Danh mục

Fintech - Xu hướng phát triển và những tác động tới hoạt động ngân hàng

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 233.41 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nhận định xu thế phát triển của Fintech trong thời gian tới và những tác động của nó tới các ngân hàng thương mại, qua đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính tốt nhất phục vụ người dân và phát triển kinh tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Fintech - Xu hướng phát triển và những tác động tới hoạt động ngân hàng Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Fintech - XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG PGS. TS. Đào Minh Phúc, ThS. Nguyễn Hữu Mạnh Tạp chí Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Tóm tắt Fintech là một phần của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, vốn đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng, tác động và làm thay đổi mạnh mẽ hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính - ngân hàng. Cuộc cách mạng về công nghệ tài chính và khả năng các đối thủ mới gia nhập thị trường với công nghệ đột phá đã khuyến khích các ngân hàng phát triển công nghệ riêng của họ. Bên cạnh đó, các Fintech lại không ngừng mang đến những trải nghiệm mới cho khách hàng và thúc đẩy quá trình số hóa. Chúng ta đang nhìn thấy xu hướng rõ ràng, đặc biệt là trong dịch vụ thanh toán, cho vay cũng như nhiều lĩnh vực khác. Các công ty Fintech với cách tiếp cận đầy sáng tạo có thể hỗ trợ ngân hàng tăng cường chất lượng và chiều sâu mối quan hệ với khách hàng - đây là lợi thế cạnh tranh cốt lõi của các ngân hàng. Có thể nói, cạnh tranh hoàn toàn không phải là một xu hướng, thay vào đó sẽ là cộng hưởng và hợp tác. Bài viết nhận định xu thế phát triển của Fintech trong thời gian tới và những tác động của nó tới các ngân hàng thương mại, qua đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính tốt nhất phục vụ người dân và phát triển kinh tế. Từ khóa: Fintech, dịch vụ tài chính - ngân hàng 1. Xu hướng phát triển của Fintech 1.1. Tổng quan về sự hình thành và phát triển của Fintech Thuật ngữ “Fintech” là một từ mới có nguồn gốc từ 2 từ “tài chính”(financial) và “khoa học công nghệ” (technology), thường được mô tả là sự kết hợp chủ yếu giữa những công nghệ hiện đại dựa trên nền tảng Internet với những hoạt động kinh doanh của ngành dịch vụ tài chính. Có thể hiểu Fintech theo 2 nghĩa. Một mặt, Fintech có thể được xem như một dịch vụ tài chính được can thiệp bởi những công nghệ mới để thoả mãn những ràng buộc của tương lai: hiệu suất cao, giảm chi phí, cải tiến quy trình kinh doanh, nhanh chóng, linh hoạt và mới lạ (Dapp và các cộng sự, 2014). Mặt khác, Fintech cũng được hiểu là các công ty và cụ thể hơn là những công ty khởi nghiệp cung cấp những dịch vụ này. 51 Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Sự xuất hiện của điện báo (được sử dụng trong thương mại từ năm 1838) và việc lắp đặt thành công đường dây cáp đầu tiên xuyên qua Đại Tây Dương vào năm 1866 (bởi Công ty Điện báo Atlantic) đã cung cấp cơ sở hạ tầng căn bản cho giai đoạn toàn cầu hoá tài chính quan trọng đầu tiên diễn ra vào cuối thế kỷ 19. Giai đoạn này được công nhận từ năm 1870 bằng việc lắp đặt đường dây cáp xuyên Thái Bình Dương và những kết nối tương tự khác với sự bắt đầu của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Rồi sau đó, sự giới thiệu của Máy rút tiền tự động (ATM) vào năm 1967 bởi Ngân hàng Barclays (Thomas Lerner, 2013) được cho rằng đã đánh dấu sự khởi đầu của sự tiến triển của Fintech hiện đại ngày nay. Ảnh hưởng của ATMs đã khiến Paul Volcker, Cựu Chủ tịch của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (1979 - 1987), khi bình luận về vai trò của đổi mới tài chính trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, đã có phát biểu rất nổi tiếng năm 2009 như sau: “Đổi mới tài chính quan trọng nhất mà tôi từng thấy trong vòng 20 năm qua là máy rút tiền tự động, thứ thực sự giúp ích cho con người, giảm được việc đi đến ngân hàng và đó thật sự rất tiện lợi”(Paul Volcker, 2009). Tiếp tục sau đó là dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home Banking) được giới thiệu bởi ngân hàng Citibank và Chase Manhattan năm 1981 đã cho thấy sự thay đổi ngày càng nhanh chóng trong lĩnh vực tài chính. Có thể nói, 1866 - 1987 là giai đoạn Fintech 1.0 với những nền tảng phát triển cho Fintech về sau. Đến đầu những năm 1990, thị trường tài chính toàn cầu chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi cuộc cách mạng Internet, một trong những ảnh hưởng chính là giảm các chi phí tài chính. Những tiến bộ khoa học dẫn dắt bởi cuộc cách mạng Internet đã thay đổi bộ mặt của ngành dịch vụ tài chính và dẫn đến sự phát triển của tài chính điện tử (e-finance). Tài chính điện tử bao gồm tất cả các hình thức dịch vụ tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, giao dịch chứng khoán được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử, bao gồm Internet và trang web. Tài chính điện tử cho phép các cá nhân hoặc các tổ chức tiếp cận với tài khoản, giao dịch kinh doanh và có được thông tin về các sản phẩm và dịch vụ tài chính mà không cần phải có mặt tại các tổ chức tài chính. Các mô hình kinh doanh điện tử tài chính nổi lên vào những năm 1990 phải kể đến là ngân hàng trực tuyến giới thiệu lần đầu tiên bởi Stanford Credit Union, giao dịch môi giới trực tuyến, thanh toán di động và ngân hàng qua điện thoại di động (giới thiệu đầu tiên bởi Ngân hàng Norwegian Fokus năm 1999). Có thể thấy, ngành dịch vụ tài chính đã trở thành một trong những khách hàng chủ đạo của các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin trên toàn cầu từ những năm 1990 với tổng chi tiêu lên đến hơn 197 tỉ đô la Mỹ tính đến 2014. Như vậy, từ 1987 - 2008 có thể xem như giai đoạn Fintech 2.0 với sự phát triển của các dịch vụ tài 52 Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG chính kỹ thuật số truyền thống, sử dụng kỹ thuật công nghệ để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính. Giai đoạn từ 2009 - nay, rõ ràng là Fintech 3.0 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 chính là điểm chuyển tiếp. Cuộc khủng hoảng tài ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: