Danh mục

Fintech - Giải pháp thúc đẩy xu hướng tài chính toàn diện Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 277.27 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài toán về phát triển tài chính toàn diện có thể được giải quyết ở các quốc gia đang phát triển mà điển hình là Trung Quốc - đất nước đông dân nhất thế giới. Việt Nam (VN) cũng có thể áp dụng giải pháp này nhằm thúc đẩy xu hướng tài chính toàn diện trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Fintech - Giải pháp thúc đẩy xu hướng tài chính toàn diện Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 3.1. FINTECH FINTECH - GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XU HƯỚNG TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TS. Đặng Hương Giang Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Tóm tắt Với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, Fintech đã tạo ra bước đột phá sáng tạo, giúp mọi người dễ dàng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng (NH) một cách thuận tiện nhất với chi phí thấp nhất. Đồng thời, Fintech cũng thúc đẩy và phổ cập các chương trình tài chính toàn diện đến mọi người trong xã hội. Các doanh nghiệp (DN) Fintech đã thổi một luồng gió mới vào hoạt động của hệ thống tài chính - ngân hàng (TC - NH) khi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ hướng tới việc nâng cao trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng (KH). Thông qua Fintech, bài toán về phát triển tài chính toàn diện có thể được giải quyết ở các quốc gia đang phát triển mà điển hình là Trung Quốc - đất nước đông dân nhất thế giới. Việt Nam (VN) cũng có thể áp dụng giải pháp này nhằm thúc đẩy xu hướng tài chính toàn diện trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khoá: Tài chính toàn diện, Fintech, cách mạng công nghiệp, công nghệ tài chính. 1. Tài chính toàn diện và vai trò của tài chính toàn diện tới sự phát triển kinh tế Tài chính toàn diện (Financial Inclusion) là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi thành viên trong xã hội, đặc biệt là đối với nhóm người dễ bị tổn thương nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tài chính toàn diện là tất cả việc cung cấp các dịch vụ tài chính chính thức (thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm) một cách thuận tiện, phù hợp với nhu cầu và với chi phí hợp lý tới tất cả người dân. Theo NH Thế giới (WB), tài chính toàn diện có nghĩa là các cá nhân và DN có thể tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính - các giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm - đáp ứng nhu cầu của họ và có mức chi phí hợp lý, được cung cấp theo một cách thức có trách nhiệm và bền vững. Liên minh Tài chính Toàn diện (AFI) định nghĩa về tài chính toàn diện rộng hơn và đa chiều hơn, nhấn mạnh đến cả khía cạnh chất lượng sử dụng dịch vụ. Theo đó, tài chính toàn diện là việc cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ tài chính sẵn có với mức chi phí hợp lý; làm cho KH sử dụng các dịch vụ tài chính một cách thường xuyên; đưa ra những dịch vụ tài chính được thiết kế phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Tài chính toàn diện được hiểu theo nghĩa rộng hơn so với tiếp cận tài chính, là tất cả việc cung cấp các dịch vụ tài chính chính thức (thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm) một cách thuận tiện, phù hợp với nhu cầu và với chi phí hợp lý tới tất cả người dân. Tài chính toàn diện không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng mà bao gồm cả nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng. Tài chính toàn diện đặc biệt chú trọng đến nhóm cá nhân và tổ chức chưa được tiếp cận dịch vụ TC - NH, người dân có thu nhập thấp, người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và DN nhỏ và vừa (DNNVV), DN vi mô (DNVM).Trong bối cảnh ứng dụng công nghệ số đang ngày càng được chú trọng, tài chính toàn diện sẽ có cơ hội phát triển khi mà các tổ chức tín dụng (TCTD) có thể phát triển các kênh cung cấp dịch vụ NH điện tử, xóa nhòa các rào cản về không gian và thời gian, cho phép cung 132 cấp dịch vụ tài chính với chi phí rẻ hơn, tạo điều kiện cho người nghèo, người ở khu vực vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận dịch vụ NH mọi lúc, mọi nơi, giúp họ cải thiện đời sống... Thời gian gần đây, nhận thấy tài chính toàn diện là một trong các yếu tố giúp hỗ trợ giảm nghèo, phát triển kinh tế toàn diện và bền vững, các quốc gia và tổ chức quốc tế lớn đều coi tài chính toàn diện là trọng tâm ưu tiên. Nhận thức được tầm quan trọng của tài chính toàn diện đối với phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã và đang triển khai nhiều chính sách và hoạt động trong khuôn khổ tài chính toàn diện như phát triển tài chính vi mô, thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ NH của người dân… Tài chính toàn diện cũng trở thành một trong những mục tiêu mà Chính phủ Việt Nam tập trung và đã có nhiều chương trình và hoạt động để thúc đẩy tài chính toàn diện, điển hình là đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ NH cho nền kinh tế trong đó Thủ tướng Chính phủ giao NHNN xây dựng Dự thảo khung chiến lược quốc gia tài chính toàn diện dự kiến thông qua vào năm 2020 với mục tiêu tổng quát là phấn đấu đảm bảo tất cả người dân và DN, nhất là người dân ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các DNNVV có quyền tiếp cận và sử dụng hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ tài chính chính thức, phù hợp với nhu cầu, có chất lượng, tiện lợi, nhanh chóng với mức chi phí hợp lý trên cơ sở phát triển hệ thống các TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả và bền vững. 2. Cơ hội và thách thức đối với tài chính toàn diện ở Việt Nam So với các nước đang phát triển, Việt Nam được đánh giá có một số lợi thế nhất định trong triển khai tài chính toàn diện như nền tảng công nghệ thông tin (đặc biệt là tỷ lệ người dùng internet và thiết bị thông minh tăng nhanh), độ bao phủ trên diện rộng các dịch vụ kỹ thuật số, sự phát triển mạnh mẽ của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính, sự hỗ trợ tích cực của các đối tác phát triển quốc tế... Tuy nhiên, Việt Nam cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức khi xây dựng và triển khai chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện, cụ thể: Nhận thức chung của xã hội về tài chính toàn diện chưa đầy đủ; Chưa có cơ chế đảm bảo sự cam kết ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: