trình bày nội dung nghiên cứu đánh giá quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ sau 25 năm bình thường hóa và triển vọng quan hệ hai nước trong những năm tới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ (1995-2020): Phần 2 Chương III ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ VIỆT NAM - HOA KỲ SAU 25 NĂM BÌNH THƯỜNG HÓA VÀ TRIỂN VỌNG QUAN HỆ HAI NƯỚC TRONG NHỮNG NĂM TỚI Đ ể có thể dự báo được triển vọng, xu thế phát triển quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong những năm tới trên những lĩnh vực cụ thể cũng như những kịch bản có thể sẽ xảy ra, thiết nghĩ điều cần làm là phải đánh giá được những thành tựu, hạn chế trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ cho đến nay nhằm xác định được tiềm năng hợp tác của mối quan hệ này trong thời gian tới ra sao; cần tập trung ưu tiên lĩnh vực nào; cần tạo ra bước đột phá ở đâu và đâu là lĩnh vực cần khắc phục, điều chỉnh... Bên cạnh đó, những chủ trương, những ưu tiên chính sách mà mỗi nước đang và sẽ dành cho nhau cũng là điều cần thiết phải làm rõ vì chính chúng định hướng cho mối quan hệ này trong tương lai. Sau cùng, không thể không chỉ ra những cơ hội, những thuận lợi cũng như những thách thức, khó khăn mà quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ có thể gặp phải bởi 176 đó là những yếu tố có thể khiến triển vọng quan hệ hai nước tươi sáng hoặc mù mịt, to lớn hoặc nhỏ bé, tốt đẹp hoặc hạn chế. I- ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ VIỆT NAM - HOA KỲ SAU 25 NĂM BÌNH THƯỜNG HÓA 1. Một số đặc điểm trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ Thứ nhất, đây là mối quan hệ giữa hai nước có nhiều sự khác biệt về chế độ chính trị - xã hội và lịch sử phát triển, trình độ phát triển; từng đối đầu trực tiếp và quyết liệt trong suốt cả thời kỳ Chiến tranh lạnh, trong đó cuộc chiến tranh Việt Nam - Hoa Kỳ (1954 - 1975) là một cuộc đối đầu mang đậm màu sắc ý thức hệ giữa hai hệ thống thế giới đối địch là chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Trong bối cảnh sau Chiến tranh lạnh, mối quan hệ hai nước thường xuyên bị tác động từ nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài xét trên cả mặt tích cực và tiêu cực. Thứ hai, do vị trí, vai trò quan trọng của Hoa Kỳ ở cấp độ toàn cầu cũng như khu vực và do những hệ lụy lịch sử cùng những đặc thù trong quan hệ song phương, trong toàn bộ mối quan hệ giữa Việt Nam với các cường quốc, nước lớn, trước hết là với các nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, quan hệ với Hoa Kỳ trong 25 năm qua luôn được Việt Nam xác định là một trong những mối quan tâm lớn nhất, quan trọng nhất, khác hẳn về tính chất và tầm 177 quan trọng so với các quan hệ đối ngoại khác của Việt Nam, xét trên nhiều mặt: thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức1, chính trị - ngoại giao và kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh... Thứ ba, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ sau Chiến tranh lạnh là quan hệ giữa một siêu cường thế giới duy nhất, quốc gia đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa thế giới đang trong quá trình khôi phục, tăng cường vị trí cường quốc số một toàn cầu với một nước xã hội chủ nghĩa không lớn, một quốc gia đang phát triển đang trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế một cách tích cực, chủ động để từng bước khẳng định vị thế quốc tế của mình. Trong một thế giới mà tính tùy thuộc lẫn nhau ngày càng sâu sắc hơn bao giờ hết giữa các quốc gia, dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ và xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, đặc thù này không tạo ra những khó khăn quá lớn, quá đặc biệt trong quan hệ giữa hai nước. Thứ tư, về chính trị - tư tưởng, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là quan hệ giữa hai quốc gia có mục tiêu, lợi ích chiến lược đối kháng nhau. Trong khi mục tiêu, lợi ích nhất quán của Việt Nam là quyết tâm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, góp phần vào quá trình khôi phục, ________________ 1. Xem Trình Mưu, Nguyễn Hoàng Giáp (Đồng chủ biên): Tập bài giảng Quan hệ quốc tế, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2012, tr.338. 178 củng cố chủ nghĩa xã hội hiện thực thế giới (đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức) thì mục tiêu, lợi ích chiến lược xuyên suốt, nhất quán của Hoa Kỳ là “Mỹ hóa” toàn cầu, duy trì và củng cố vị trí bá quyền của quốc gia này trên tất cả các lĩnh vực1 trong “Trật tự Mỹ”, xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại trên hành tinh này. Đặc điểm này làm cho mặt đối trọng trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ khá thường trực và có khi trở nên gay gắt. Mặt khác, di sản quá khứ vẫn còn ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ giữa hai nước, nhất là những vấn đề nhạy cảm. Thứ năm, về quốc phòng - an ninh, cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều rất quan tâm và mong muốn tăng cường hợp tác giữa hai nước, xem đây như là một cơ sở để tạo dựng niềm tin và đòn bẩy để mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác và hai nước đã có những bước đi thận trọng phù hợp với chủ trương, chính sách của nước mình2. Mặt khác, do tình hình Biển Đông ngày càng diễn biến phức tạp, biến động khó lường nên về phía Hoa Kỳ đã và đang có những điều chỉnh về quan điểm, lập trường cũng như những hành động trên thực tế và điều này sẽ có tác động rất lớn đến ________________ 1. Xem Trình Mưu - Nguyễn Hoàng Giáp (Đồng chủ biên): Tập bài giảng Quan hệ quốc tế, Sđd, tr.333. 2. Xem Đinh Nguyên Đức: Quan hệ Việt - Mỹ từ 2009 đến nay: Thực trạng và triển vọng, Luận văn Thạc sĩ Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao, Hà Nội, 2014, tr.46-47. 179 quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong hiện tại và tương lai, đặc biệt về hợp tác quân sự. Thứ sáu, về kinh tế, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là quan hệ giữa hai nền kinh tế có sự chênh lệch rất lớn về quy mô, trình độ phát triển (GDP, GDP bình quân đầu người, cơ cấu nền kinh tế, năng lực cạnh tranh...). Trong khi kinh tế Hoa Kỳ được xem là nền kinh tế thị trường khổng lồ và phát triển nhất thế giới thì nền kinh tế Việt Nam có tiềm lực chưa lớn, lại đang trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế... Đặc điểm này một mặt tạo ra nhiều cơ hội để Việt Nam phát triển nếu biết tận dụng thời cơ, mặt khác, lại đặt ra không ít thách thức cho Việt Nam. Tuy nhiên, ...

Tài liệu được xem nhiều: