Gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp GẮN KẾT GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VỚI DOANH NGHIỆP Đồng Văn Ngọc* TÓM TẮT: Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) Việt Nam những năm gần đây đã đánh dấu sự pháttriển mới, biến chuyển về chất ở cả cấp độ vĩ mô (hệ thống) và cấp độ vi mô (cơ sở GDNN) ởcác lĩnh vực trong hoạt động đào tạo, trong đó có việc gắn kết ngày càng tốt hơn giữa doanhnghiệp và nhà trường. Việc gắn kết này được đề cập ở nhiều giác độ khác nhau, ở nhiều bàiviết khác nhau. Trong bài viết này, tác giả trình bày tóm lược lợi ích của việc gắn kết giữacơ sở GDNN với doanh nghiệp, một số mô hình trên thế giới; đồng thời khái quát thực trạnggắn kết giữa hai chủ thể này ở Việt Nam. Trên cơ sở đúc kết một số mô hình cũng như thựctrạng gắn kết giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp ở Việt nam, tác giả đề xuất một số vấn đềnhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc gắn kết này. Từ khóa: gắn kết, giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp I. Gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở GDNN- Lợi ích và các mô hình 1. Lợi ích Các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ lý luận cũng nhưtừ thực tiễn đã chỉ ra sự gắn kết giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp đem lại lợi íchcả cho nhà trường, doanh nghiệp, nhà nước, người học và xã hội. Cụ thể là: - Đối với nhà trường: Sự gắn kết với doanh nghiệp đem lại rất nhiều lợi íchđối với nhà trường. Lợi ích nhìn thấy rõ nhất đó là các cơ sở GDNN do hiểu rõ nhucầu và yêu cầu của doanh nghiệp nên tổ chức đào tạo hiệu quả hơn, từ khâu tuyểnsinh đến các hoạt động đào tạo, gắn với đầu ra là người học được doanh nghiệptiếp nhận. Cũng nhờ gắn kết với doanh nghiệp mà cơ sở GDNN tiết kiệm đượcchi phí đầu tư trang thiết bị đào tạo và thực hành, làm cho việc đầu tư hiệu quảhơn. Một lợi ích khác là đội ngũ giáo viên, giảng viên của nhà trường, thông quaviệc gắn kết với doanh nghiệp, được tiếp xúc với thực tiễn sản xuất và công nghệcủa doanh nghiệp nhiều hơn, qua đó nâng cao hơn kỹ năng nghề nghiệp, kỹ nănggiảng dạy hơn. - Đối với doanh nghiệp: Lợi ích rõ nhất khi doanh nghiệp gắn kết với cơsở GDNN là doanh nghiệp có được nhân lực có kỹ năng mong muốn ở từng vị trílàm việc. Doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và thời gian để đào tạo lại khi cơ sởGDNN đào tạo đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của mình. Lợi ích này của doanh* Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội 411nghiệp có thể coi là lợi ích kép. Việc gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở GDNNcòn đem lại lợi ích lâu dài hơn đối với doanh nghiệp, đó là tạo ra năng suất laođộng tiềm năng cao hơn, có cơ hội hơn để đầu tư, đổi mới trang thiết bị và côngnghệ, được nguồn nhân lực có khả năng vận hành được thiết bị, làm chủ côngnghệ. Cũng nhờ đó mà năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ tốt hơn, nhất làtrong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay. - Đối với nhà nước: Rõ ràng, khi nhà trường và doanh nghiệp gắn kết chặtchẽ, chất lượng đào tạo nhân lực sẽ được nâng lên và xét trên phương diện quản lývĩ mô, đất nước có được lực lượng lao động có kỹ năng, đáp ứng nhu cầu cho cácngành kinh tế. Người lao động được đào tạo tốt góp phần nâng cao năng lực cạnhtranh quốc gia. - Đối với người học và xã hội: Khi nhà trường và doanh nghiệp gắn kết chặtchẽ, người học sẽ biết được mình cần học cái gì, học như thế nào và họ có được sựlựa chọn tốt nhất. Nhờ đó mà người học và gia đình vừa tiết kiệm được kinh phí vàthời gian học tập. Nhất là trong quá trình học tập, khi người học thực tập tại doanhnghiệp, họ được làm quen máy móc, thiết bị thực tế của doanh nghiệp. Qua đó,người học có được các kiến thức thiết thực, có được các kỹ năng phù hợp với cácvị trí việc làm cụ thể trong doanh nghiệp, khi ra trường có thể làm việc được ngaytại doanh nghiệp, không cần phải mất thời gian để đào tạo lại tại doanh nghiệp.Xét trên phương diện xã hội, nhờ có sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp,người học lựa chọn được nghề học và phương thức học phù hợp, qua đó, hạn chếđược hiện tượng học nghề này nhưng lại làm nghề khác hoặc học xong lại khôngtìm được việc làm vì kỹ năng không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Điềunày tạo ra hiệu ứng dây chuyền, đất nước có được nguồn nhân lực chất lượng, xãhội giảm được tình trạng thất nghiệp hoặc thất nghiệp ảo và qua đó, giảm thiểuđược những hệ lụy tiêu cực. 2. Một số mô hình gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp Hiện nay, trên thế giới tồn tại nhiều mô hình gắn kết, hợp tác giữa nhà trườngvà doanh nghiệp, chằng hạn như mô hình đào tạo nghề kép của Đức, mô hình đàotạo của các nước khu vực Châu âu (ngoài Đức), mô hình KOSEN của Nhật Bản… Hệ thống đào tạo kép được thiết lập vững chắc trong hệ thống giáo dục Đức.Đặc điểm chính của hệ thống kép là sự hợp tác giữa các công ty và các trườngdạy nghề được tà ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo dục nghề nghiệp Kỹ năng nghề nghiệp Hệ thống đào tạo kép Mô hình đào tạo KOSEN Luật giáo dục nghề nghiệpTài liệu cùng danh mục:
-
9 trang 574 5 0
-
4 trang 489 10 0
-
14 trang 435 0 0
-
Một số vấn đề tự chủ của trường Cao đẳng Cộng đồng
6 trang 366 0 0 -
13 trang 350 1 0
-
Nghiên cứu hệ thống tự động chấm điểm bài thi trắc nghiệm ứng dụng xử lý ảnh
3 trang 304 0 0 -
Những phẩm chất hiệu quả của người giáo viên: Phần 1
52 trang 297 0 0 -
6 trang 293 1 0
-
3 trang 293 0 0
-
2 trang 284 2 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 21 0 0 -
94 trang 19 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 20 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 19 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 21 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 20 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 20 0 0 -
39 trang 19 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 19 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 19 0 0