Danh mục

FESTIVAL Mỹ Thuật Trẻ Toàn Quốc Viễn Cảnh Cho Nghệ Thuật Đương Đại

Số trang: 9      Loại file: doc      Dung lượng: 276.00 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Như chúng ta đã biết, nghệ thuật đương đại với những dạng thức mới chủ yếu (intasllation; performance art; video art;…) đã hoà nhập vào Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá. Quá trình bình thường hoá thẩm mỹ này, hay cũng có thể nói là sự thêm ra cho nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại đã vấp phải không ít trở ngại bởi một sức đề kháng được tự động hoá từ chính người trong giới trước tiên chứ không phải từ đại chúng. Quá trình đó kéo dài mười mấy năm để rồi Festival mỹ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
FESTIVAL Mỹ Thuật Trẻ Toàn Quốc Viễn Cảnh Cho Nghệ Thuật Đương Đại FESTIVAL Mỹ Thuật Trẻ Toàn Quốc Viễn Cảnh Cho Nghệ Thuật Đương Đại Như chúng ta đã biết, nghệ thuật đương đại với những dạng thức mới chủ yếu (intasllation; performance art; video art;…) đã hoà nhập vào Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá. Quá PHAN ĐÌNH PHÚC. Hội tụ trình bình thường hoá thẩm mỹ này, hay cũng có thể nói là sự thêm ra cho nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại đã vấp phải không ít trở ngại bởi một sức đề kháng được tự động hoá từ chính người trong giới trước tiên chứ không phải từ đại chúng. Quá trình đó kéo dài mười mấy năm để rồi Festival mỹ thuật trẻ toàn quốc 2007 diễn ra và được đón nhận, hưởng ứng bởi hầu h ết những người tham gia vào mọi hoạt động nghệ thuật. Có thể nói ngay rằng, tên gọi của sự kiện trên không bộc lộ hết ý nghĩa đối với tính chất của nó. Vì ban tổ chức ph ải b ảo đảm dễ chấp nhận về mặt sự kiện và hợp lý về mặt truyền thông. Tầm cỡ của nó không chỉ thuần tuý là sự kiện mỹ thuật mà còn là sự kiện văn hoá nếu chúng ta ý th ức đ ược rõ tầm ảnh hưởng. Bởi, ở đây, chúng ta đang chính thức hoá một mô hình thẩm mỹ mới chứ không đơn thuần là chấp nhận một thể loại; trường phái hay một xu hướng mỹ thuật. Do đó, nó còn một cái tên ngoài lề được người ta dùng rất nhiều ở những nơi không có sự lưu luyến truyền thống và câu ch ấp về mặt ngôn từ “Triển lãm nghệ thuật đương đại toàn quốc”. Tên gọi này và sự thêm ra cho nền mỹ thuật Việt Nam trong quá trình bình thường hoá trên được hiểu là những loại hình mới không có mục đích phủ định tất cả những thứ vẫn đang được gọi là mỹ thuật chính thống. Nếu không bị xuyên tạc, nó chỉ có nhu cầu đồng hành với hội hoạ, điêu khắc,… đương nhiên lúc này nhu cầu về thẩm mỹ nói chung cũng nh ư những bộ môn gọi là nghệ thuật thị giác nói riêng được phong phú hoá một cách tối đa. Tức là, nếu trước đây, người ta có nhu cầu thưởng thức tranh, tượng,… thì giờ đây, người ta còn có cơ hội biết thêm cả intasllation (sắp đặt); performance art (trình diễn); video art;… Những hình thức đó không có gì là nghiêm trọng và khó thích nghi ở ta như một số người quan niệm. Mà rất cần những cuộc triển lãm như thế để Việt Nam có được một góc nhỏ nhìn ra thế giới, bởi đơn giản chúng đang là xu hướng hiện hành của nghệ thuật thế giới đương đại. Trong trường hợp này, cần nhấn mạnh lại một lần nữa, đây là sự chia sẻ văn hoá, bởi người ta có quy ền được lựa chọn nhu cầu thẩm mỹ nhất định. Dưới tác động xã hội, chắc chắn nó tạo ra một sự cạnh tranh lành mạnh để mọi lĩnh vực nghệ thuật phát triển. Và, trên lý thuyết, các bộ môn trước đây của mỹ thuật tất nhiên phải thu hẹp “diện tích” của mình lại. Nhưng thực tế, sự thu hẹp đến đâu lại phụ thuộc vào chất lượng cũng như sự hấp dẫn hội hoạ, điêu khắc hay những lĩnh vực tạm gọi là mỹ thuật chính thống được duy trì như thế nào. Ngược lại, những hình thức mới trong nghệ thuật đương đại có nguy cơ một lần nữa trở thành “thường dân không có hộ khẩu” nếu không chứng tỏ được những giá trị đích thực mà nó đem lại cho đời sống văn hoá nghệ thuật nói chung. Đi sâu vào hệ vấn đề có tính chất thao tác, kỹ năng, cũng nh ư các yêu tố chuyên môn nghề nghiệp, thì thấy rằng Festival lần này có những thay đổi căn bản trong tư duy thẩm mỹ và phương thức sáng tạo nghệ thuật. Mặc dù không có ý định trình bày cũng như phân định các tác phẩm theo một quy tắc nào, nhưng cũng xin có một vài sắp xếp tương đối để tiện cho việc khảo sát các loại nghệ thuật mới (không kể các loại hình truyền thống như hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc được ban tổ chức đưa vào với mục đích dung hoà). Chúng Tôi xin tạm chia các sắp đặt ở đây làm 4 dạng. NGÔ VĂN LỰC. Thời gian tiếp nối (Trước và trong triển lãm) Dạng 1: Là những tác phẩm sắp đặt mang tính điển hình (có tiền lệ, tương đối rõ ràng, mang tính đặc trưng cho thể loại này) hoặc như một số người vẫn quen gọi là một tác phẩm sắp đặt theo phong cách “hàn lâm”, “cổ điển”. Ở dạng này, xuất phát điểm của nó phần lớn đi từ ý hướng nhất định để đòi hỏi một hình thức phù hợp. Vì nếu ch ỉ tạo ra m ột hình thức nào đó, thì đương nhiên nó trở thành một thứ “ki ểu s ức” khi không cần ý thức đến vấn đề ý tưởng. Vấn đề nh ận th ức bao giờ cũng được coi là mục đích cuối cùng. Hoặc, trong một trường hợp, người ta chủ động việc không đưa ra một nhận thức trực tiếp nào nhưng chủ động công khai việc này, chứ không dựa dẫm vào diện mạo thẩm mỹ như tác phẩm: Nhân- đồ vật của Nguyễn Thế Hùng hay Lớn hơn 20 của Nguyễn Hồng Hải,… Dạng 2: Các tác phẩm sắp đặt có thiên h ướng deco (trang trí) tức là có sự phụ thuộc khá lớn về tính dàn dựng và bài trí không gian. Dạng này, theo diễn giải của nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng là: “cấu trúc của các tác phẩm sắp đặt vẫn bị ảnh hưởng bởi lối bố cục hội hoạ, điêu khắc,…”. Tức là, phần nào đó vẫn loay hoay với việc tạo ra m ột không gian phải có nhóm chính nhóm phụ, có sự cân bằng thị giác và hài hoà thẩm mỹ. Dạng này xuất hiện không phải là ít trong Fesvival. Ít nhất có hơn 50% trở lên những tác ph ẩm ở tầng 3 nhà triển lãm tại Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội đều bị sa đà vào việc bày biện chi tiết nhằm đạt hiệu quả thẩm mỹ. Ví dụ như tác phẩm Hội tụ có sắp đặt với nh ững chiếc nút chai của Phan Đìn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: