Danh mục

Gắng giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 137.13 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

I. Hãy tránh viết giọng văn dịch Có lẽ do được đào tạo ở nước ngoài, hoặc đọc sách báo ngoại ngữ nhiều, lời văn ở bản thảo của một số tác giả do chính tác giả viết ra, diễn đạt một ý của chính mình, mà cứ như là dịch từ lời văn của người nước ngoài. Có thể lấy ví dụ: "Các phần của đứt gãy mà nó được phát triển trong pha thứ nhất…"; có lẽ tôi phải lấy danh dự ra mà đảm bảo là tôi đã trích dẫn nguyên si, thì các bạn mới tin...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Gắng giữ gìn sự trong sáng của tiếng ViệtGắng giữ gìn sự trong sáng của tiếng ViệtI. Hãy tránh viết giọng văn dịchCó lẽ do được đào tạo ở nước ngoài, hoặc đọc sách báo ngoại ngữ nhiều, lời văn ởbản thảo của một số tác giả do chính tác giả viết ra, diễn đạt một ý của chính mình,mà cứ như là dịch từ lời văn của người nước ngoài. Có thể lấy ví dụ: Các phầncủa đứt gãy mà nó được phát triển trong pha thứ nhất…; có lẽ tôi phải lấy danhdự ra mà đảm bảo là tôi đã trích dẫn nguyên si, thì các bạn mới tin là có tác giả đãviết như vậy. Cái đoạn mà nó được phát triển sao mà nặng nề và tây đến thế?Nó làm ta liên tưởng ngay đến cách viết: that was developed…. Phổ biến hơn,các tác giả thường viết tính động từ đi kèm với từ được làm cho câu văn rấtnặng, ví dụ như: các mặt cắt lấy mẫu được phân bố dọc theo quốc lộ 6…, sựnâng lên của khối này được xảy ra…, đá bazan được lộ ra…, bảnđồ được thành lập bởi…, v.v. Dân ta vẫn thường nói: Thịt bò ăn ngon quá!. Tấtnhiên, ai cũng hiểu là chúng ta ăn thịt bò, và thịt bò được chúng ta ăn, nhưng cácbạn xem, chẳng có ai nói là: Thịt bò được ăn ngon quá!, càng không có ai nói:Thịt bò được ăn bởi vợ tôi!. Có lẽ phải sang hay mới được nghe cách nói nhưvậy. Nếu chúng ta viết: các mặt cắt lấy mẫu phân bố dọc theo quốc lộ 6… hayđá bazan lộ ra…, v.v. thì có đưa đến hiểu lầm gì đâu nhỉ? Mà câu văn rất thoát.Thêm nữa, ta nên quen với cách viết: bản đồ do X và nnk. thành lập…, phươngpháp do Nagibian đưa ra…, chứ không nên viết: bản đồ được thành lập bởi Xvà nnk.…, hay phương pháp được đưa ra bởi Nagibian…. Về nghĩa không cógì khác nhau, nhưng câu văn kiểu thứ hai rất tây và nặng nề lắm. Đấy là giọngvăn dịch, và là dịch vụng. Ngoài ra, một vài thuật ngữ nước ngoài có nhiều nghĩa quốc ngữ, nhưng ngườiviết chỉ dùng có một nghĩa, nên đưa đến các trường hợp rất sái. Ví dụ như một sốtác giả rất hay dùng từ lãnh thổ không đúng chỗ, như lãnh thổ Nam Trung Bộ,thậm chí trong lãnh thổ tỉnh Điện Biên. Về trường hợp này, có lẽ các tác giả đóđã hiểu territory chỉ có một nghĩa là lãnh thổ; nhưng theo Từ điển Anh-Việt[5], territory có 2 nhóm nghĩa: 1) đất đai, địa hạt, lãnh thổ; 2) khu vực, vùng,miền. Như vậy, phải viết là: miền và trong địa phận tỉnh Điện Biên thì mớithích hợp. Vì theo Từ điển tiếng Việt [2], lãnh thổ là đất đai thuộc chủ quyềncủa một nước. Việc hiểu theo một nghĩa làm ta lại nhớ đến một thời, có một sốngười ở nước ta hiểu (hay cố tình hiểu) academy chỉ có một nghĩa là viện hànlâm, mà báo chí đã từng nói đến nhiều. Nếu bạn đến số 7, Lý Thường Kiệt, HàNội sẽ thấy Học viện Tài chính có tên tiếng Anh là Academy of Finance, mà ởđó chắc là chẳng có Viện sĩ nào. Khi ta dùng từ gì, nếu có chút ngờ ngợ, nên tìmhiểu kỹ nghĩa của từ đó trong các từ điển.II. Hãy quan tâm tới văn phạmKhông hiểu sao, trong khoảng vài năm gần đây, một vài tác giả hay dùng một cáchviết rất sai văn phạm, kể cả trong các nhật báo phổ thông. Đó l à cách viết Dựavào các kết quả phân tích cho thấy…! Hoặc là Qua quan hệ địa tầng vừa trìnhbày cho thấy…! Cái gì cho thấy? Rõ ràng là các kết quả phân tích hay quan hệđịa tầng không thể đóng vai trò chủ ngữ của cho thấy, vì nó đã đứng sau và phụthuộc dựa vào và qua để tạo nên một mệnh đề phụ cho câu. Tại sao lại khôngviết một cách đơn giản: Các kết quả phân tích cho thấy… và Quan hệ địa tầngvừa trình bày cho thấy…; hay là Dựa vào các kết quả phân tích, ta thấy… vàQua quan hệ địa tầng vừa trình bày, ta thấy…, thì câu văn sẽ không có gì saiphạm. Tôi cho là trong trường hợp này, người viết đã không quan tâm tới vấn đềvăn phạm của câu mình viết ra. Cũng gần đây, thường xuất hiện cách viết kiểu này: Trong vùng X lộ ra haikhối magma. Trong đó, khối nằm ở phía nam có thành phần axit. Cái dấu chấmđứng trước Trong đó sao mà vô duyên thế! Các bạn cứ thử đọc lại riêng một câuthứ hai, thì thấy nó rất cụt. Thực ra, đó chỉ là một câu Trong vùng X lộ ra hai khốimagma, trong đó khối nằm ở phía nam có thành phần axit, và trong đó là mộtliên từ thường không được dùng để mở đầu một câu, khác với tuy nhiên, tuyvậy, nhưng… Việc thay đổi một dấu ngắt trong câu cũng có ý nghĩa quantrọng, không nên xem thường. Một số tác giả viết hoa một số từ chưa được đúng luật của quốc ngữ. Từ khicòn ngồi ghế nhà trường, chúng ta đã được dạy là chỉ có tên người và địa danhphải viết hoa toàn bộ, còn các loại tên khác chỉ viết hoa từ thứ nhất; ví dụ tên cáccấp phân loại động vật: Tay cuộn, Bọ ba thuỳ,…; tên các cấp phân loại địa tầng:Cổ sinh, Trung sinh,…; tên các thiên thể: Thiên vương tinh, Mộc tinh, Trái đất,…;tên các tổ chức: (Bộ) Tài chính, (Tổng cục) Thống kê,… Tuy nhiên, vẫn có tác giảviết: Đệ Tam, Đệ Tứ, Trái Đất,… Một số tác giả còn viết hoa cả các phương,như: phía Đông sông Hồng, nằm ở Đông Bắc núi Ông,…. Rõ ràng các phươnglà danh từ chung, có phải là danh từ riêng đâu mà viết hoa? Chẳng có nướcphương tây nào viết hoa các phương cả. Chỉ khi nào chúng trở thành địa danh mớiviết hoa chúng, như: miền B ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: