Event nhập môn: Các nhân sự tham gia một event
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Event nhập môn: Các nhân sự tham gia một event Event nhập môn: Các nhân sự tham gia một event Trong tổ chức sự kiện, nhân sự là một yếu tố quyết định thành công hay thất bại của sự kiện đó. Hãy cùng Event Channel tìm hiểu xem trong tổ chức sự kiện người ta phân công và sắp xếp nhân sự như thế nào. Mô hình chung nhất cho các cấp bậc của nhóm tổ chức sự kiện sẽ là: 1. Quản Planner) lý (Event Manager/Event Người này sẽ chịu trách nhiệm lập kế hoạch và quản lý toàn bộ sự kiện, từ viết kế hoạch cho đến các hạng mục sản xuất, các hạng mục thuê mướn và quản lý rủi ro, phân công nhân sự và những vấn đề sau event. 2. Giám sát (Event leader/ Event supervisor) Sẽ quản lý theo từng hạng mục trong event, ví dụ điều phối tiệc, quản lý PGs, quản lý celebrity (người nổi tiếng), phụ trách truyền thông,... - đối với những công ty có quy mô nhỏ thì sẽ bỏ qua cấp bậc nhân sự này mà phân công trực tiếp cho event executive. 3. Nhân viên (Event executive) Là người thực hiện các công việc theo sự phân công của Event Manager 4. Cộng viên/Tình nguyện viên (Helper/Volunteer ) tác Là những người được thuê để làm thời vụ theo dự án, hỗ trợ thực hiện những công việc không đòi hỏi nhiều kỹ năng lắm Tuy nhiên, tùy theo tầm cỡ của từng sự kiện, nhân sự tham gia thường có sự khác biệt. Có thể chỉ cần một hay người cho những sự kiện nhỏ (tiệc gia đình, sinh nhật, hội thảo…) hoặc vài ngàn người như các sự kiện mang tầm quốc tế, quốc gia (Thế vận hội Olympics, Lễ hội bia Oktoberfet (Đức), Tour de France… Đối với những công ty chuyên tổ chức sự kiện chuyên nghiệp, chức năng, nhiệm vụ của từng lĩnh vực được phân rõ và chuyên nghiệp theo 3 loại: kim tự tháp (pyramid), network và ma trận (matrix). Mặc dù vậy, những vị trí cơ bản nhất của nghề tổ chức sự kiện vẫn là: Sự liên kết giữa các bộ phận để đạt được mục tiêu cuối cùng Quản lý (Event Manager/Planner) với trách nhiệm chính là lên kế hoạch và sản xuất toàn bộ sự kiện; quản lý sản xuất và nguồn lực; tính toán, chuẩn bị và thực hiện kế hoạch kiểm soát khủng hoảng. Tiếp đến là Điều phối viên (Coordinator) chịu trách nhiệm kiểm soát toàn bộ sự kiện và đảm bảo việc điều hành có hiệu quả và chất lượng tốt nhất. Hỗ trợ cho sự kiện thành công không thể không kể đến các bộ phận Sáng tạo (Creative), Hậu cần (Logistics), Khách hàng (Account), Sản xuất - Kỹ thuật (Infrastructure and Technical), Thiết kế (Design)... Trong đó bộ phận Khách hàng có trách nhiệm chăm sóc mạng lưới khách hàng trước – trong và sau sự kiện; duy trì database của nhà cung cấp dịch vụ, khách mời, nhà tổ chức, nhà tài trợ, đối tác, khách hàng, khán giả mục tiêu, giới truyền thông, các cơ quan của Chính phủ; quản lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Ngoài ra, bộ phận này cũng đảm trách việc nghiên cứu thị trường; tìm khách hàng mới; tăng doanh thu của công ty thông qua các hoạt động quảng bá, tài trợ… Khi nhận được yêu cầu, bộ phận Sáng tạo sẽ lên ý tưởng, cách thực thực hiện và cùng với các bộ phận khác đi đến giải pháp tối ưu nhất, phù hợp với mong muốn của đơn hàng. Lúc này, bên Sản xuất – Kỹ thuật có nhiệm vụ đưa ý tưởng thành hiện thực; tháo dỡ, lắp đặt hoặc giám sát cơ sở vật chất cho toàn bộ sự kiện (hệ thống âm thanh ánh sáng, sân khấu, hiệu ứng đặc biệt, điện nước, đường viễn thông…) Nhiệm vụ của bộ phận Hậu cần là tổ chức, lập kế hoạch và triển khai các nguồn lực để một sự kiện diễn ra và kết thúc một cách hiệu quả. Bộ phận này chịu trách nhiệm vận chuyển đồ vật tới điểm sử dụng; liên hệ giấy phép và các thủ tục hành chính khác; chuẩn bị kho vận và bảo hiểm hàng hóa; đảm bảo an ninh an toàn cho toàn bộ người tham dự… (Xem thêm định nghĩa về Event Logistics tại đây). Hỗ trợ các vị trí trên của nghề tổ chức sự kiện còn có bộ phận ăn uống, trang trí (hoa, bóng…); bộ phận nhân sự; bộ phận tài chính kế toán (theo dõi hợp đồng, đảm bảo doanh thu, giám sát đầu ra – vào với các bên liên quan...). Tổ chức sự kiện là một ngành năng động, tổng hợp cần sự kết hợp của nhiều yếu tố liên quan. Chỉ có sự phối hợp, hoạt động ăn ý và chia sẻ thì người làm sự kiện mới có được bức tranh ghép hình hoàn chỉnh. Vì vậy, nếu có điều kiện và cơ hội, các bạn nên tranh thủ đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau trong ngành. Điều này giúp các bạn hiểu được bản chất công việc đang làm, có sự đồng cảm với nhân viên khác trong công ty để mang lại kết quả như mong đợi. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bí quyết làm việc tổ chức sự kiện nghệ thuật tổ chức tổ chức hiệu quả tổ chức công việc nguyên tắc tổ chứcTài liệu cùng danh mục:
-
Jeff Wall Depiction, Object, Event hermeslezing hermes lecture
26 trang 277 0 0 -
Tổ chức event cho teen - chưa nhiều ý tưởng bứt phá
3 trang 272 0 0 -
Lập kế hoạch tổ chức sự kiện hội thảo hiệu quả
2 trang 261 0 0 -
Những lưu ý khi sử dụng teambuilding
3 trang 216 0 0 -
Quản trị trong tổ chức sự kiện
11 trang 213 0 0 -
5 trang 173 0 0
-
Các bước tổ chức một buổi hội nghị, hội thảo
6 trang 172 0 0 -
finding a needle in haystack: fac's photo storage
14 trang 151 0 0 -
Sử dụng các phần mềm ứng dụng cho quản lý và lập kế hoạch sự kiện
4 trang 150 0 0 -
Kinh nghiệm tổ chức Event tung sản phẩm thật ấn tượng
4 trang 137 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 21 0 0 -
94 trang 19 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 20 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 19 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 21 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 20 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 20 0 0 -
39 trang 19 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 19 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 19 0 0